Truy cập

Hôm nay:
5219
Hôm qua:
5240
Tuần này:
23830
Tháng này:
143684
Tất cả:
6390432

Lễ hội Sòng Sơn – Ba Dội năm 2018: Nét đẹp văn hóa tâm linh thờ Mẫu

Trong 3 ngày 9, 10, 11/4/2018 (là ngày 24, 25, 26/2 âm lịch), trong không gian linh thiêng của đền Sòng Sơn, UBND thị xã Bỉm Sơn đã tổ chức Lễ hội truyền thống Sòng Sơn – Ba Dội năm 2018 nhằm tri ân Thánh Mẫu Liễu Hạnh – một trong 4 vị Thánh bất tử của dân tộc Việt Nam và kỷ niệm 229 năm ng¬ười anh hùng dân tộc Quang Trung đã dừng chân nơi đây, tập hợp quân lương để tiến quân ra bắc đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược vào đầu năm Kỷ Dậu (1789) giải phóng Thăng Long, giành lại độc lập cho dân tộc.

Dự lễ khai hội có các đồng chí: Hoàng Bá Tường – Phó Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa; Nguyễn Tiến Thuận - Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND Thị xã; đại diện một số phòng, ban chuyên môn của Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch; Sở Thông tin và Truyền thông; Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa tỉnh; các đồng chí trong Thường trực Thị ủy, HĐND, lãnh đạo UBND Thị xã; Trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp thị; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học; lãnh đạo các xã, phường trên địa bàn; các Bản hội và đông đảo du khách thập phương về tham quan trẩy hội.

Đền Sòng Sơn ngày nay, trước đây gọi là đền Sùng Trân được xây dựng thời triều vua Lê Hiển Tông (1740- 1786) trên đất Cổ Đam, xã Hà Dương, huyện Hà Trung, phủ Tống Sơn. Nay Đền Sòng Sơn thuộc phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, nổi tiếng với câu ca truyền tụng “Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh”. Năm 1993 đền được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc Gia. Đền Sòng Sơn thờ Mẫu Liễu Hạnh là một trong những vị thần quan trọng nhất của đạo Mẫu Việt Nam, là một trong “Tứbất tử” của dân gian Việt Nam. Theo Truyền kỳ tân phả thì Liễu Hạnh là Đệ Nhị tiên chúa Quỳnh Nương, vì phạm lỗi đánh rơi chén Ngọc, nàng bị giáng xuống trần gian đầu thai ở nhà Lê Thái Công, xã Vân Cát (huyện Vụ Bản- Nam Định) mang tên là Giáng Tiên. Sau 3 lần trích giáng,Tiên chúa được được Ngọc Hoàng cho đi về nơi trần thế tùy ý. Liễu Hạnh đi mây về gió, hóa phép để đùa cợt với người đời, khi thì bà già tựa gậy trúc bên đường, lúc hóa phép thành một cô gái đẹp trong quán trọ. Người lành được phúc, người bỡn cợt bị tai vạ. Nàng lên Lạng Sơn biến thành người đẹp họa thơ với trạng Bùng, lúc ở Tây Hồ nàng làm cô hàng rượu xướng họa thơ ca với các danh sĩ họ Phùng, Ngô, Lý... Trải qua thời gian, cùng với sự phong phú về huyền thoại Liễu Hạnh công chúa, Đền Sòng trở thành nơi linh thiêng, nơi sinh hoạt tín ngưỡng không thể thiếu của người dân Bỉm Sơn cũng như nhân dân trên khắp mọi miền đất nước.

Sau hồi trống khai hội của đồng chí Bùi Huy Hùng - Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND Thị xã, nghi thức tế lễ được cử hành một cách thành kính và trang nghiêmnhằm gửi gắm những ước muốn và khát vọng của nhân dân, cầu mong Thánh Mẫu che chở gặp nhiều may mắn, tốt lành, cuộc sống hạnh phúc.

Phần Hội năm nay được dàn dựng công phu, có nhiều mới mẻ, hấp dẫn khán giả. Sân khấu đã khắc họa hình tượng uy nghiêm của Hoàng đế Quang Trung khi duyệt quân trên đèo Ba Dội trước khi hành quân “Thần tốc” ra Thăng Long đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược. Hình tượng trung tâm sân khấu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh với quyền năng, công đức vô biên Người “cứu khổ, trừ tai”, “Khuyến thiện, trừ ác”, thương yêu chúng sinh vô hạn, dạy người dân “tu thân dưỡng tính” theo tinh thần đạo Phật... Các địa danh gắn liền với các di tích, danh thắng trên địa bàn Thị xã như: Đèo Ba Dội, đường Thiên lý, thôn Cổ Đam... được hiện lên sinh động, gần gũi. Sân khấu cũng tái hiện lại tích xưa: Tương truyền rằng, có một ông lão cầm chiếc gậy tre khô cắm xuống đất làng Cổ Đam mà khấn rằng: “nếu gậy tre này tươi tốt thì xây đền thờ Liễu Hạnh công chúa”. Quả nhiên lời huyền phán ấy trở nên màu nhiệm. Gậy tre trở nên xanh tươi, bén rễ, đâm chồi tỏa lá tốt tươi lạ thường. Người đời cho là điều lạ linh ứng, linh thiêng mới bảo nhau lập nên đền Sòng trên mảnh đất này. Kết thúc phần hội, sân khấu trở nên tưng bừng, náo nhiệt với màn múa Rồng, múa lân Lân rộn rã thể hiện ước vọng của nhân dân về cuộc sống thịnh vượng, phát tài, hạnh phúc và hanh thông.

Sau khi kết thúc phần lễ và hội ở đài lễ, nghi thức lễ rước bóng Thánh Mẫu được cử hành. Đoàn rước xuất phát từ lễ đài, dọc theo con đường Thiên Lý lên Nhà Bia Ba Dội. Kiệu vàng Thánh Mẫu là trung tâm của đoàn rước, đi sau hầu kiệu là hàng ngàn bà con nhân dân trong và ngoài địa bàn cùng các bản hội và du khách thập phương. Khi trời chính Ngọ cũng là lúc đoàn lên đến đỉnh Đèo Ba Dội, đoàn quay về dâng hương tại đền Chín Giếng và xa giá hồi cung làm lễ vị hoàn tại đền Sòng Sơn.

Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội không chỉ là niềm tự hào của người dân xứ Thanh mà còn là điểm đến tâm linh tín ngưỡng có giá trị trường tồn trong văn hoá người Việt. Để di tích ngày càng phát huy giá trị, Thị xã Bỉm Sơn, Ban Quản lý di tích cấp Quốc gia thị xã rất mong có sự quan tâm, của các cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm trong và ngoài địa bàn tiếp tục phát huy tâm đức, đóng góp xây dựng, tu bổ di tích lịch sử văn hoá đền Sòng - Chín Giếng ngày càng khang trang, xứng với tầm vóc vốn có và đáp ứng nhu cầu thăm quan và sinh hoạt tâm linh của các tầng lớp nhân dân.

Một số hình ảnh tại Lễ hội:

Song Son 2.jpg
Song Son 9.jpg

Song Son 10.jpg

Song Son 1.jpg

Song Son 3.jpg

Song Son 4.jpg
Song Son 5.jpg
Song Son 6.jpg

Song Son 8.jpg

Song Son 7.jpg

Phạm Thúy

Lễ hội Sòng Sơn – Ba Dội năm 2018: Nét đẹp văn hóa tâm linh thờ Mẫu

Trong 3 ngày 9, 10, 11/4/2018 (là ngày 24, 25, 26/2 âm lịch), trong không gian linh thiêng của đền Sòng Sơn, UBND thị xã Bỉm Sơn đã tổ chức Lễ hội truyền thống Sòng Sơn – Ba Dội năm 2018 nhằm tri ân Thánh Mẫu Liễu Hạnh – một trong 4 vị Thánh bất tử của dân tộc Việt Nam và kỷ niệm 229 năm ng¬ười anh hùng dân tộc Quang Trung đã dừng chân nơi đây, tập hợp quân lương để tiến quân ra bắc đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược vào đầu năm Kỷ Dậu (1789) giải phóng Thăng Long, giành lại độc lập cho dân tộc.

Dự lễ khai hội có các đồng chí: Hoàng Bá Tường – Phó Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa; Nguyễn Tiến Thuận - Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND Thị xã; đại diện một số phòng, ban chuyên môn của Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch; Sở Thông tin và Truyền thông; Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa tỉnh; các đồng chí trong Thường trực Thị ủy, HĐND, lãnh đạo UBND Thị xã; Trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp thị; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học; lãnh đạo các xã, phường trên địa bàn; các Bản hội và đông đảo du khách thập phương về tham quan trẩy hội.

Đền Sòng Sơn ngày nay, trước đây gọi là đền Sùng Trân được xây dựng thời triều vua Lê Hiển Tông (1740- 1786) trên đất Cổ Đam, xã Hà Dương, huyện Hà Trung, phủ Tống Sơn. Nay Đền Sòng Sơn thuộc phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, nổi tiếng với câu ca truyền tụng “Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh”. Năm 1993 đền được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc Gia. Đền Sòng Sơn thờ Mẫu Liễu Hạnh là một trong những vị thần quan trọng nhất của đạo Mẫu Việt Nam, là một trong “Tứbất tử” của dân gian Việt Nam. Theo Truyền kỳ tân phả thì Liễu Hạnh là Đệ Nhị tiên chúa Quỳnh Nương, vì phạm lỗi đánh rơi chén Ngọc, nàng bị giáng xuống trần gian đầu thai ở nhà Lê Thái Công, xã Vân Cát (huyện Vụ Bản- Nam Định) mang tên là Giáng Tiên. Sau 3 lần trích giáng,Tiên chúa được được Ngọc Hoàng cho đi về nơi trần thế tùy ý. Liễu Hạnh đi mây về gió, hóa phép để đùa cợt với người đời, khi thì bà già tựa gậy trúc bên đường, lúc hóa phép thành một cô gái đẹp trong quán trọ. Người lành được phúc, người bỡn cợt bị tai vạ. Nàng lên Lạng Sơn biến thành người đẹp họa thơ với trạng Bùng, lúc ở Tây Hồ nàng làm cô hàng rượu xướng họa thơ ca với các danh sĩ họ Phùng, Ngô, Lý... Trải qua thời gian, cùng với sự phong phú về huyền thoại Liễu Hạnh công chúa, Đền Sòng trở thành nơi linh thiêng, nơi sinh hoạt tín ngưỡng không thể thiếu của người dân Bỉm Sơn cũng như nhân dân trên khắp mọi miền đất nước.

Sau hồi trống khai hội của đồng chí Bùi Huy Hùng - Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND Thị xã, nghi thức tế lễ được cử hành một cách thành kính và trang nghiêmnhằm gửi gắm những ước muốn và khát vọng của nhân dân, cầu mong Thánh Mẫu che chở gặp nhiều may mắn, tốt lành, cuộc sống hạnh phúc.

Phần Hội năm nay được dàn dựng công phu, có nhiều mới mẻ, hấp dẫn khán giả. Sân khấu đã khắc họa hình tượng uy nghiêm của Hoàng đế Quang Trung khi duyệt quân trên đèo Ba Dội trước khi hành quân “Thần tốc” ra Thăng Long đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược. Hình tượng trung tâm sân khấu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh với quyền năng, công đức vô biên Người “cứu khổ, trừ tai”, “Khuyến thiện, trừ ác”, thương yêu chúng sinh vô hạn, dạy người dân “tu thân dưỡng tính” theo tinh thần đạo Phật... Các địa danh gắn liền với các di tích, danh thắng trên địa bàn Thị xã như: Đèo Ba Dội, đường Thiên lý, thôn Cổ Đam... được hiện lên sinh động, gần gũi. Sân khấu cũng tái hiện lại tích xưa: Tương truyền rằng, có một ông lão cầm chiếc gậy tre khô cắm xuống đất làng Cổ Đam mà khấn rằng: “nếu gậy tre này tươi tốt thì xây đền thờ Liễu Hạnh công chúa”. Quả nhiên lời huyền phán ấy trở nên màu nhiệm. Gậy tre trở nên xanh tươi, bén rễ, đâm chồi tỏa lá tốt tươi lạ thường. Người đời cho là điều lạ linh ứng, linh thiêng mới bảo nhau lập nên đền Sòng trên mảnh đất này. Kết thúc phần hội, sân khấu trở nên tưng bừng, náo nhiệt với màn múa Rồng, múa lân Lân rộn rã thể hiện ước vọng của nhân dân về cuộc sống thịnh vượng, phát tài, hạnh phúc và hanh thông.

Sau khi kết thúc phần lễ và hội ở đài lễ, nghi thức lễ rước bóng Thánh Mẫu được cử hành. Đoàn rước xuất phát từ lễ đài, dọc theo con đường Thiên Lý lên Nhà Bia Ba Dội. Kiệu vàng Thánh Mẫu là trung tâm của đoàn rước, đi sau hầu kiệu là hàng ngàn bà con nhân dân trong và ngoài địa bàn cùng các bản hội và du khách thập phương. Khi trời chính Ngọ cũng là lúc đoàn lên đến đỉnh Đèo Ba Dội, đoàn quay về dâng hương tại đền Chín Giếng và xa giá hồi cung làm lễ vị hoàn tại đền Sòng Sơn.

Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội không chỉ là niềm tự hào của người dân xứ Thanh mà còn là điểm đến tâm linh tín ngưỡng có giá trị trường tồn trong văn hoá người Việt. Để di tích ngày càng phát huy giá trị, Thị xã Bỉm Sơn, Ban Quản lý di tích cấp Quốc gia thị xã rất mong có sự quan tâm, của các cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm trong và ngoài địa bàn tiếp tục phát huy tâm đức, đóng góp xây dựng, tu bổ di tích lịch sử văn hoá đền Sòng - Chín Giếng ngày càng khang trang, xứng với tầm vóc vốn có và đáp ứng nhu cầu thăm quan và sinh hoạt tâm linh của các tầng lớp nhân dân.

Một số hình ảnh tại Lễ hội:

Song Son 2.jpg
Song Son 9.jpg

Song Son 10.jpg

Song Son 1.jpg

Song Son 3.jpg

Song Son 4.jpg
Song Son 5.jpg
Song Son 6.jpg

Song Son 8.jpg

Song Son 7.jpg

Phạm Thúy

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC