Truy cập

Hôm nay:
4739
Hôm qua:
5305
Tuần này:
21843
Tháng này:
165037
Tất cả:
6224345

Đồi Ông Đùng

Đồi Ông Đùng có 3 ngọn núi đất theo thế chân vạc với độ cao 30 m so với mặt đất, ôm lấy một thung lũng màu mỡ (nay là trường bắn củaThị xã Bỉm Sơn). Tương truyền, quân Tây Sơn đã sử dụng 3 ngọn núi này làm nơi huấn luyện pháo binh; tiếng pháo tập đùng đoàng hàng ngày dội vào núi như báo hiệu sức mạnh tiến công của quân Tây Sơn, âm vang cả một vùng. Vì thế dân gian quen gọi là đồi Ông Đùng.

Phía Bắc Gò Bia và đồi Ông Đùng là Đồi Ông, một ngọn núi đất có dáng hình Long Chầu Hổ Phục (phía bên sau trái Trường Lê Quý Đôn hiện nay). Tương truyền là nơi đặt đại bản doanh của tướng quân Đại tư đồ Ngô Văn Sở khi rút quân từ Thăng Long về đây, nên nhân dân thường gọi là núi Ông.
Thân thế và sự nghiệp của Đại tư đồ Ngô Văn Sở: (? -1794)
Ngô Văn Sở có tên là Ngô Hồng Chấn hoặc Ngô Văn Tàng quê ở Trảo Nha huyện Thạch Hà, Tỉnh Hà Tĩnh, về sau cư trú tại huyện Chương Mỹ, Tỉnh Hà Tây.
Ngô Văn Sở xuất thân võ tướng, dòng dõi thế phiệt, là em của Hoằng quận công Ngô Quang Diệu, làm quan thời Lê Trịnh đến chức Chấn Quận công, năm 1786 khi Quang Trung ra Bắc lần thứ Nhất Ngô Văn Sở đã đi theo Tây Sơn. Được Quang trung phong làm Đại tư đồ thống lĩnh quân đội tổng quản mọi việc ở Bắc Hà
Năm 1788 để bảo toàn lực lượng trước sức mạnh xâm lược của 29 vạn quân Thanh xâm lược; Ngài (Ngô Văn Sở ) Học sỹ - Thị Lang bộ lại Ngô Thì Nhậm, Nội hầu Phan Văn Lân, Chưởng cơ Ninh Tốn thực hiện kế sách lui binh về lập phòng tuyến Tam Điệp-Biện Sơn,
Tại đây (vùng đất thuộc trang Cửa đồi - Nay là phường Lam sơn Thị xã Bỉm Sơn); khi đại quân của Quang trung - Nguyễn Huệ từ Phú xuân ra Tam Điệp Biện Sơn; Ngài đã cùng Nguyễn Huệ - Quang Trung, Học sĩ - Thị lang Bộ lại Ngô Thì Nhậm cùng tổ chức tuyển quân, luyện quân, duyệt quân, bàn định phương lược tiến đánh quân Thanh.
Ngày 30 tháng Chạp năm 1788; Ngài được Quang Trung Nguyễn Huệ giao nhiệm vụ chỉ huy lực lượng trung quân (mũi tiến công chủ yếu); cùng đại quân Tây Sơn thần tốc tiến quân ra Thăng Long đánh tan 29 vạn quan Thanh xâm lược vào ngày 5 tháng Giêng năm 1789.
Ngài là một đại thần thời vua Quang Trung – Nguyễn Huệ; nổi tiếng tài cao, đức trọng; đã từng phát tâm công đức xây dựng ngôi chùa trăm gian ở quê Chương Mỹ, Hà Tây; về sau Ngài bị một gian thần lập mưu khép vào trọng tội đưa về Phú Xuân dìm sông mà chết vào năm 1794. Ngài mất một cách oan ức (chưa rõ ngày nào) trước sự tiếc thương của vua Nguyễn Quang Toản và thần dân đất Bắc vào năm 1794 .
Nhân dân Chương Mỹ Hà Tây tri ân Ngài đã đưa bài vị của ngài vào phối thờ trong chùa trăm gian (Hà Tây ).
Nhân dân trang Cửa đồi xưa (nay là khu 1 phường Lam Sơn ) lập một am miếu thờ Ngài trên sườn Đồi Ông để tưởng nhớ và tri ân một đại thần có công lao to lớn với triều đại Tây Sơn- Quang Trung Nguyễn Huệ và là người đã để lại nhiều ân huệ đối với nhân dân trang Cửa Đồi trong thời gian ngài đóng đại bản doanh ở đây.
Đồi Ông Đùng (gắn với tên tuổi Nhân thần Đại tư đồ Ngô Văn Sở) đã được bộ VH-TT- nay là Bộ VH-TT-DL công nhận xếp hạng di tích lịch sử danh thắng cấp Quốc gia từ ngày 12 tháng 3 năm 1993.
Trần Đức Hậu

Đồi Ông Đùng

Đồi Ông Đùng có 3 ngọn núi đất theo thế chân vạc với độ cao 30 m so với mặt đất, ôm lấy một thung lũng màu mỡ (nay là trường bắn củaThị xã Bỉm Sơn). Tương truyền, quân Tây Sơn đã sử dụng 3 ngọn núi này làm nơi huấn luyện pháo binh; tiếng pháo tập đùng đoàng hàng ngày dội vào núi như báo hiệu sức mạnh tiến công của quân Tây Sơn, âm vang cả một vùng. Vì thế dân gian quen gọi là đồi Ông Đùng.

Phía Bắc Gò Bia và đồi Ông Đùng là Đồi Ông, một ngọn núi đất có dáng hình Long Chầu Hổ Phục (phía bên sau trái Trường Lê Quý Đôn hiện nay). Tương truyền là nơi đặt đại bản doanh của tướng quân Đại tư đồ Ngô Văn Sở khi rút quân từ Thăng Long về đây, nên nhân dân thường gọi là núi Ông.
Thân thế và sự nghiệp của Đại tư đồ Ngô Văn Sở: (? -1794)
Ngô Văn Sở có tên là Ngô Hồng Chấn hoặc Ngô Văn Tàng quê ở Trảo Nha huyện Thạch Hà, Tỉnh Hà Tĩnh, về sau cư trú tại huyện Chương Mỹ, Tỉnh Hà Tây.
Ngô Văn Sở xuất thân võ tướng, dòng dõi thế phiệt, là em của Hoằng quận công Ngô Quang Diệu, làm quan thời Lê Trịnh đến chức Chấn Quận công, năm 1786 khi Quang Trung ra Bắc lần thứ Nhất Ngô Văn Sở đã đi theo Tây Sơn. Được Quang trung phong làm Đại tư đồ thống lĩnh quân đội tổng quản mọi việc ở Bắc Hà
Năm 1788 để bảo toàn lực lượng trước sức mạnh xâm lược của 29 vạn quân Thanh xâm lược; Ngài (Ngô Văn Sở ) Học sỹ - Thị Lang bộ lại Ngô Thì Nhậm, Nội hầu Phan Văn Lân, Chưởng cơ Ninh Tốn thực hiện kế sách lui binh về lập phòng tuyến Tam Điệp-Biện Sơn,
Tại đây (vùng đất thuộc trang Cửa đồi - Nay là phường Lam sơn Thị xã Bỉm Sơn); khi đại quân của Quang trung - Nguyễn Huệ từ Phú xuân ra Tam Điệp Biện Sơn; Ngài đã cùng Nguyễn Huệ - Quang Trung, Học sĩ - Thị lang Bộ lại Ngô Thì Nhậm cùng tổ chức tuyển quân, luyện quân, duyệt quân, bàn định phương lược tiến đánh quân Thanh.
Ngày 30 tháng Chạp năm 1788; Ngài được Quang Trung Nguyễn Huệ giao nhiệm vụ chỉ huy lực lượng trung quân (mũi tiến công chủ yếu); cùng đại quân Tây Sơn thần tốc tiến quân ra Thăng Long đánh tan 29 vạn quan Thanh xâm lược vào ngày 5 tháng Giêng năm 1789.
Ngài là một đại thần thời vua Quang Trung – Nguyễn Huệ; nổi tiếng tài cao, đức trọng; đã từng phát tâm công đức xây dựng ngôi chùa trăm gian ở quê Chương Mỹ, Hà Tây; về sau Ngài bị một gian thần lập mưu khép vào trọng tội đưa về Phú Xuân dìm sông mà chết vào năm 1794. Ngài mất một cách oan ức (chưa rõ ngày nào) trước sự tiếc thương của vua Nguyễn Quang Toản và thần dân đất Bắc vào năm 1794 .
Nhân dân Chương Mỹ Hà Tây tri ân Ngài đã đưa bài vị của ngài vào phối thờ trong chùa trăm gian (Hà Tây ).
Nhân dân trang Cửa đồi xưa (nay là khu 1 phường Lam Sơn ) lập một am miếu thờ Ngài trên sườn Đồi Ông để tưởng nhớ và tri ân một đại thần có công lao to lớn với triều đại Tây Sơn- Quang Trung Nguyễn Huệ và là người đã để lại nhiều ân huệ đối với nhân dân trang Cửa Đồi trong thời gian ngài đóng đại bản doanh ở đây.
Đồi Ông Đùng (gắn với tên tuổi Nhân thần Đại tư đồ Ngô Văn Sở) đã được bộ VH-TT- nay là Bộ VH-TT-DL công nhận xếp hạng di tích lịch sử danh thắng cấp Quốc gia từ ngày 12 tháng 3 năm 1993.
Trần Đức Hậu

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC