Truy cập

Hôm nay:
5667
Hôm qua:
5305
Tuần này:
22771
Tháng này:
165965
Tất cả:
6225273

Nghiên cứu Văn hóa dân gian: Bước đầu tìm hiểu về Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong tâm thức văn hóa dân gian

Trong cảm quan văn hóa dân gian Việt Nam, Thánh Mẫu Liễu Hạnh cùng với ThánhTản Viên, Thánh Gióng và Thánh Chử Đồng Tử được nhân dân ta tôn vinh, ngưỡng vọng là bốn vị Thánh bất tử. Nghiên cứu giá trị văn hóa,và phạm vi tín ngưỡng đối với các vị Thánh bất tử được tôn thờ, chúng tôi nhận thấy: Ba vị Thánh là nam giới chỉ được tôn thờ, ngưỡng võng ở một giá trị văn hóa và trong một không gian hạn hẹp.

Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Thánh Tẩn Viên được tôn thờ, ngưỡng võng ở tinh thần và ý chí đấu tranh chống chọi với thiên tai; Thánh Gióng là tinh thần chống giặc ngoại xâm, Thánh Chử Đồng Tử là ở sức mạnh tình yêu, ý chí vươn lên tạo dựng cuộc sống. Về phạm vi không gian địa lý: Cả 3 vịThánh nói trên được tôn thờ, ngưỡng vọng chỉ trong phạm vi vùng đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ.

Nhưng khi nghiên cứu về huyền tích Tiên chúa Liễu Hạnh qua các tác phẩm văn học như cuốn sách “Truyền kỳ tân phả” của Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm – nhà xuất bản Giáo dục năm 1962. Cuốn sách “Vân Cát thần nữ” của giáo sư Vũ Ngọc Khánh và Phạm Văn Tư - Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc năm 1990; Đồng thời qua khảo sát thực địa gần 400 nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh trong cả nước và 48 nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh ở tỉnh Thanh Hóa… chúng tôi thấy: Về giá trị văn hóa được nhân dân ngưỡng vọng, tôn thờ đối với Thánh Mẫu Liễu Hạnh thì đa dạng, phong phú hơn , về phạm vi không gian địa lý tôn thờ rộng lớn hơn (khắp trong Nam, ngoài Bắc).

Trong cảm quan văn hóa dân gian Việt Nam, Tiên chúa Liễu Hạnh được nhân dân tôn vinh là là Thánh Mẫu, là Mẫu nghi Thiên hạ (Người Mẹ mẫu mực của muôn dân) là một trong Tứ Thánh bất tử của Thần linh Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà nhân dân ta tôn thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh bằng sự ngưỡng vọng sâu sắc, rộng lớn như vậy; sự ngưỡng vọng tôn thờ đó đã trở thành một niềm tin tự giác thấm sâu vào tình cảm, nhận thức của nhân dân hướng tới những giá trị cao đep về đạo lý truyền thống của dân tộc ta. Nói cách khác là nhân dân khát khao hướng đến các giá trị văn hóa được hội tụ ở Thánh Mẫu Liễu Hạnh đầy đủ phẩm chất cao cả của người Mẹ Việt Nam trên nhiều phương diễn.Chính vì lẽ đó mà nhà nước phong kiến trước đây (Triều Nguyễn) và nhân dân ta đã tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh là Mẫu Nghi Thiên Hạ (Người Mẹ mẫu mực của muôn dân).

Tôn thờ và ngưỡng vọng Thánh Mẫu trước hết là ở sự mẫu mựcchấp nhận hy sinh quyền lợi, địa vị bản thân để cứu giúp những con người bình thường gặp hoàn cảnh éo le, trắc trở.Tiên chua Quỳnh Hoa đã không ngần ngại, kêu ca, oán trách từ bỏ danh vị của mình là một công chúa ở Đệ nhịTiên cung nơi Thiên đình khi bị Thượng đế trích giáng xuống trần gian đầu thai làm con cái của gia đình họ Lê ở thôn Vân Cát xã An Thái , huyệnVụ Bản, tỉnh Nam Định- Một gia đình lương thiện nhưng hiếm muộn đường con cái.

Ngưỡng vọng Thãnh Mẫu, hướng về Thánh Mẫu là hướng tới sự mẫu mựchiếu thảo, tình yêu thiết tha với cuộc sống,với cha mẹ, chồng con.Khi mãn hạn trích giáng rần gian, được trở về Thượng giới; trong khung cảnh đẹp đẽ, với những bữa yến tiệc linh đình, với những hội hè ca hát rộn ràng nhưng Tiên chúa vân luôn rầu rĩ, da diết nhớ đến cuộc sống nơi trần gian,nhớ đến cha mẹ, chồng con, Tình yêu đó đã khiến cho Ngọc Hoang thượng đế thương cảm và cho Tiên chúa trở lại trần gian,với cuộc sống, với cha mẹ, chồng con mà Tiên chúa hằng tâm đau đáu nhớ thương. Ngưỡng võng và hướng về Thánh Mẫu Liễu Hạnhlàở đức tính khoan dung và độ lượng, là tấm lòng lương thiện, sẵn sàng cứu giúp người nghèo khó.Thánh Mẫu không nỡ quở trách đối với Cống Quỳnh, một học trò nghèo, thông minh, lém lỉnh trên đường ra kinh kỳ đi thi dám chọc ghẹo cả Chúa và Thành Hoàng. Thánh Mẫu sãn lòng cưu mang những người khách bộ hành,nghèo khó, cơ nhỡ (khi hóa thân là cô gái mở quán bán hàng trên đèo Ba Dội ). Hình ảnh đó ,tâm đức đó của Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã thấm đậm trong câu ca dân gian:

Ăn trầu nhớ miếng cau khô
Trèo lên Ba Dội nhớ cô bán hàng.

Nhân dân ta ở mọi miền đất nước tôn thờ, ngưỡng vọng Thánh Mẫuở sự mẫu mực về ý chí quật cường và tinh thần dũng cảm của một phụ nữ yêu tự do, dám đấu tranh chống lại cường quyền, chống lại những kẻ hỡm hĩnh, ỷ thế, bạo ngược,làm càn để bảo vệ phẩm hạnhcủa người phụ nữ ,Cao hơn nữa Thánh Mãu Liễu Hạnh là người phụ nữ có ý thức, trách nhiệm và nghĩa vụ giúp dân, giúp nước khi đất nước có thù trong, giặc ngoài.

Trong xã hội phong kiến, tư tưởng trọng nam kinh nữ chi phối, Nhưng khi quyền con người, tài sản của mình bị xâm hại ,thì dẫu là một phụ nữ, Thánh Mẫu đã vùng lên đấu tranh để bảo vệ,Tiên chúa đã từng chống lại việc phá đền Phố Cát của triều đình Lê Trịnh và buộc triều đình Lê Trịnh phải xây dựng lại đền Phố Cát – nơi Liễu Hạnh Tiên chúa hiển linh. Tiên chúa Liễu Hạnh đã từng cầm quân chống lại ba vị Quan Thánh ở Sùng Sơn (Sùng Sơn đại chiến) ,đã từng trừng trị một hoàng tử nhà Lê dám dở thói dâm ô, sàm sỡ ; Từng giúp Chúa Trịnh dẹp yên âm mưu phản loạn trong nội triều; Từng ngầm giúp âm binh cho tướng Phan Văn Phái của triều Lê đánh bại âm mưu xâm lấn bờ cõi đất Việt của quân Xiêm…

Nhân dân đến với Thánh Mẫu, hướng về Thánh Mẫu, tìm thấy ở Thánh Mẫu một con người cótrí tuệ thông minh tài giỏi của người phụ nữ Việt Nam, mà Thánh Mẫu là một biểu tượng.

Bằng trí tuệ của mình thông qua những câu thơ sâu sắc, Thánh Mẫu đã làm cho Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan - Một vị trọng thần của triều Lê đi sứ Tàu trở về qua vùng biên ải Lạng Sơn phải kính nể, phải nghe theo yêu cầu của Tiên chúa đẻ bỏ tiền tu sửa lại ngôi chùa cổ ở Lạng Sơn. Cũng với trí thông minh, tài giỏi thơ văn của mình, một lần nữa tiên chúa lại làm cho Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Cử nhân họ Ngô, Tú tài họ Lý phải kiêng nể khi gặp nhau, đối đáp văn thơ ở Tây hồ, Hà nội…

Có thể nói: Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một biểu tượng đa dạng mà sinh động, một nhân vật phi thường (là Tiên, là Thánh, là Phật) nhưng lại gần gụi với đời thường như bao người phụ nữ Việt Nam.

Từ sâu thẳm trong tâm thức văn hóa dân gian, Hàng trăm năm nay, khắp trong Nam, ngoài Bắc nhân dân ta luôn có sự ngưỡng vọng, gửi gắm niềm tin ở nữ Thần Liễu Hạnh –Mẫu Nghi Thiên Hạ - Người Mẹ của muôn dân,

Phải chăng tâm thức đó luôn hướng về một Đạo thuần Việt đó là đạo Thánh,đạo Mẫu (đạo Mẹ) với những giá trị văn hóa thiêng liêng cao cả.

Khách thập phương đến với Đền Sòng, là về với Thánh Mẫu Liễu Hạnh (về với Mẹ) không chỉ là du lịch,vãn cảnh, mà còn mong muốn tìm hiểu về những giá trị văn hóa đạo Mẫu – đạo Mẹ của dân tộc ta.

Đền Sòng Sơn - Nơi tôn thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh từ hàng trăm năm nay đã trở thành một điểm hẹn văn hóa có sưc hấp dẫn và thu hút khách thập phương vãn cảnh dâng hương, chiêm bái và tìm đến giá trị văn hóa thiêng liêng và sâu sắc đã nói ở trên.

Trần Đức Hậu
Hội người cao tuổi thị xã Bỉm Sơn

Nghiên cứu Văn hóa dân gian: Bước đầu tìm hiểu về Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong tâm thức văn hóa dân gian

Trong cảm quan văn hóa dân gian Việt Nam, Thánh Mẫu Liễu Hạnh cùng với ThánhTản Viên, Thánh Gióng và Thánh Chử Đồng Tử được nhân dân ta tôn vinh, ngưỡng vọng là bốn vị Thánh bất tử. Nghiên cứu giá trị văn hóa,và phạm vi tín ngưỡng đối với các vị Thánh bất tử được tôn thờ, chúng tôi nhận thấy: Ba vị Thánh là nam giới chỉ được tôn thờ, ngưỡng võng ở một giá trị văn hóa và trong một không gian hạn hẹp.

Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Thánh Tẩn Viên được tôn thờ, ngưỡng võng ở tinh thần và ý chí đấu tranh chống chọi với thiên tai; Thánh Gióng là tinh thần chống giặc ngoại xâm, Thánh Chử Đồng Tử là ở sức mạnh tình yêu, ý chí vươn lên tạo dựng cuộc sống. Về phạm vi không gian địa lý: Cả 3 vịThánh nói trên được tôn thờ, ngưỡng vọng chỉ trong phạm vi vùng đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ.

Nhưng khi nghiên cứu về huyền tích Tiên chúa Liễu Hạnh qua các tác phẩm văn học như cuốn sách “Truyền kỳ tân phả” của Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm – nhà xuất bản Giáo dục năm 1962. Cuốn sách “Vân Cát thần nữ” của giáo sư Vũ Ngọc Khánh và Phạm Văn Tư - Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc năm 1990; Đồng thời qua khảo sát thực địa gần 400 nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh trong cả nước và 48 nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh ở tỉnh Thanh Hóa… chúng tôi thấy: Về giá trị văn hóa được nhân dân ngưỡng vọng, tôn thờ đối với Thánh Mẫu Liễu Hạnh thì đa dạng, phong phú hơn , về phạm vi không gian địa lý tôn thờ rộng lớn hơn (khắp trong Nam, ngoài Bắc).

Trong cảm quan văn hóa dân gian Việt Nam, Tiên chúa Liễu Hạnh được nhân dân tôn vinh là là Thánh Mẫu, là Mẫu nghi Thiên hạ (Người Mẹ mẫu mực của muôn dân) là một trong Tứ Thánh bất tử của Thần linh Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà nhân dân ta tôn thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh bằng sự ngưỡng vọng sâu sắc, rộng lớn như vậy; sự ngưỡng vọng tôn thờ đó đã trở thành một niềm tin tự giác thấm sâu vào tình cảm, nhận thức của nhân dân hướng tới những giá trị cao đep về đạo lý truyền thống của dân tộc ta. Nói cách khác là nhân dân khát khao hướng đến các giá trị văn hóa được hội tụ ở Thánh Mẫu Liễu Hạnh đầy đủ phẩm chất cao cả của người Mẹ Việt Nam trên nhiều phương diễn.Chính vì lẽ đó mà nhà nước phong kiến trước đây (Triều Nguyễn) và nhân dân ta đã tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh là Mẫu Nghi Thiên Hạ (Người Mẹ mẫu mực của muôn dân).

Tôn thờ và ngưỡng vọng Thánh Mẫu trước hết là ở sự mẫu mựcchấp nhận hy sinh quyền lợi, địa vị bản thân để cứu giúp những con người bình thường gặp hoàn cảnh éo le, trắc trở.Tiên chua Quỳnh Hoa đã không ngần ngại, kêu ca, oán trách từ bỏ danh vị của mình là một công chúa ở Đệ nhịTiên cung nơi Thiên đình khi bị Thượng đế trích giáng xuống trần gian đầu thai làm con cái của gia đình họ Lê ở thôn Vân Cát xã An Thái , huyệnVụ Bản, tỉnh Nam Định- Một gia đình lương thiện nhưng hiếm muộn đường con cái.

Ngưỡng vọng Thãnh Mẫu, hướng về Thánh Mẫu là hướng tới sự mẫu mựchiếu thảo, tình yêu thiết tha với cuộc sống,với cha mẹ, chồng con.Khi mãn hạn trích giáng rần gian, được trở về Thượng giới; trong khung cảnh đẹp đẽ, với những bữa yến tiệc linh đình, với những hội hè ca hát rộn ràng nhưng Tiên chúa vân luôn rầu rĩ, da diết nhớ đến cuộc sống nơi trần gian,nhớ đến cha mẹ, chồng con, Tình yêu đó đã khiến cho Ngọc Hoang thượng đế thương cảm và cho Tiên chúa trở lại trần gian,với cuộc sống, với cha mẹ, chồng con mà Tiên chúa hằng tâm đau đáu nhớ thương. Ngưỡng võng và hướng về Thánh Mẫu Liễu Hạnhlàở đức tính khoan dung và độ lượng, là tấm lòng lương thiện, sẵn sàng cứu giúp người nghèo khó.Thánh Mẫu không nỡ quở trách đối với Cống Quỳnh, một học trò nghèo, thông minh, lém lỉnh trên đường ra kinh kỳ đi thi dám chọc ghẹo cả Chúa và Thành Hoàng. Thánh Mẫu sãn lòng cưu mang những người khách bộ hành,nghèo khó, cơ nhỡ (khi hóa thân là cô gái mở quán bán hàng trên đèo Ba Dội ). Hình ảnh đó ,tâm đức đó của Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã thấm đậm trong câu ca dân gian:

Ăn trầu nhớ miếng cau khô
Trèo lên Ba Dội nhớ cô bán hàng.

Nhân dân ta ở mọi miền đất nước tôn thờ, ngưỡng vọng Thánh Mẫuở sự mẫu mực về ý chí quật cường và tinh thần dũng cảm của một phụ nữ yêu tự do, dám đấu tranh chống lại cường quyền, chống lại những kẻ hỡm hĩnh, ỷ thế, bạo ngược,làm càn để bảo vệ phẩm hạnhcủa người phụ nữ ,Cao hơn nữa Thánh Mãu Liễu Hạnh là người phụ nữ có ý thức, trách nhiệm và nghĩa vụ giúp dân, giúp nước khi đất nước có thù trong, giặc ngoài.

Trong xã hội phong kiến, tư tưởng trọng nam kinh nữ chi phối, Nhưng khi quyền con người, tài sản của mình bị xâm hại ,thì dẫu là một phụ nữ, Thánh Mẫu đã vùng lên đấu tranh để bảo vệ,Tiên chúa đã từng chống lại việc phá đền Phố Cát của triều đình Lê Trịnh và buộc triều đình Lê Trịnh phải xây dựng lại đền Phố Cát – nơi Liễu Hạnh Tiên chúa hiển linh. Tiên chúa Liễu Hạnh đã từng cầm quân chống lại ba vị Quan Thánh ở Sùng Sơn (Sùng Sơn đại chiến) ,đã từng trừng trị một hoàng tử nhà Lê dám dở thói dâm ô, sàm sỡ ; Từng giúp Chúa Trịnh dẹp yên âm mưu phản loạn trong nội triều; Từng ngầm giúp âm binh cho tướng Phan Văn Phái của triều Lê đánh bại âm mưu xâm lấn bờ cõi đất Việt của quân Xiêm…

Nhân dân đến với Thánh Mẫu, hướng về Thánh Mẫu, tìm thấy ở Thánh Mẫu một con người cótrí tuệ thông minh tài giỏi của người phụ nữ Việt Nam, mà Thánh Mẫu là một biểu tượng.

Bằng trí tuệ của mình thông qua những câu thơ sâu sắc, Thánh Mẫu đã làm cho Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan - Một vị trọng thần của triều Lê đi sứ Tàu trở về qua vùng biên ải Lạng Sơn phải kính nể, phải nghe theo yêu cầu của Tiên chúa đẻ bỏ tiền tu sửa lại ngôi chùa cổ ở Lạng Sơn. Cũng với trí thông minh, tài giỏi thơ văn của mình, một lần nữa tiên chúa lại làm cho Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Cử nhân họ Ngô, Tú tài họ Lý phải kiêng nể khi gặp nhau, đối đáp văn thơ ở Tây hồ, Hà nội…

Có thể nói: Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một biểu tượng đa dạng mà sinh động, một nhân vật phi thường (là Tiên, là Thánh, là Phật) nhưng lại gần gụi với đời thường như bao người phụ nữ Việt Nam.

Từ sâu thẳm trong tâm thức văn hóa dân gian, Hàng trăm năm nay, khắp trong Nam, ngoài Bắc nhân dân ta luôn có sự ngưỡng vọng, gửi gắm niềm tin ở nữ Thần Liễu Hạnh –Mẫu Nghi Thiên Hạ - Người Mẹ của muôn dân,

Phải chăng tâm thức đó luôn hướng về một Đạo thuần Việt đó là đạo Thánh,đạo Mẫu (đạo Mẹ) với những giá trị văn hóa thiêng liêng cao cả.

Khách thập phương đến với Đền Sòng, là về với Thánh Mẫu Liễu Hạnh (về với Mẹ) không chỉ là du lịch,vãn cảnh, mà còn mong muốn tìm hiểu về những giá trị văn hóa đạo Mẫu – đạo Mẹ của dân tộc ta.

Đền Sòng Sơn - Nơi tôn thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh từ hàng trăm năm nay đã trở thành một điểm hẹn văn hóa có sưc hấp dẫn và thu hút khách thập phương vãn cảnh dâng hương, chiêm bái và tìm đến giá trị văn hóa thiêng liêng và sâu sắc đã nói ở trên.

Trần Đức Hậu
Hội người cao tuổi thị xã Bỉm Sơn

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC