Truy cập

Hôm nay:
1501
Hôm qua:
7261
Tuần này:
29671
Tháng này:
105871
Tất cả:
6352619

Bảo đảm hành lang an toàn lưới điện

Đối với thị xã công nghiệp Bỉm Sơn, việc cấp điện đầy đủ, an toàn để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt có ý nghĩa quan trọng.

Tuy nhiên, do người dân chưa hiểu hết mức độ nghiêm trọng của việc vi phạm nên trong những năm qua, tình trạng xây dựng, cơi nới công trình làm ảnh hưởng đến hành lang an toàn điện vẫn xảy ra. Điển hình như đầu năm 2016, 15 hộ dân tại khu phố 7, phường Bắc Sơn đã xây nhà trong hành lang an toàn lưới điện cao áp. Điện lực Bỉm Sơn đã phối hợp với chính quyền địa phương khảo sát, thực hiện các bước để nâng độ cao của đường điện từ 7 m lên 15 m và đưa đường dây điện ra khỏi khu vực nhà ở.

Tại một số địa phương khác trên địa bàn tỉnh, trong những năm gần đây, tình trạng vi phạm hành lang an toàn lưới điện vẫn còn tồn tại và chưa được khắc phục triệt để. Công ty Điện lực Thanh Hóa cũng đã tích cực triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn lưới điện, như: Sửa chữa, nâng cấp lưới điện; đồng thời, thực hiện xử lý các điểm vi phạm hành lang an toàn lưới điện. Đối với lưới điện hạ áp nông thôn, công ty đã tận dụng các vật tư thu hồi để thay thế những vị trí có nguy cơ mất an toàn cho con người và gia súc. Kiểm tra và xử lý ngay những vị trí nguy hiểm như rò nhiễm điện ra dây dòng tiếp địa. Những vị trí mất an toàn, đe dọa khẩn cấp an toàn cho con người phải thực hiện ngay việc sửa chữa khắc phục tạm, cử công nhân trực tiếp hướng dẫn các biện pháp an toàn cần thiết cho các hộ dân sống gần đó biết để phòng tránh và lập biên bản cam kết với các hộ dân thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn được hướng dẫn. Tranh thủ sự hỗ trợ của nhân dân và chính quyền địa phương, kết hợp với công tác sửa chữa nâng cấp lưới điện để thực hiện xử lý các điểm vi phạm hành lang an toàn lưới điện, các vị trí vi phạm khoảng cách pha đất. Đại diện Công ty Điện lực Thanh Hóa cho biết: Việc tiến hành cải tạo triệt để tình trạng vi phạm hành lang an toàn lưới điện còn gặp nhiều khó khăn. Những công trình điện bàn giao cho ngành điện hầu hết được xây dựng từ những năm 70 đến năm 90 của thế kỷ trước, không có hồ sơ pháp lý. Một số công trình đường dây trung áp không tìm thấy hồ sơ bồi thường và mặt bằng cấp đất gây khó khăn trong việc xác định trách nhiệm để xử lý vi phạm và tiến hành cải tạo. Việc cấp đất của chính quyền cho các dự án khu công nghiệp trên các địa bàn thị trấn, thị xã, thành phố hiện nay đang phát triển mạnh và nhu cầu xây dựng nhà ở cao tầng của nhân dân ngày càng nhiều dẫn đến nguy cơ phát sinh vi phạm an toàn lưới điện và vi phạm khoảng cách pha đất. Chính quyền địa phương các cấp chưa thực sự vào cuộc trong việc ngăn chặn, xử lý và giải tỏa phạm vi an toàn lưới điện. Bên cạnh đó, các hộ dân hiện nay vẫn tiếp tục xây mới, cơi nới nhà cửa, gây rất nhiều khó khăn cho công tác bảo đảm hành lang an toàn lưới điện.

Theo báo cáo của Phòng Quản lý điện năng, Sở Công Thương, trong thời gian qua, tình hình vi phạm an toàn công trình hành lang an toàn lưới điện cao áp có chiều hướng giảm do có sự chỉ đạo quyết liệt đồng bộ của ban chỉ đạo an toàn lưới điện cao áp tỉnh Thanh Hóa và sự vào cuộc của ban chỉ đạo lưới điện cao áp ở các huyện, cùng với sự vào cuộc phối hợp của đơn vị quản lý, vận hành hệ thống lưới điện trong việc kiểm tra và xử lý các vụ vi phạm. Tuy nhiên, quá trình xử lý vẫn chưa triệt để, một số địa phương các vụ vi phạm có chiều hướng tăng, do xây dựng công trình nhà ở trong hành lang an toàn lưới điện. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn tồn tại 53 điểm vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp. Nguyên nhân là các hộ dân cơi nới, xây mới nhà cửa, công trình, xây lều quán tạm trong hành lang an toàn đường dây điện cao áp, trồng cây trong và ngoài hành lang an toàn đường dây dẫn đến nguy cơ mất an toàn cho con người và vận hành an toàn đường dây. Nhiều đường dây điện trên không cũng bị vi phạm khoảng cách an toàn pha đất dẫn đến nguy hiểm cho con người, phương tiện và gia súc qua lại dưới hành lang đường dây. 5 tháng đầu năm 2017 đã xảy ra 2 vụ tai nạn điện trong khu vực dân cư, làm chết 2 người.

Ngày 9-3-2017 vừa qua, Sở Công Thương đã ban hành văn bản đến UBND các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức quản lý vận hành điện tăng cường công tác bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn, khẩn trương kiểm tra, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm hành lang lưới điện cao áp trên địa bàn. Theo đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến Nghị định 14-2014/NĐ-CP ngày 26-2-2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện. Phối hợp với các đơn vị quản lý vận hành khẩn trương xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh, có giải pháp không để tái phạm hoặc phát sinh các hành vi vi phạm mới. Khi xây dựng, cải tạo mở rộng công trình hoặc công trình khác có ảnh hưởng đến an toàn công trình điện. Công ty Điện lực Thanh Hóa và các tổ chức kinh doanh điện tiếp tục đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện bảo đảm chất lượng điện phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Minh Hằng

Bảo đảm hành lang an toàn lưới điện

Đối với thị xã công nghiệp Bỉm Sơn, việc cấp điện đầy đủ, an toàn để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt có ý nghĩa quan trọng.

Tuy nhiên, do người dân chưa hiểu hết mức độ nghiêm trọng của việc vi phạm nên trong những năm qua, tình trạng xây dựng, cơi nới công trình làm ảnh hưởng đến hành lang an toàn điện vẫn xảy ra. Điển hình như đầu năm 2016, 15 hộ dân tại khu phố 7, phường Bắc Sơn đã xây nhà trong hành lang an toàn lưới điện cao áp. Điện lực Bỉm Sơn đã phối hợp với chính quyền địa phương khảo sát, thực hiện các bước để nâng độ cao của đường điện từ 7 m lên 15 m và đưa đường dây điện ra khỏi khu vực nhà ở.

Tại một số địa phương khác trên địa bàn tỉnh, trong những năm gần đây, tình trạng vi phạm hành lang an toàn lưới điện vẫn còn tồn tại và chưa được khắc phục triệt để. Công ty Điện lực Thanh Hóa cũng đã tích cực triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn lưới điện, như: Sửa chữa, nâng cấp lưới điện; đồng thời, thực hiện xử lý các điểm vi phạm hành lang an toàn lưới điện. Đối với lưới điện hạ áp nông thôn, công ty đã tận dụng các vật tư thu hồi để thay thế những vị trí có nguy cơ mất an toàn cho con người và gia súc. Kiểm tra và xử lý ngay những vị trí nguy hiểm như rò nhiễm điện ra dây dòng tiếp địa. Những vị trí mất an toàn, đe dọa khẩn cấp an toàn cho con người phải thực hiện ngay việc sửa chữa khắc phục tạm, cử công nhân trực tiếp hướng dẫn các biện pháp an toàn cần thiết cho các hộ dân sống gần đó biết để phòng tránh và lập biên bản cam kết với các hộ dân thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn được hướng dẫn. Tranh thủ sự hỗ trợ của nhân dân và chính quyền địa phương, kết hợp với công tác sửa chữa nâng cấp lưới điện để thực hiện xử lý các điểm vi phạm hành lang an toàn lưới điện, các vị trí vi phạm khoảng cách pha đất. Đại diện Công ty Điện lực Thanh Hóa cho biết: Việc tiến hành cải tạo triệt để tình trạng vi phạm hành lang an toàn lưới điện còn gặp nhiều khó khăn. Những công trình điện bàn giao cho ngành điện hầu hết được xây dựng từ những năm 70 đến năm 90 của thế kỷ trước, không có hồ sơ pháp lý. Một số công trình đường dây trung áp không tìm thấy hồ sơ bồi thường và mặt bằng cấp đất gây khó khăn trong việc xác định trách nhiệm để xử lý vi phạm và tiến hành cải tạo. Việc cấp đất của chính quyền cho các dự án khu công nghiệp trên các địa bàn thị trấn, thị xã, thành phố hiện nay đang phát triển mạnh và nhu cầu xây dựng nhà ở cao tầng của nhân dân ngày càng nhiều dẫn đến nguy cơ phát sinh vi phạm an toàn lưới điện và vi phạm khoảng cách pha đất. Chính quyền địa phương các cấp chưa thực sự vào cuộc trong việc ngăn chặn, xử lý và giải tỏa phạm vi an toàn lưới điện. Bên cạnh đó, các hộ dân hiện nay vẫn tiếp tục xây mới, cơi nới nhà cửa, gây rất nhiều khó khăn cho công tác bảo đảm hành lang an toàn lưới điện.

Theo báo cáo của Phòng Quản lý điện năng, Sở Công Thương, trong thời gian qua, tình hình vi phạm an toàn công trình hành lang an toàn lưới điện cao áp có chiều hướng giảm do có sự chỉ đạo quyết liệt đồng bộ của ban chỉ đạo an toàn lưới điện cao áp tỉnh Thanh Hóa và sự vào cuộc của ban chỉ đạo lưới điện cao áp ở các huyện, cùng với sự vào cuộc phối hợp của đơn vị quản lý, vận hành hệ thống lưới điện trong việc kiểm tra và xử lý các vụ vi phạm. Tuy nhiên, quá trình xử lý vẫn chưa triệt để, một số địa phương các vụ vi phạm có chiều hướng tăng, do xây dựng công trình nhà ở trong hành lang an toàn lưới điện. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn tồn tại 53 điểm vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp. Nguyên nhân là các hộ dân cơi nới, xây mới nhà cửa, công trình, xây lều quán tạm trong hành lang an toàn đường dây điện cao áp, trồng cây trong và ngoài hành lang an toàn đường dây dẫn đến nguy cơ mất an toàn cho con người và vận hành an toàn đường dây. Nhiều đường dây điện trên không cũng bị vi phạm khoảng cách an toàn pha đất dẫn đến nguy hiểm cho con người, phương tiện và gia súc qua lại dưới hành lang đường dây. 5 tháng đầu năm 2017 đã xảy ra 2 vụ tai nạn điện trong khu vực dân cư, làm chết 2 người.

Ngày 9-3-2017 vừa qua, Sở Công Thương đã ban hành văn bản đến UBND các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức quản lý vận hành điện tăng cường công tác bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn, khẩn trương kiểm tra, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm hành lang lưới điện cao áp trên địa bàn. Theo đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến Nghị định 14-2014/NĐ-CP ngày 26-2-2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện. Phối hợp với các đơn vị quản lý vận hành khẩn trương xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh, có giải pháp không để tái phạm hoặc phát sinh các hành vi vi phạm mới. Khi xây dựng, cải tạo mở rộng công trình hoặc công trình khác có ảnh hưởng đến an toàn công trình điện. Công ty Điện lực Thanh Hóa và các tổ chức kinh doanh điện tiếp tục đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện bảo đảm chất lượng điện phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Minh Hằng

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC