Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
4784
Tuần này:
13372
Tháng này:
133226
Tất cả:
6379974

Đình Làng Gạo xã Hà Lan, thị xã Bỉm Sơn - Di tích Lịch sử cấp Quốc gia

Đình Làng Gạo xã Hà Lan, thị xã Bỉm Sơn thờ Tô Đại Liêu tôn Thần, Thái úy Tô Hiến Thành - Thượng đẳng phúc thần.

Thần họ Tô tự là Hiến Thành, hiệu là Phi Diên, sinh ở làng Hạ Mỗ, huyên Ô Diên, nay là thôn Hạ Mỗ, xã Hồng Thái, Huyện Đan Phượng Hà tây (Hà nội) Đỗ tiến sĩ đời Lý, Phò tá ba đời vua nhà Lý: Lý Thần Tông (1128 – 1138), Lý Anh Tông (1138 – 1175), Lý Cao Tông (1176 -1210). Tô Hiến Thành văn võ song toàn, làm quan đến chức Đại Liêu phù tá.
Đời vua Lý Anh Tông (1138-1175) Tô Hiến Thành cầm quân đi đánh dep quân phiến loạn, lập được nhiều công lớn, bắt được tướng giặc Thân Lơi, phá giặc Ngưu Hống, dẹp yên giặc Ai Lao. Được phong chức Thái úy Bình Chương quân quốc trọng sự, lại được Triều đình gia phong Vương tước. Khi vua Anh Tông ốm nặng đã ủy thác cho Thái úyTô Hiến Thành làm Phụ chính cho Thái tử Long Cán (tức là Lý Cao Tông)
Tô hiến Thành vốn là người cương trực, liêm khiết, trung nghĩa, thương dân, Thần đã từng lớn tiếng phản bác những kẻ lộng quyền như quan phụ chính Đỗ Anh Vũ, từng tâu với vua tha tội cho dân chúng vì nghèo đói mà phạm tội, Thần đã từng khước từ vàng bạc đút lót để thực hiện mưu đồ phế lập của bà Chiêu linh Thái Hậu.
Tháng 11 năm Tân Tỵ (116) Vua Lý Anh Tông giao cho Thái úy Tô Hiến Thành chức Đô tướng cùng Đỗ An Di làm phó tướng đem hai vạn quân đi tuần du phòng bị vùng ven biển nước ta và tuyên cáo cho dân các miền biên, trấn thấy rõ ân đức của triều đình. Được nhà Vua thân tiễn đến tận cửa biển Thần Đầu (nay gọi là Cửa Thần Phù). Tô Hiến Thành giao cánh quân bộ của Đỗ An Di đến vùng Thanh Đớn, điền Đoài, Điền Đông (Hà Lan) lập hành cung và truyền cho dân chúng nghênh đón xa giá vua Lý Anh Tông.
Thời gian lưu lại vùng Làng Đoài, Làng Đông, nay là xã Hà lan (Bỉm Sơn), Thanh Đớn nay là xã HàThanh (Hà Trung ) tuy không lâu nhưng Tô Hiến Thành lệnh cho chức dịch của làng miễn thuế 3 năm cho dân sở tại, lại cho thầy thuốc giỏi là Tống Quốc Sư chữa bệnh dịch tả đang hoành hành trong vùng, Ngài khuyến dụ dân khai hoang lập ấp, cho quân tiễu trừ giặc biển quấy nhiễu. Ngài còn cấp tiền cho dân chài nghèo khó đóng thuyền, mua lưới làm phương tiện chài lưới sinh sống
Vì già yếu bệnh tật,Tô Hiến Thành mất vào một ngày tháng 6 năm Kỷ Hợi (1179). Để ghi nhớ ân đức của Ngài, nhân dân Làng Đông, Làng Đoài (Hà Lan) lập đền thờ và tôn vinh Thái úy Tô Đại Liêu Tô Hiến Thành và Tống Quốc Sư làm Thành hoàng của làng, Đến triều Lê, nhà Vua cảm kích trước tấm lòng trung nghĩa của Ngài,đã phong Thần hiệu cho Ngài là Tô Đại Liêu Phúc Thần.
Làng Đông, Làng Đoài xưa kia, nằm trên đất của phủ Điền Đông, phủ Điền Đoài. Được quan Thượng trụ Quốc công Trần Cao Sơn – Một vị quan lớn của vua Trần Phế Đế (Thời Hậu Trần ) cho đào một con mương đưa nước từ khe Phượng về tưới cho các cánh đồng của phủ Điền Đoài và Phủ Điền Đông, từ đó nhân dân thuận hòa làm ăn, một năm hai vụ, lúa gạo dư thừa, đời sống sung túc.
Năm 1788 Quang Trung Nguyễn Huệ từ Phú Xuân kéo đại quân ra Tam Điệp hội quân cùng Đại tư đồ Ngô Văn Sở và Học sĩ Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Huệ đã chọn vùng đất này làm khu hậu cứ, Nhân dân quanh vùng động viên con cháu hăng hái tòng quân và cung cấp nhiều thóc gạo cho đại quân Tây Sơn, Cảm kích trước tấm lòng của dân chúng vùng này; Quang Trung đã đặt tên mới cho phủ Điền Đoài,phủ Điền Đông là làng kẻ Gạo. Ngôi đình thờ Thái úy Tô Hiến Thành và Tống Quốc sư từ đó được gọi là đình làng Gạo.
Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng thì ngôi đình xưa xây dựng quy mô nhỏ bé với 3 gian cung tiền tế và một gian hậu cung, tựa lưng vào núi Ba Dội mặt hướng ra dòng sông Tống.
Đến đầu triều Nguyễn (Thời Gia Long) Vì có một người con gái họ Vũ người làng Gạo xinh đẹp được tuyển vào Huế làm cung phi, nên triều đình nhà Nguyễn cấp tiền của, gỗ lạt để dân chúng tôn tạo ngôi đình to lớn khang trang bề thế hơn trên quê hương của bà Phi đó.
Đình được kiến trúc theo kiểu chữ Đinh (T) Gồm cung tiền tế 5 gian là nơi để tiến hành tổ chức các nghi lễ cúng tế vào dịp Lễ trọng hàng năm. Hai gian hậu cung là nơi thờ các vị Thần hoàng. Trên các ban thờ có các ngai thờ và bài vị thờ các vị Thần như: Thái úy Tô Đại Liêu – Tô Hiến Thành, Thần Tống Sơn Quốc Sư – Người có công chữa bệnh dịch tả cho dân chúng, Bản thổ Thượng trụ Quốc công Trần Cao Sơn - Người có công đưa nước tưới cho các cánh đồng của làng. Ngoài ra còn có một ngai thờ bà Phi triều Nguyễn họ Vũ. Hiện nay Làng Gạo còn giữ được nhiều sắc phong của các vị thần này.
Đình Làng Gạo hiện nay hoàn toàn mang kiểu kiến trúc thời Nguyễn. Mái đình lợp ngói âm dương mát mẻ,Trên đỉnh mái có đắp hình lưỡng long chầu nguyệt; hai đầu đỉnh đốc có đắp bát đao ôm vào giữa, Đầu bốn mép mái có bát đao cong vút. Rui, mè đều làm bằng ghỗ mài lái, lim, táu và dổi. Các cột đình, vì kèo, rui, mè làm bằng ghỗ ngát. Cột cái đình có đường kính gần 0,5m, cột quân có đường kính 0,3m được kê bằng những hòn đá tảng tròn có trang trí hoa văn rất đẹp. Các vì kèo được thiết kế theo kiểu chồng rường, kẻ bẩy có trang trí hoa văn, họa tiết tinh xảo. Đặc biệt hàng chữ nho được khắc ghi trên thanh thượng lương gian giữa của cung tiền tế cho biết đình làng Gạo được khởi công tôn tạo vào 1804 (tức là vào năm Gia Long thứ II) và hoàn thành vào năm1806.
Phía trước đình là ao sen hình bán nguyệt, nước trong xanh, vào mùa hè sen nở ngát thơm .Cổng tam quan với bốn trụ bằng đá xanh, đầu trụ đắp tứ linh. 3 cửa tam quan đều làm bằng ghỗ lim. Qua cửa tam quan là một khoảng sân rộng lát gạch bát màu đỏ, đây là nơi dân làng tổ chức các trò chơi, trò diễn dân gian vào các dịp hội làng, tế lễ.
Đình Làng Gạo (xã Hà Lan) có bề dày lịch sử hơn hai trăm năm, là một trong 9 Di tích lịch sử văn hóa được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1993 trên mảnh đất Bỉm Sơn.
Hàng năm cứ đến ngày 15 tháng Tám, nhân dân xã Hà Lan và nhân dân quanh vùng thường tổ chức tế lễ long trọng tại đình Làng Gạo để tưởng nhớ và tri ân công đức to lớn của Thần Tô Hiến Thành, Thần Tống Quốc Sư và bà Phi Triều Nguyễn đã có công đối với nước, với dân.
Tuy nhiên, do thời gian và nắng mưa, bão gió, đến nay Đình Làng Gạo đã xuống cấp nghiêm trọng. Đầu năm 2017, được UBND các cấp quan tâm. Được sự ủng hộ về tài chính của nhiều tổ chức cá nhân, Đình Làng Gạo đang được hạ giảỉ thực hiện dự án đầu tư trùng tu, tôn tạo để tương xứng với giá trị một di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tâm linh của đông đảo nhân dân trong và ngoài địa bàn thị xã Bỉm Sơn.
Đức Hậu
Hội NCT - thị xã Bỉm Sơn
Ghi chú: Để ghi nhớ công ơn của Thái úy Tô Hiến Thành trong việc giữ gìn mặt biển, Nhiều vùng ven biển Thanh Hóa như Làng Vích, Lạch Trường (Hoàng Hóa); làng Đa văn (Hải châu Tĩnh Gia) cũng có đền thờ Ngài.

Đình Làng Gạo xã Hà Lan, thị xã Bỉm Sơn - Di tích Lịch sử cấp Quốc gia

Đình Làng Gạo xã Hà Lan, thị xã Bỉm Sơn thờ Tô Đại Liêu tôn Thần, Thái úy Tô Hiến Thành - Thượng đẳng phúc thần.

Thần họ Tô tự là Hiến Thành, hiệu là Phi Diên, sinh ở làng Hạ Mỗ, huyên Ô Diên, nay là thôn Hạ Mỗ, xã Hồng Thái, Huyện Đan Phượng Hà tây (Hà nội) Đỗ tiến sĩ đời Lý, Phò tá ba đời vua nhà Lý: Lý Thần Tông (1128 – 1138), Lý Anh Tông (1138 – 1175), Lý Cao Tông (1176 -1210). Tô Hiến Thành văn võ song toàn, làm quan đến chức Đại Liêu phù tá.
Đời vua Lý Anh Tông (1138-1175) Tô Hiến Thành cầm quân đi đánh dep quân phiến loạn, lập được nhiều công lớn, bắt được tướng giặc Thân Lơi, phá giặc Ngưu Hống, dẹp yên giặc Ai Lao. Được phong chức Thái úy Bình Chương quân quốc trọng sự, lại được Triều đình gia phong Vương tước. Khi vua Anh Tông ốm nặng đã ủy thác cho Thái úyTô Hiến Thành làm Phụ chính cho Thái tử Long Cán (tức là Lý Cao Tông)
Tô hiến Thành vốn là người cương trực, liêm khiết, trung nghĩa, thương dân, Thần đã từng lớn tiếng phản bác những kẻ lộng quyền như quan phụ chính Đỗ Anh Vũ, từng tâu với vua tha tội cho dân chúng vì nghèo đói mà phạm tội, Thần đã từng khước từ vàng bạc đút lót để thực hiện mưu đồ phế lập của bà Chiêu linh Thái Hậu.
Tháng 11 năm Tân Tỵ (116) Vua Lý Anh Tông giao cho Thái úy Tô Hiến Thành chức Đô tướng cùng Đỗ An Di làm phó tướng đem hai vạn quân đi tuần du phòng bị vùng ven biển nước ta và tuyên cáo cho dân các miền biên, trấn thấy rõ ân đức của triều đình. Được nhà Vua thân tiễn đến tận cửa biển Thần Đầu (nay gọi là Cửa Thần Phù). Tô Hiến Thành giao cánh quân bộ của Đỗ An Di đến vùng Thanh Đớn, điền Đoài, Điền Đông (Hà Lan) lập hành cung và truyền cho dân chúng nghênh đón xa giá vua Lý Anh Tông.
Thời gian lưu lại vùng Làng Đoài, Làng Đông, nay là xã Hà lan (Bỉm Sơn), Thanh Đớn nay là xã HàThanh (Hà Trung ) tuy không lâu nhưng Tô Hiến Thành lệnh cho chức dịch của làng miễn thuế 3 năm cho dân sở tại, lại cho thầy thuốc giỏi là Tống Quốc Sư chữa bệnh dịch tả đang hoành hành trong vùng, Ngài khuyến dụ dân khai hoang lập ấp, cho quân tiễu trừ giặc biển quấy nhiễu. Ngài còn cấp tiền cho dân chài nghèo khó đóng thuyền, mua lưới làm phương tiện chài lưới sinh sống
Vì già yếu bệnh tật,Tô Hiến Thành mất vào một ngày tháng 6 năm Kỷ Hợi (1179). Để ghi nhớ ân đức của Ngài, nhân dân Làng Đông, Làng Đoài (Hà Lan) lập đền thờ và tôn vinh Thái úy Tô Đại Liêu Tô Hiến Thành và Tống Quốc Sư làm Thành hoàng của làng, Đến triều Lê, nhà Vua cảm kích trước tấm lòng trung nghĩa của Ngài,đã phong Thần hiệu cho Ngài là Tô Đại Liêu Phúc Thần.
Làng Đông, Làng Đoài xưa kia, nằm trên đất của phủ Điền Đông, phủ Điền Đoài. Được quan Thượng trụ Quốc công Trần Cao Sơn – Một vị quan lớn của vua Trần Phế Đế (Thời Hậu Trần ) cho đào một con mương đưa nước từ khe Phượng về tưới cho các cánh đồng của phủ Điền Đoài và Phủ Điền Đông, từ đó nhân dân thuận hòa làm ăn, một năm hai vụ, lúa gạo dư thừa, đời sống sung túc.
Năm 1788 Quang Trung Nguyễn Huệ từ Phú Xuân kéo đại quân ra Tam Điệp hội quân cùng Đại tư đồ Ngô Văn Sở và Học sĩ Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Huệ đã chọn vùng đất này làm khu hậu cứ, Nhân dân quanh vùng động viên con cháu hăng hái tòng quân và cung cấp nhiều thóc gạo cho đại quân Tây Sơn, Cảm kích trước tấm lòng của dân chúng vùng này; Quang Trung đã đặt tên mới cho phủ Điền Đoài,phủ Điền Đông là làng kẻ Gạo. Ngôi đình thờ Thái úy Tô Hiến Thành và Tống Quốc sư từ đó được gọi là đình làng Gạo.
Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng thì ngôi đình xưa xây dựng quy mô nhỏ bé với 3 gian cung tiền tế và một gian hậu cung, tựa lưng vào núi Ba Dội mặt hướng ra dòng sông Tống.
Đến đầu triều Nguyễn (Thời Gia Long) Vì có một người con gái họ Vũ người làng Gạo xinh đẹp được tuyển vào Huế làm cung phi, nên triều đình nhà Nguyễn cấp tiền của, gỗ lạt để dân chúng tôn tạo ngôi đình to lớn khang trang bề thế hơn trên quê hương của bà Phi đó.
Đình được kiến trúc theo kiểu chữ Đinh (T) Gồm cung tiền tế 5 gian là nơi để tiến hành tổ chức các nghi lễ cúng tế vào dịp Lễ trọng hàng năm. Hai gian hậu cung là nơi thờ các vị Thần hoàng. Trên các ban thờ có các ngai thờ và bài vị thờ các vị Thần như: Thái úy Tô Đại Liêu – Tô Hiến Thành, Thần Tống Sơn Quốc Sư – Người có công chữa bệnh dịch tả cho dân chúng, Bản thổ Thượng trụ Quốc công Trần Cao Sơn - Người có công đưa nước tưới cho các cánh đồng của làng. Ngoài ra còn có một ngai thờ bà Phi triều Nguyễn họ Vũ. Hiện nay Làng Gạo còn giữ được nhiều sắc phong của các vị thần này.
Đình Làng Gạo hiện nay hoàn toàn mang kiểu kiến trúc thời Nguyễn. Mái đình lợp ngói âm dương mát mẻ,Trên đỉnh mái có đắp hình lưỡng long chầu nguyệt; hai đầu đỉnh đốc có đắp bát đao ôm vào giữa, Đầu bốn mép mái có bát đao cong vút. Rui, mè đều làm bằng ghỗ mài lái, lim, táu và dổi. Các cột đình, vì kèo, rui, mè làm bằng ghỗ ngát. Cột cái đình có đường kính gần 0,5m, cột quân có đường kính 0,3m được kê bằng những hòn đá tảng tròn có trang trí hoa văn rất đẹp. Các vì kèo được thiết kế theo kiểu chồng rường, kẻ bẩy có trang trí hoa văn, họa tiết tinh xảo. Đặc biệt hàng chữ nho được khắc ghi trên thanh thượng lương gian giữa của cung tiền tế cho biết đình làng Gạo được khởi công tôn tạo vào 1804 (tức là vào năm Gia Long thứ II) và hoàn thành vào năm1806.
Phía trước đình là ao sen hình bán nguyệt, nước trong xanh, vào mùa hè sen nở ngát thơm .Cổng tam quan với bốn trụ bằng đá xanh, đầu trụ đắp tứ linh. 3 cửa tam quan đều làm bằng ghỗ lim. Qua cửa tam quan là một khoảng sân rộng lát gạch bát màu đỏ, đây là nơi dân làng tổ chức các trò chơi, trò diễn dân gian vào các dịp hội làng, tế lễ.
Đình Làng Gạo (xã Hà Lan) có bề dày lịch sử hơn hai trăm năm, là một trong 9 Di tích lịch sử văn hóa được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1993 trên mảnh đất Bỉm Sơn.
Hàng năm cứ đến ngày 15 tháng Tám, nhân dân xã Hà Lan và nhân dân quanh vùng thường tổ chức tế lễ long trọng tại đình Làng Gạo để tưởng nhớ và tri ân công đức to lớn của Thần Tô Hiến Thành, Thần Tống Quốc Sư và bà Phi Triều Nguyễn đã có công đối với nước, với dân.
Tuy nhiên, do thời gian và nắng mưa, bão gió, đến nay Đình Làng Gạo đã xuống cấp nghiêm trọng. Đầu năm 2017, được UBND các cấp quan tâm. Được sự ủng hộ về tài chính của nhiều tổ chức cá nhân, Đình Làng Gạo đang được hạ giảỉ thực hiện dự án đầu tư trùng tu, tôn tạo để tương xứng với giá trị một di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tâm linh của đông đảo nhân dân trong và ngoài địa bàn thị xã Bỉm Sơn.
Đức Hậu
Hội NCT - thị xã Bỉm Sơn
Ghi chú: Để ghi nhớ công ơn của Thái úy Tô Hiến Thành trong việc giữ gìn mặt biển, Nhiều vùng ven biển Thanh Hóa như Làng Vích, Lạch Trường (Hoàng Hóa); làng Đa văn (Hải châu Tĩnh Gia) cũng có đền thờ Ngài.

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC