Truy cập

Hôm nay:
162
Hôm qua:
5240
Tuần này:
18773
Tháng này:
138627
Tất cả:
6385375

Những dấu tích lịch sử có liên quan đến Hoàng đế Quang Trung trên đất Bỉm Sơn

Vùng núi Tam Điệp Bỉm sơn trong con mắt của người xưa, như Đại Nam Nhất Thống Chí viết “ Hai bên núi đá liên tiếp bám chặt lấy nhau như một cái cầu bằng đá, có đường đi ở giữa… đây chính là cổ họng của Bắc - Nam”. Vì thế dãy Tam Điệp là một tuyến phòng ngự rất lợi hại, có vị trí chiến lược trong quân sự như bức tường thành thiên nhiên án ngữ trên con đường Thiên lý .

Vua Quang Trung “thần tốc” tiến quân.

Thị xã Bỉm sơn là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi đây còn lưu lại nhiều dấu tích Lịch sử và những huyền thoại dân gian. Năm Mậu Thân (1788) vua Lê Chiêu Thống cầu viện 29 vạn quân Thanh kéo sang nước ta.

Trước thế lực rất mạnh của giặc Thanh, Với tầm nhìn chiến lược; Tiến sỹ Ngô Thì Nhậm nghĩ đến “ Tam Điệp” . Ông : “ Vội gọi Ninh Tốn cùng bàn, Tốn nói: Binh pháp dạy rằng: Tranh được núi thì thắng, giữ chỗ hiểm thì vững. Dãy núi Tam Điệp ngăn cách giữa Thanh hoa nội và Thanh hoa ngoại, ấy là nơi rất hiểm yếu. Ta nên tiến quân gấp để giữ lấy , chớ để quân giặc chiếm trước. Được như vậy thì Trường yên ( phủ Trường yên) trở về Bắc còn là của mình. Nếu núi Tam điệp mà mất thì lộ Sơn Nam thênh thang với những cánh đồng bằng phẳng rộng rãi, e khó tranh nhau với giặc, việc nước sẽ không thể làm thế nào được nữa”(Đại nam nhất thống chí )

Kế sách được thực hiện, quân bộ lui quân về giữ núi Tam Điệp, quân thuỷ rút về đóng ở Biện Sơn. Phòng tuyến thuỷ bộ Tam Điệp - Biện Sơn đã hình thành vững chắc.

Khi vua Quang Trung tới Tam Điệp đã đánh giá cao kế hoạch rút quân của Ngô Thì Nhậm: “ Chịu nhịn để tránh sức mạnh ban đầu của chúng, đành hãy chỉnh đốn đội ngũ rút về giữ chỗ hiểm yếu, trong thì khiến cho lòng quân kích thích, ngoài thì khiến cho lòng giặc kiêu căng, đó là một kế rất hay”.

Ngày 20 - Chạp Mậu Thân ( 15/1/1789) Quang Trung đã hội đại binh ở chân núi Tam Điệp và giõng dạc nói: “ Nay ta tới đây trị đốc việc quân, đánh hay giữ đã có kế cả rồi. Chỉ trong 10 ngày thế nào cũng quét sạch quân Thanh…sau khi thắng trận phải khéo dùng ngọn bút để thay giáp binh, việc đó ta giao cho Ngô Thì Nhậm.

Ngày 30 Chạp ( 25/1/1789) Vua Quang Trung mở tiệc khao quân ở đèo Tam Điệp ( Ba Dội) và tuyên bố trước ba quân “ Nay hãy làm lễ ăn tết Nguyên đán trước, đợi đến ngày 7 tháng Giêng vào thành Thăng Long sẽ mở tiệc lớn. Các ngươi hãy ghi nhớ lấy lời ta nói xem có đúng thế không” (TheoViệt sử thông giám cương mục).

Sự việc điễn ra đúng như vua Quang Trung nói. Chỉ trong 5 ngày đại quân Tây sơn dưới sự chỉ huy của Quang Trung đã đập tan 29 vạn quân Thanh xâm lược ( Mồng 5 tết Kỷ Dậu 1789).

Trong thời gian Tướng quân Ngô Văn Sở, Ngô Thì Nhậm và Hoàng đế Quang Trung ở trên đất Tam Điệp - Bỉm Sơn đã sử dụng đình làng Gạo để chứa quân lương. Những địa danh như : Đồi Ông Tập, Đập chắn Voi, đồng càn Chuối, …Bài bia, Đồng cắm cờ, Đồi Ông Đùng Đền Cây vả( Trà sơn miếu)…đều liên quan đến đại quân Tây sơn trong thời gian 30 ngày hội quân tại đây .

(Theo Ngọc Phả làng Nghĩa Môn )- Tại nơi đây, Quang Trung đã được Tiên Nữ báo mộng phải hành quân thần tốc ra Bắc Hà tiêu diệt giặc Thanh . Quả nhiên như báo mộng, khi thắng trận trở về Nhà Vua đã không quên giấc mộng đó và đã phong tặng đôi câu đối:

“Sắc lệnh bao phong thế phúc thần
Ân phá mạt tướng Thiên Tiên Nữ”.

Câu đối hiện vẫn còn lưu giữ tại đền Cây vải (Làng Nghĩa môn, phường Lam sơn )

Trong quần thể di tích danh thắng trên đất Bỉm sơn đầy ắp những truyền thuyết, huyền thoại văn hoá dân gian. Nhưng những địa danh, những dấu tích lịch sử đến nay còn đậm nét trong tâm thức dân gian về đại quân Tây sơn và Quang Trung - Nguyễn Huệ khi dừng chân tại đây trước khi tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh xâm lược, giải phóng Thăng long

Thế hệ trẻ đang sống trên mảnh đất bên này đèo Ba dội (Tam điệp) Luôn tự hào về quê hương đất nước, phát huy truyền thống, phấn đấu vươn lên góp phần xây dựng Thị xã giàu đẹp, văn minh.


Phạm Minh Cận

Những dấu tích lịch sử có liên quan đến Hoàng đế Quang Trung trên đất Bỉm Sơn

Vùng núi Tam Điệp Bỉm sơn trong con mắt của người xưa, như Đại Nam Nhất Thống Chí viết “ Hai bên núi đá liên tiếp bám chặt lấy nhau như một cái cầu bằng đá, có đường đi ở giữa… đây chính là cổ họng của Bắc - Nam”. Vì thế dãy Tam Điệp là một tuyến phòng ngự rất lợi hại, có vị trí chiến lược trong quân sự như bức tường thành thiên nhiên án ngữ trên con đường Thiên lý .

Vua Quang Trung “thần tốc” tiến quân.

Thị xã Bỉm sơn là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi đây còn lưu lại nhiều dấu tích Lịch sử và những huyền thoại dân gian. Năm Mậu Thân (1788) vua Lê Chiêu Thống cầu viện 29 vạn quân Thanh kéo sang nước ta.

Trước thế lực rất mạnh của giặc Thanh, Với tầm nhìn chiến lược; Tiến sỹ Ngô Thì Nhậm nghĩ đến “ Tam Điệp” . Ông : “ Vội gọi Ninh Tốn cùng bàn, Tốn nói: Binh pháp dạy rằng: Tranh được núi thì thắng, giữ chỗ hiểm thì vững. Dãy núi Tam Điệp ngăn cách giữa Thanh hoa nội và Thanh hoa ngoại, ấy là nơi rất hiểm yếu. Ta nên tiến quân gấp để giữ lấy , chớ để quân giặc chiếm trước. Được như vậy thì Trường yên ( phủ Trường yên) trở về Bắc còn là của mình. Nếu núi Tam điệp mà mất thì lộ Sơn Nam thênh thang với những cánh đồng bằng phẳng rộng rãi, e khó tranh nhau với giặc, việc nước sẽ không thể làm thế nào được nữa”(Đại nam nhất thống chí )

Kế sách được thực hiện, quân bộ lui quân về giữ núi Tam Điệp, quân thuỷ rút về đóng ở Biện Sơn. Phòng tuyến thuỷ bộ Tam Điệp - Biện Sơn đã hình thành vững chắc.

Khi vua Quang Trung tới Tam Điệp đã đánh giá cao kế hoạch rút quân của Ngô Thì Nhậm: “ Chịu nhịn để tránh sức mạnh ban đầu của chúng, đành hãy chỉnh đốn đội ngũ rút về giữ chỗ hiểm yếu, trong thì khiến cho lòng quân kích thích, ngoài thì khiến cho lòng giặc kiêu căng, đó là một kế rất hay”.

Ngày 20 - Chạp Mậu Thân ( 15/1/1789) Quang Trung đã hội đại binh ở chân núi Tam Điệp và giõng dạc nói: “ Nay ta tới đây trị đốc việc quân, đánh hay giữ đã có kế cả rồi. Chỉ trong 10 ngày thế nào cũng quét sạch quân Thanh…sau khi thắng trận phải khéo dùng ngọn bút để thay giáp binh, việc đó ta giao cho Ngô Thì Nhậm.

Ngày 30 Chạp ( 25/1/1789) Vua Quang Trung mở tiệc khao quân ở đèo Tam Điệp ( Ba Dội) và tuyên bố trước ba quân “ Nay hãy làm lễ ăn tết Nguyên đán trước, đợi đến ngày 7 tháng Giêng vào thành Thăng Long sẽ mở tiệc lớn. Các ngươi hãy ghi nhớ lấy lời ta nói xem có đúng thế không” (TheoViệt sử thông giám cương mục).

Sự việc điễn ra đúng như vua Quang Trung nói. Chỉ trong 5 ngày đại quân Tây sơn dưới sự chỉ huy của Quang Trung đã đập tan 29 vạn quân Thanh xâm lược ( Mồng 5 tết Kỷ Dậu 1789).

Trong thời gian Tướng quân Ngô Văn Sở, Ngô Thì Nhậm và Hoàng đế Quang Trung ở trên đất Tam Điệp - Bỉm Sơn đã sử dụng đình làng Gạo để chứa quân lương. Những địa danh như : Đồi Ông Tập, Đập chắn Voi, đồng càn Chuối, …Bài bia, Đồng cắm cờ, Đồi Ông Đùng Đền Cây vả( Trà sơn miếu)…đều liên quan đến đại quân Tây sơn trong thời gian 30 ngày hội quân tại đây .

(Theo Ngọc Phả làng Nghĩa Môn )- Tại nơi đây, Quang Trung đã được Tiên Nữ báo mộng phải hành quân thần tốc ra Bắc Hà tiêu diệt giặc Thanh . Quả nhiên như báo mộng, khi thắng trận trở về Nhà Vua đã không quên giấc mộng đó và đã phong tặng đôi câu đối:

“Sắc lệnh bao phong thế phúc thần
Ân phá mạt tướng Thiên Tiên Nữ”.

Câu đối hiện vẫn còn lưu giữ tại đền Cây vải (Làng Nghĩa môn, phường Lam sơn )

Trong quần thể di tích danh thắng trên đất Bỉm sơn đầy ắp những truyền thuyết, huyền thoại văn hoá dân gian. Nhưng những địa danh, những dấu tích lịch sử đến nay còn đậm nét trong tâm thức dân gian về đại quân Tây sơn và Quang Trung - Nguyễn Huệ khi dừng chân tại đây trước khi tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh xâm lược, giải phóng Thăng long

Thế hệ trẻ đang sống trên mảnh đất bên này đèo Ba dội (Tam điệp) Luôn tự hào về quê hương đất nước, phát huy truyền thống, phấn đấu vươn lên góp phần xây dựng Thị xã giàu đẹp, văn minh.


Phạm Minh Cận

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC