Truy cập

Hôm nay:
3895
Hôm qua:
6831
Tuần này:
27830
Tháng này:
171024
Tất cả:
6230332

Chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thị xã Bỉm Sơn

Dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) thường xuất hiện vào thời điểm từ tháng 6 đến tháng 8 và đỉnh dịch thường rơi vào tháng 9 đến tháng 11. Thời tiết diễn biến thất thường là điều kiện thuận lợi cho đàn muỗi truyền bệnh sinh sản và phát triển mạnh, nếu không tích cực chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, nguy cơ phát sinh bệnh SXH là rất cao.

Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2019 đến nay, cả nước ghi nhận trên 105.000 trường hợp mắc SXH, trong đó có 10 trường hợp tử vong. Tại Thanh Hóa, tính đến ngày 30/6/2019, đã ghi nhận hơn 300 ca mắc (tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2018). Tại thị xã Bỉm Sơn, tính đến ngày 26/8/2019 đã ghi nhận 05 trường hợp nghi mắc bệnh SXH, đây là những trường hợp mắc tái phát. Trước tình hình đó, thị xã Bỉm Sơn đã xây dựng hệ thống cảnh báo sớm SXH, chỉ đạo ngành y tế và các địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện đồng bộ các giải pháp, chuẩn bị nguồn lực phòng chống bệnh SXH, sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh, giảm thiểu tác động và thiệt hại của dịch bệnh gây ra.

Xác định phòng chống dịch bệnh SXH phải từ ý thức của người dân, từ thị xã đến cơ sở đã tăng cường công tác tuyên truyền về tác hại của bệnh SXH, nguy cơ lây nhiễm và cách phòng chống để mỗi người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh SXH, không để bệnh dịch ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội. Phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” được duy trì ở các khu dân cư hay phong trào “5 không 3 sạch” được hầu hết các Chi hội Phụ nữ trên toàn địa bàn thị xã hưởng ứng là một trong những biện pháp hữu hiệu làm giảm nguy cơ mắc bệnh SXH. Bụi rậm được phát quang, bọ gậy bị tiêu diệt, phun hóa chất diệt muỗi định kỳ tại các hộ gia đình …không còn chỗ cho muỗi trú ẩn và sinh trưởng.

Tại các trường học trên địa bàn thị xã, trước khi bước vào năm học mới, các Nhà trường đã thực hiện dọn dẹp vệ sinh môi trường trong khuôn viên, phát quang bụi rậm, nhổ cỏ tại sân thể dục, chủ động trích kinh phí để phun hóa chất diệt muỗi và côn trùng… đón các em học sinh tựu trường, đảm bảo sức khỏe cho thầy và trò.

Cùng với việc phát huy tính chủ động trong quần chúng nhân dân và xã hội hóa trong phòng chống bệnh SXH, Thị xã đã phân bổ kinh phí cho Trung tâm Y tế Bỉm Sơn để thực hiện công tác phòng chống bệnh SXH. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Trung tâm y tế Bỉm Sơn đã tham mưu cho chính quyền địa phương triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy tại cộng đồng, ưu tiên phun hóa chất tại nơi công cộng tập trung đông người, các trụ sở cơ quan, trường học, doanh nghiệp, chợ…; ban hành kế hoạch phòng, chống SXH trên địa bàn và chỉ đạo khối điều trị, dự phòng, trạm y tế chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện cấp cứu… Thực hiện đúng “Quy định về hướng dẫn chẩn đoán, điều trị SXH Dengue” của Bộ Y tế nhằm giảm tỷ lệ tỷ vong tại các cơ sở điều trị. Đồng thời, chẩn đoán ban đầu độ chính xác cao giúp giảm tải cho công tác xử lý ổ bệnh tuyến xã. Tăng cường giám sát bệnh, chủ động thực hiện điều tra dịch tễ, củng cố và kiện toàn đội chống dịch cơ động, chủ động dự báo dịch.

Với sự chủ động về mọi mặt, tin rằng công tác phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn thị xã tiếp tục mang lại nhiều hiệu quả trong thời gian tới, hạn chế được số trường hợp mắc bệnh và lây lan, góp phần nâng cao hơn nữa sức khỏe trong nhân dân.
Nguyễn Tới

Chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thị xã Bỉm Sơn

Dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) thường xuất hiện vào thời điểm từ tháng 6 đến tháng 8 và đỉnh dịch thường rơi vào tháng 9 đến tháng 11. Thời tiết diễn biến thất thường là điều kiện thuận lợi cho đàn muỗi truyền bệnh sinh sản và phát triển mạnh, nếu không tích cực chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, nguy cơ phát sinh bệnh SXH là rất cao.

Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2019 đến nay, cả nước ghi nhận trên 105.000 trường hợp mắc SXH, trong đó có 10 trường hợp tử vong. Tại Thanh Hóa, tính đến ngày 30/6/2019, đã ghi nhận hơn 300 ca mắc (tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2018). Tại thị xã Bỉm Sơn, tính đến ngày 26/8/2019 đã ghi nhận 05 trường hợp nghi mắc bệnh SXH, đây là những trường hợp mắc tái phát. Trước tình hình đó, thị xã Bỉm Sơn đã xây dựng hệ thống cảnh báo sớm SXH, chỉ đạo ngành y tế và các địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện đồng bộ các giải pháp, chuẩn bị nguồn lực phòng chống bệnh SXH, sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh, giảm thiểu tác động và thiệt hại của dịch bệnh gây ra.

Xác định phòng chống dịch bệnh SXH phải từ ý thức của người dân, từ thị xã đến cơ sở đã tăng cường công tác tuyên truyền về tác hại của bệnh SXH, nguy cơ lây nhiễm và cách phòng chống để mỗi người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh SXH, không để bệnh dịch ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội. Phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” được duy trì ở các khu dân cư hay phong trào “5 không 3 sạch” được hầu hết các Chi hội Phụ nữ trên toàn địa bàn thị xã hưởng ứng là một trong những biện pháp hữu hiệu làm giảm nguy cơ mắc bệnh SXH. Bụi rậm được phát quang, bọ gậy bị tiêu diệt, phun hóa chất diệt muỗi định kỳ tại các hộ gia đình …không còn chỗ cho muỗi trú ẩn và sinh trưởng.

Tại các trường học trên địa bàn thị xã, trước khi bước vào năm học mới, các Nhà trường đã thực hiện dọn dẹp vệ sinh môi trường trong khuôn viên, phát quang bụi rậm, nhổ cỏ tại sân thể dục, chủ động trích kinh phí để phun hóa chất diệt muỗi và côn trùng… đón các em học sinh tựu trường, đảm bảo sức khỏe cho thầy và trò.

Cùng với việc phát huy tính chủ động trong quần chúng nhân dân và xã hội hóa trong phòng chống bệnh SXH, Thị xã đã phân bổ kinh phí cho Trung tâm Y tế Bỉm Sơn để thực hiện công tác phòng chống bệnh SXH. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Trung tâm y tế Bỉm Sơn đã tham mưu cho chính quyền địa phương triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy tại cộng đồng, ưu tiên phun hóa chất tại nơi công cộng tập trung đông người, các trụ sở cơ quan, trường học, doanh nghiệp, chợ…; ban hành kế hoạch phòng, chống SXH trên địa bàn và chỉ đạo khối điều trị, dự phòng, trạm y tế chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện cấp cứu… Thực hiện đúng “Quy định về hướng dẫn chẩn đoán, điều trị SXH Dengue” của Bộ Y tế nhằm giảm tỷ lệ tỷ vong tại các cơ sở điều trị. Đồng thời, chẩn đoán ban đầu độ chính xác cao giúp giảm tải cho công tác xử lý ổ bệnh tuyến xã. Tăng cường giám sát bệnh, chủ động thực hiện điều tra dịch tễ, củng cố và kiện toàn đội chống dịch cơ động, chủ động dự báo dịch.

Với sự chủ động về mọi mặt, tin rằng công tác phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn thị xã tiếp tục mang lại nhiều hiệu quả trong thời gian tới, hạn chế được số trường hợp mắc bệnh và lây lan, góp phần nâng cao hơn nữa sức khỏe trong nhân dân.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC