Truy cập

Hôm nay:
2341
Hôm qua:
4529
Tuần này:
6870
Tháng này:
126724
Tất cả:
6373472

Đền thờ Đức Ông Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Trong cụm di tích đền Sòng Sơn)

I. Một vài nét về Đức Thánh Trần- Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn: Trần Quốc Tuấn tước hiệu là Hưng Đạo Vương,sinh vào khoảng từ 1231- 1234, Ngài mất ngày 20 tháng 8 năm 1300, Cha là Trần Liễu (anh của vua Trần Thái Tôn tức Trần Cảnh).



Ngài thông minh tuyệt vời lại hiếu học, được cha mời nhưng người tài giỏi trong nước đến dạy bảo. Ngài sớm nắm được tinh hoa của mọi sách vở và sớm nỏi tiếng là người văn võ xuất chúng, nhiều người phải thán phục kinh ngạc trước thiên tài quân sự của Ngài; Ngài luôn đặt lợi ích đất nước lên trên quyền lợi của giòng tộc.Ngài đã dày công nghiên cứu, say mê viết cuốn sách “Binh thư yếu lược” để rèn dạy tướng sĩ.

Ngài đã 3 lần được các vua nhà Trần trao ấn Tiết chế Quốc Công (Tổng tư lệnh) Chỉ huy quan quân nhà Trần 3 lần đánh bại âm mưu xâm lược của quân Nguyên Mông – Đội quân thiện chiến vào thế kỷ XIII. Sau đó Ngài được phong làm Thái Sư, Thượng phụ, Thượng Quốc Công; Bình Bắc Đại Nguyên Soái, Hưng Đạo Đại Vương, Ngài là một danh tướng đệ nhất nước Nam. Khi Ngài mất, Vua Trần Anh Tông sai người về Vạn Kiếp lập đền để thờ ngài ở dinh cũ của ngài ngày trước ; Từ Vua cho đến bách tính ai cũng thương tiếc; Nhân dân nhiều nơi lập đền thờ để ghi nhớ công đức của Ngài và tôn xưng là Đức Thánh Trần.

Theo cuốn sách “Thanh Hoa chư Thần lục” thì ở Thanh Hóa có 3 nơi thờ chính; đó là thôn Thổ Khối (Hà Dương), thôn Xuân Đài (xã Hà Lai), thôn Phú Thọ (xã Hà Long).

Những đền thờ ở đây có liên quan đến sự kiên Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn hộ giá hai vị vua Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông về Thanh Hóa để bảo toàn lực lượng, đợi thời cơ phản công đánh quân Nguyên lần thứ hai vào năm 1284-1285.

Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn đã để lại trong lòng nhân dân Thanh Hóa sự thành kính biết ơn vì đức độ của Ngài với dân chúng trong những tháng ngày về đây. Nhân dân làng Xuân Lai (Hà Lai) lập đền Xuân Đài để ghi nhớ công ơn của Ngài đã từng ra lệnh san sẻ quân lương cứu giúp dân đói khổ.

Nhân dân làng Thổ Khối, Phúc Dương, Cổ Đam lập đền thờ để ghi công ơn được Ngài ban thưởng vì đã có công đắp đất cứu con voi chiến của ngài bị sa lầy.

Nhân dân làng Phúc Thọ (Hà Long) lập đền Rồng để ghi nhớ sự tích Ngài đã đến vùng này thắp hương thỉnh cầu Bà Chúa Thượng Ngàn phù trợ trước khi quay trở ra Bắc phản công đánh thắng quân Nguyên Mông xâm lược vào năm 1285 .

II. Một số cứ liệu về đền Đức Ông Trần Hưng Đạo Đại Vương trong cụm di tích Đền Sòng

Thứ nhất: Khảo sát, Đối chứng so sánh:

Trong tâm thức văn hóa dân gian, Liễu Hạnh tiên chúa và Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, đều là con của Ngọc Hoàng thượng đế (Con Trời ) được sai xuống trần để cứu giúp dân lành, hộ trì quốc thái. Vì thế sau khi Hưng Đạo đại vương Trần Quốc tuấn mất, Ngài được nhân dân cả nước tôn là Thánh Cả, là Thánh cha và Liễu Hạnh công chúa được triều đình nhà Lê (Thế kỷ thứ 16) và nhân dân tôn là Thánh Mẫu, đến triều Nguyễn đước sắc phong là Mẫu Nghi Thiên hạ (Người Mẹ mẫu mực của muôn dân).

Là một người có thời gian làm công tác văn hóa,.Chúng tôi đã có dịp đi nghiên cứu, tìm hiểu về tín ngưỡng thờ đạo Mẫu ở nhiều nơi. Thì chúng tôi thấy có một sự trùng hợp tự nhiên; đó là trong tất cả các đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Miền Bắc, miền Trung, đặc biệt là ở Thanh Hóa đều có cung thờ hoặc có đền thờ Thánh Cả Hưng Đạo Đại vương Trần Triều. Ngược lại ở các ngôi đền thờ Thánh Cả -Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn đều có cung thờ hoặc đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh phải chăng, trong tâm thức văn hóa tín ngưỡng của nhân dân nói chung, nhân dân Thanh Hóa nói riêng, từ xa xưa đã có sự kết nối chặt chẽ trong tín ngưỡng thờ cúng truyền thống - Thờ ông bà, cha mẹ.

Khi khảo sát các di tích (Đền) tôn thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh trên đất Thanh Hóa. Theo sách “Thanh Hoa chư thần lục” ở Thanh Hóa có 45 đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Chúng tôi được biết hầu hết các đền thờ đó đều có cung thờ, ban thờ Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Đặc biệt là cụm di tích đền Rồng xã Hà Long, đền Hàn Sơn - Hà Sơn,đền Tây mỗ - Hà Thái (huyện Hà Trung). Đền Sòng Sơn (Bỉm Sơn) và đền Phố Cát (Thạch Thành) đều có một ngôi đền nhỏ hơn để phụng thờ Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn.

Thứ hai: Khảo sát thực địa, di vật:

Tương truyền: Vào thời Cảnh Hưng triều vua Lê Hiển Tông (1740-1786) nhân dân góp công của xây dựng Đền Sòng để tôn thờ Tiên chúa Liễu Hạnh ở trang Cổ Đam và Phúc Dương huyện Tống Sơn xưa (nay là phường Bắc Sơn) ngay tại nơi Tiên Chúa tái hiện, hiển linh; cùng thời đó nhân dân lại đóng góp công của xây thêm một ngôi đền nhỏ hơn ở phía trái đền Sòng để thờ Hưng Đạo Vương triều Trần Tôn Thần, ở cung chính tẩm của ngôi đền có bài vị “Hưng Đạo Đại Vương Trần Triều Tôn Thần” Dân gian quen gọi ngôi đền này là Đền Đức Ông. Lễ hội Đền Sòng nhằm vào cuối tháng Hai đầu tháng Ba ÂL hàng năm. Lễ hội Đền Đức Ông nhằm vào cuối tháng Tám ÂL hàng năm. Dân gian có câu ca: “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ”- Cha ở đây là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn; còn Mẹ ở đây là Thánh Mẫu Liễu Hạnh – Mẩu Nghi Thiên Hạ.

Từ xa xưa, các thiện nam, tín nữ, con nhang đệ tử thập phương trước khi thắp hương thỉnh cầu Thánh Mẫu Liễu Hạnh đền Sòng đều vào đền Đức Ông (bên trái đền Sòng) bái lạy Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, vì thế đền Đức Ông còn được dân gian gọi là đền ĐứcThánh Cả hoặc đền Trình.

Khi khảo sát nghiên cứu loại gạch xây móng đền Sòng và Đền Đức Ông trước đây (nay còn lưu giữ tại Ban quản lý di tích cấp Quốc gia thị xã Bỉm Sơn) thì chúng tôi thấy loại gạch xây Đền Sòng và đền Đức Ông là cùng một loại gạch thời Lê Vì vậy bước đầu có thể cho rằng đền Đức Ông được xây dựng cùng thời với Đên Sòng, tức là vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVIII, thời Lê Trung Hưng; điều đó có thể nói: Từ tín ngướng thờ cúng truyền thống, Khi đã xây dựng mộ cho cha thì không quên xây dựng mộ cho mẹ. Cũng như khi nhân dân làng Cổ Đam, Phú Dương ngày xưa khi đã xây dựng đền thờ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh thì không thể không xây dựng đền Đức Thánh Cả (Thánh Cha) Hưng Đạo Đại Vương.

Thứ ba: Khảo sát dân gian:

Qua lời các cụ cao niên trong vùng thì có hai loại ý kiến:

Có người cho biết ngôi đền phía bên trái đền Sòng là đền Quan Giám, nhưng nhiều người cho biết và khẳng định đó là ngôi đền thờ Đức Thánh Cả. (tục gọi là Đức Ông). Chúng tôi nghiêng về ý kiến thứ hai.

Thực tế khảo sát hầu hết các ngôi đền (Miếu thờ) ở Miền Bắc, Miền Trung chúng tôi thấy khống có nơi nào xây dựng đền quan giám riêng biệt. mà chỉ cớ tượng quan giám được tạc ở hai bên hành lang phía trước gian tiền đường với tư thế và tư cách là người trông coi giữ gìn sự an lành cho ngôi đền (miếu thờ).

Vì vậy với một số cứ liệu nói trên, chúng tôi cho rằng: Ngôi đền phía bên trái đền Sòng là ngôi đền thờ Đức Thánh Cả, tức Đức Ông Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.Nói cách khác là Thần vị được thờ trong ngôi đền bên trái phía trước đền Sòng Sơn là Đức Thánh Cả (Thánh Cha) Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Cũng như Đền Sòng, đền Đức Ông đã bị chiến tranh và sự vô thức của con người một thời hủy hoại vào những năm 60,70 thế kỷ XX, chỉ còn lại một phần nền móng bằng gạch niên đại nhà Lê.

Đền Sòng đã được tôn tạo lại vào năm 1995 và được Bộ VH-TT nay là Bộ VH-TT-DL công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Được sự quan tâm của UBND tỉnh Thanh Hóa và Bộ VH-TT-DL, Dự án “Mở rộng, trùng tu, tôn tạo quần thể Di tích Đền Sòng - Chín Giếng” đã được phê duyệt và từng bước thực hiện; trong 10 hạng mục phục hồi tôn tạo, thì đền Đức Ông đã được UBND thị xã Bỉm Sơn, Ban quản lý di tích xếp hạng cấp Quốc gia đầu tư phục hồi theo dự án phê duyệt.

Vấn đề hiện nay là xác định danh tính thần vị của ngôi đền đó là ai để làm lễ nhập tượng, đòi hỏi có sự thống nhất quan điểm của các nhà nghiên cứu khoa học và các nhà quản lý.

Riêng ý kiến cá nhân, chúng tôi bảo vệ quan điểm :“Vị thần được tôn thờ ở ngôi đền bên trái đền Sòng là Đền thờ Đức Thánh Cả, Đức Ông Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn”.

Chúng tôi rất mong UBNDThị xã Bỉm Sơn, các cơ quan chuyên môn củaTỉnh Thanh Hóa và Trung ương sớm thống nhất để mang lại giá trị văn hóa lịch sử của ngôi đền, tương xứng với công lao và đức độ của một thiên tài quân sự - Hưng Đạo Đại Vương – Vị Thánh trong lòng nhân dân.


Đức Hậu -
Hội NCT thị xã Bỉm Sơn

Đền thờ Đức Ông Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Trong cụm di tích đền Sòng Sơn)

I. Một vài nét về Đức Thánh Trần- Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn: Trần Quốc Tuấn tước hiệu là Hưng Đạo Vương,sinh vào khoảng từ 1231- 1234, Ngài mất ngày 20 tháng 8 năm 1300, Cha là Trần Liễu (anh của vua Trần Thái Tôn tức Trần Cảnh).



Ngài thông minh tuyệt vời lại hiếu học, được cha mời nhưng người tài giỏi trong nước đến dạy bảo. Ngài sớm nắm được tinh hoa của mọi sách vở và sớm nỏi tiếng là người văn võ xuất chúng, nhiều người phải thán phục kinh ngạc trước thiên tài quân sự của Ngài; Ngài luôn đặt lợi ích đất nước lên trên quyền lợi của giòng tộc.Ngài đã dày công nghiên cứu, say mê viết cuốn sách “Binh thư yếu lược” để rèn dạy tướng sĩ.

Ngài đã 3 lần được các vua nhà Trần trao ấn Tiết chế Quốc Công (Tổng tư lệnh) Chỉ huy quan quân nhà Trần 3 lần đánh bại âm mưu xâm lược của quân Nguyên Mông – Đội quân thiện chiến vào thế kỷ XIII. Sau đó Ngài được phong làm Thái Sư, Thượng phụ, Thượng Quốc Công; Bình Bắc Đại Nguyên Soái, Hưng Đạo Đại Vương, Ngài là một danh tướng đệ nhất nước Nam. Khi Ngài mất, Vua Trần Anh Tông sai người về Vạn Kiếp lập đền để thờ ngài ở dinh cũ của ngài ngày trước ; Từ Vua cho đến bách tính ai cũng thương tiếc; Nhân dân nhiều nơi lập đền thờ để ghi nhớ công đức của Ngài và tôn xưng là Đức Thánh Trần.

Theo cuốn sách “Thanh Hoa chư Thần lục” thì ở Thanh Hóa có 3 nơi thờ chính; đó là thôn Thổ Khối (Hà Dương), thôn Xuân Đài (xã Hà Lai), thôn Phú Thọ (xã Hà Long).

Những đền thờ ở đây có liên quan đến sự kiên Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn hộ giá hai vị vua Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông về Thanh Hóa để bảo toàn lực lượng, đợi thời cơ phản công đánh quân Nguyên lần thứ hai vào năm 1284-1285.

Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn đã để lại trong lòng nhân dân Thanh Hóa sự thành kính biết ơn vì đức độ của Ngài với dân chúng trong những tháng ngày về đây. Nhân dân làng Xuân Lai (Hà Lai) lập đền Xuân Đài để ghi nhớ công ơn của Ngài đã từng ra lệnh san sẻ quân lương cứu giúp dân đói khổ.

Nhân dân làng Thổ Khối, Phúc Dương, Cổ Đam lập đền thờ để ghi công ơn được Ngài ban thưởng vì đã có công đắp đất cứu con voi chiến của ngài bị sa lầy.

Nhân dân làng Phúc Thọ (Hà Long) lập đền Rồng để ghi nhớ sự tích Ngài đã đến vùng này thắp hương thỉnh cầu Bà Chúa Thượng Ngàn phù trợ trước khi quay trở ra Bắc phản công đánh thắng quân Nguyên Mông xâm lược vào năm 1285 .

II. Một số cứ liệu về đền Đức Ông Trần Hưng Đạo Đại Vương trong cụm di tích Đền Sòng

Thứ nhất: Khảo sát, Đối chứng so sánh:

Trong tâm thức văn hóa dân gian, Liễu Hạnh tiên chúa và Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, đều là con của Ngọc Hoàng thượng đế (Con Trời ) được sai xuống trần để cứu giúp dân lành, hộ trì quốc thái. Vì thế sau khi Hưng Đạo đại vương Trần Quốc tuấn mất, Ngài được nhân dân cả nước tôn là Thánh Cả, là Thánh cha và Liễu Hạnh công chúa được triều đình nhà Lê (Thế kỷ thứ 16) và nhân dân tôn là Thánh Mẫu, đến triều Nguyễn đước sắc phong là Mẫu Nghi Thiên hạ (Người Mẹ mẫu mực của muôn dân).

Là một người có thời gian làm công tác văn hóa,.Chúng tôi đã có dịp đi nghiên cứu, tìm hiểu về tín ngưỡng thờ đạo Mẫu ở nhiều nơi. Thì chúng tôi thấy có một sự trùng hợp tự nhiên; đó là trong tất cả các đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Miền Bắc, miền Trung, đặc biệt là ở Thanh Hóa đều có cung thờ hoặc có đền thờ Thánh Cả Hưng Đạo Đại vương Trần Triều. Ngược lại ở các ngôi đền thờ Thánh Cả -Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn đều có cung thờ hoặc đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh phải chăng, trong tâm thức văn hóa tín ngưỡng của nhân dân nói chung, nhân dân Thanh Hóa nói riêng, từ xa xưa đã có sự kết nối chặt chẽ trong tín ngưỡng thờ cúng truyền thống - Thờ ông bà, cha mẹ.

Khi khảo sát các di tích (Đền) tôn thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh trên đất Thanh Hóa. Theo sách “Thanh Hoa chư thần lục” ở Thanh Hóa có 45 đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Chúng tôi được biết hầu hết các đền thờ đó đều có cung thờ, ban thờ Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Đặc biệt là cụm di tích đền Rồng xã Hà Long, đền Hàn Sơn - Hà Sơn,đền Tây mỗ - Hà Thái (huyện Hà Trung). Đền Sòng Sơn (Bỉm Sơn) và đền Phố Cát (Thạch Thành) đều có một ngôi đền nhỏ hơn để phụng thờ Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn.

Thứ hai: Khảo sát thực địa, di vật:

Tương truyền: Vào thời Cảnh Hưng triều vua Lê Hiển Tông (1740-1786) nhân dân góp công của xây dựng Đền Sòng để tôn thờ Tiên chúa Liễu Hạnh ở trang Cổ Đam và Phúc Dương huyện Tống Sơn xưa (nay là phường Bắc Sơn) ngay tại nơi Tiên Chúa tái hiện, hiển linh; cùng thời đó nhân dân lại đóng góp công của xây thêm một ngôi đền nhỏ hơn ở phía trái đền Sòng để thờ Hưng Đạo Vương triều Trần Tôn Thần, ở cung chính tẩm của ngôi đền có bài vị “Hưng Đạo Đại Vương Trần Triều Tôn Thần” Dân gian quen gọi ngôi đền này là Đền Đức Ông. Lễ hội Đền Sòng nhằm vào cuối tháng Hai đầu tháng Ba ÂL hàng năm. Lễ hội Đền Đức Ông nhằm vào cuối tháng Tám ÂL hàng năm. Dân gian có câu ca: “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ”- Cha ở đây là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn; còn Mẹ ở đây là Thánh Mẫu Liễu Hạnh – Mẩu Nghi Thiên Hạ.

Từ xa xưa, các thiện nam, tín nữ, con nhang đệ tử thập phương trước khi thắp hương thỉnh cầu Thánh Mẫu Liễu Hạnh đền Sòng đều vào đền Đức Ông (bên trái đền Sòng) bái lạy Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, vì thế đền Đức Ông còn được dân gian gọi là đền ĐứcThánh Cả hoặc đền Trình.

Khi khảo sát nghiên cứu loại gạch xây móng đền Sòng và Đền Đức Ông trước đây (nay còn lưu giữ tại Ban quản lý di tích cấp Quốc gia thị xã Bỉm Sơn) thì chúng tôi thấy loại gạch xây Đền Sòng và đền Đức Ông là cùng một loại gạch thời Lê Vì vậy bước đầu có thể cho rằng đền Đức Ông được xây dựng cùng thời với Đên Sòng, tức là vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVIII, thời Lê Trung Hưng; điều đó có thể nói: Từ tín ngướng thờ cúng truyền thống, Khi đã xây dựng mộ cho cha thì không quên xây dựng mộ cho mẹ. Cũng như khi nhân dân làng Cổ Đam, Phú Dương ngày xưa khi đã xây dựng đền thờ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh thì không thể không xây dựng đền Đức Thánh Cả (Thánh Cha) Hưng Đạo Đại Vương.

Thứ ba: Khảo sát dân gian:

Qua lời các cụ cao niên trong vùng thì có hai loại ý kiến:

Có người cho biết ngôi đền phía bên trái đền Sòng là đền Quan Giám, nhưng nhiều người cho biết và khẳng định đó là ngôi đền thờ Đức Thánh Cả. (tục gọi là Đức Ông). Chúng tôi nghiêng về ý kiến thứ hai.

Thực tế khảo sát hầu hết các ngôi đền (Miếu thờ) ở Miền Bắc, Miền Trung chúng tôi thấy khống có nơi nào xây dựng đền quan giám riêng biệt. mà chỉ cớ tượng quan giám được tạc ở hai bên hành lang phía trước gian tiền đường với tư thế và tư cách là người trông coi giữ gìn sự an lành cho ngôi đền (miếu thờ).

Vì vậy với một số cứ liệu nói trên, chúng tôi cho rằng: Ngôi đền phía bên trái đền Sòng là ngôi đền thờ Đức Thánh Cả, tức Đức Ông Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.Nói cách khác là Thần vị được thờ trong ngôi đền bên trái phía trước đền Sòng Sơn là Đức Thánh Cả (Thánh Cha) Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Cũng như Đền Sòng, đền Đức Ông đã bị chiến tranh và sự vô thức của con người một thời hủy hoại vào những năm 60,70 thế kỷ XX, chỉ còn lại một phần nền móng bằng gạch niên đại nhà Lê.

Đền Sòng đã được tôn tạo lại vào năm 1995 và được Bộ VH-TT nay là Bộ VH-TT-DL công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Được sự quan tâm của UBND tỉnh Thanh Hóa và Bộ VH-TT-DL, Dự án “Mở rộng, trùng tu, tôn tạo quần thể Di tích Đền Sòng - Chín Giếng” đã được phê duyệt và từng bước thực hiện; trong 10 hạng mục phục hồi tôn tạo, thì đền Đức Ông đã được UBND thị xã Bỉm Sơn, Ban quản lý di tích xếp hạng cấp Quốc gia đầu tư phục hồi theo dự án phê duyệt.

Vấn đề hiện nay là xác định danh tính thần vị của ngôi đền đó là ai để làm lễ nhập tượng, đòi hỏi có sự thống nhất quan điểm của các nhà nghiên cứu khoa học và các nhà quản lý.

Riêng ý kiến cá nhân, chúng tôi bảo vệ quan điểm :“Vị thần được tôn thờ ở ngôi đền bên trái đền Sòng là Đền thờ Đức Thánh Cả, Đức Ông Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn”.

Chúng tôi rất mong UBNDThị xã Bỉm Sơn, các cơ quan chuyên môn củaTỉnh Thanh Hóa và Trung ương sớm thống nhất để mang lại giá trị văn hóa lịch sử của ngôi đền, tương xứng với công lao và đức độ của một thiên tài quân sự - Hưng Đạo Đại Vương – Vị Thánh trong lòng nhân dân.


Đức Hậu -
Hội NCT thị xã Bỉm Sơn

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC