Truy cập

Hôm nay:
2933
Hôm qua:
4784
Tuần này:
16304
Tháng này:
136158
Tất cả:
6382906

Bỉm Sơn: Tích cực hướng dẫn quản lý trang trại, cơ sở chăn nuôi để phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện tại 10 tỉnh thành (trong đó có Huyện Yên Định, tỉnh Thanh hóa). Theo dự báo, dịch bệnh có nguy lây lan ra diện rộng nếu không có biện pháp ngăn chặn, gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi lợn của tỉnh nhà. Trước tình hình đó, Chủ tịch UBND thị xã yêu cầu Chủ tịch UBND các xã phường, Thủ trưởng cơ quan, phòng, ban, ngành Thị xã tuyên truyền, hướng dẫn các chủ trang trại, cơ sở chăn nuôi thực hiện nghiêm một số biện pháp cấp bách.

dich ta lon.jpg
Ảnh minh họa.

Đối với Chủ tịch UBND các xã, phường, phân công cán bộThú y, khuyến nông viên cơ sở bám sát địa bàn, tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; Tăng cường các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho đàn lợn, không cho lợn ăn thức ăn thừa của đàn lợn đã xuất chuồng, thức ăn của đàn lợn đã bị dịch cho đàn lợn mới, thực hiện nghiêm việc tiêm phòng và kiểm soát tốt nguồn thức ăn, phương tiện vận chuyển ra vào trại, cơ sở chăn nuôi.

Tuyệt đối không nhập con giống không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng và không qua kiểm dịch (đối với đàn lợn giống nhập từ tỉnh ngoài). Khuyến cáo người chăn nuôi chỉ mua giống tại các cơ sở cung cấp con giống có nguồn gốc rõ ràng và phải có bản công bố tiêu chuẩn chất lượng kèm theo.

Hằng ngày vệ sinh chuồng trại chăn nuôi; vệ sinh tiêu độc khử trùng đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi; định kỳ vệ sinh, tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi; Hạn chế nhân viên ra khỏi trại khi không cần thiết, hạn chế tối đa việc ra vào thăm cơ sở chăn nuôi nhất là tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi.

Mọi phương tiện tham gia mua bán, xuất nhập, trao đổi đều thực hiện ngoài cổng trang trại, cơ sở chăn nuôi. Không vận chuyển lợn, thức ăn, chất thải hay vật dụng khác chung một phương tiện. Mọi người trước khi vào khu chăn nuôi phải thực hiện đẩy đủ các quy định về vệ sinh thú y, bảo hộ lao động (quần áo, ủng...) và tiêu độc khử trùng trước khi vào trại. Không mua thịt lợn, phủ tạng và sản phẩm có nguồn gốc thịt lợn chưa rõ nguồn gốc, chưa được kiểm dịch vào trại chăn nuôi làm thực phẩm. Khuyến khích sử dụng thực phẩm đảm bảo chất lượng trong nội bộ trang trại.

Hướng dẫn người chăn nuôi thường xuyên theo dõi đàn lợn, áp dụng đồng bộ các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi. Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, liên kết trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ để hình thành sản phẩm theo chuỗi có truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đối với phòng Kinh tếTrạm Thú yThị xã, thường xuyên tổ chức kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học tại các trang trại chănnuôi trên địa bàn.
Phạm Thúy

Bỉm Sơn: Tích cực hướng dẫn quản lý trang trại, cơ sở chăn nuôi để phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện tại 10 tỉnh thành (trong đó có Huyện Yên Định, tỉnh Thanh hóa). Theo dự báo, dịch bệnh có nguy lây lan ra diện rộng nếu không có biện pháp ngăn chặn, gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi lợn của tỉnh nhà. Trước tình hình đó, Chủ tịch UBND thị xã yêu cầu Chủ tịch UBND các xã phường, Thủ trưởng cơ quan, phòng, ban, ngành Thị xã tuyên truyền, hướng dẫn các chủ trang trại, cơ sở chăn nuôi thực hiện nghiêm một số biện pháp cấp bách.

dich ta lon.jpg
Ảnh minh họa.

Đối với Chủ tịch UBND các xã, phường, phân công cán bộThú y, khuyến nông viên cơ sở bám sát địa bàn, tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; Tăng cường các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho đàn lợn, không cho lợn ăn thức ăn thừa của đàn lợn đã xuất chuồng, thức ăn của đàn lợn đã bị dịch cho đàn lợn mới, thực hiện nghiêm việc tiêm phòng và kiểm soát tốt nguồn thức ăn, phương tiện vận chuyển ra vào trại, cơ sở chăn nuôi.

Tuyệt đối không nhập con giống không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng và không qua kiểm dịch (đối với đàn lợn giống nhập từ tỉnh ngoài). Khuyến cáo người chăn nuôi chỉ mua giống tại các cơ sở cung cấp con giống có nguồn gốc rõ ràng và phải có bản công bố tiêu chuẩn chất lượng kèm theo.

Hằng ngày vệ sinh chuồng trại chăn nuôi; vệ sinh tiêu độc khử trùng đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi; định kỳ vệ sinh, tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi; Hạn chế nhân viên ra khỏi trại khi không cần thiết, hạn chế tối đa việc ra vào thăm cơ sở chăn nuôi nhất là tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi.

Mọi phương tiện tham gia mua bán, xuất nhập, trao đổi đều thực hiện ngoài cổng trang trại, cơ sở chăn nuôi. Không vận chuyển lợn, thức ăn, chất thải hay vật dụng khác chung một phương tiện. Mọi người trước khi vào khu chăn nuôi phải thực hiện đẩy đủ các quy định về vệ sinh thú y, bảo hộ lao động (quần áo, ủng...) và tiêu độc khử trùng trước khi vào trại. Không mua thịt lợn, phủ tạng và sản phẩm có nguồn gốc thịt lợn chưa rõ nguồn gốc, chưa được kiểm dịch vào trại chăn nuôi làm thực phẩm. Khuyến khích sử dụng thực phẩm đảm bảo chất lượng trong nội bộ trang trại.

Hướng dẫn người chăn nuôi thường xuyên theo dõi đàn lợn, áp dụng đồng bộ các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi. Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, liên kết trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ để hình thành sản phẩm theo chuỗi có truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đối với phòng Kinh tếTrạm Thú yThị xã, thường xuyên tổ chức kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học tại các trang trại chănnuôi trên địa bàn.
Phạm Thúy

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC