Truy cập

Hôm nay:
3477
Hôm qua:
5065
Tuần này:
8542
Tháng này:
84742
Tất cả:
6331490

Chung tay phòng chống xâm hại trẻ em

Trong thời gian qua, UBND thị xã Bỉm Sơn đã quan tâm chỉ đạo các đơn vị và UBND các xã phường triển khai nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác trẻ em nói chung, công tác phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em nói riêng. Tuy nhiên từ năm 2018 đến nay, trên địa bàn đã xảy ra 3 vụ án về tội phạm xâm hại tình dục trẻ em. Không những gây hậu quả nghiêm trọng trong công tác đấu tranh, trấn áp tội phạm mà còn gây hậu quả lâu dài về tâm sinh lý cho nạn nhân và gây bức xúc trong dư luận, trong Nhân dân.

Thực tế cho thấy, mọi trẻ em trong cộng đồng đều có nguy cơ bị xâm hại tình dục, kể cả trẻ em sống trong gia đình nghèo khó hay khá giả. Sau khi bị xâm hại, nạn nhân thường không dám kể về những gì đã diễn ra với bản thân; hầu hết những người xâm hại tình dục là nam giới và là người quen biết, như: họ hàng, bạn của gia đình, hàng xóm,… với bị hại. Thủ đoạn phổ biến là lợi dụng sự tin tưởng, sức ảnh hưởng của mình hoặc dùng lòng tốt (cho quà, tiền hoặc lợi ích vật chất khác) nhằm dụ dỗ, đe dọa để thực hiện hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em. Trẻ em có thể bị xâm hại tình dục dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó phổ biến là xâm hại bằng cách tiếp xúc thân thể như: ép trẻ chạm vào bộ phận sinh dục của người lớn; sờ, vuốt ve … những bộ phận kín và nhạy cảm của trẻ. Địa bàn và thời điểm xảy ra vụ xâm hại tình dục trẻ em thường là những nơi vắng vẻ, chỉ có đối tượng và nạn nhân nên hầu hết nếu có sự kháng cự thì đối tượng vẫn thực hiện hành vi cho đến cùng. Hành vi xâm hại tình dục sẽ làm tổn thương cho trẻ vào thời điểm khi hành vi xâm hại diễn ra và có thể tiếp tục gây tổn thương trong suốt quãng đời còn lại của nạn nhân, đặc biệt đối với những trẻ không thể kể hết về sự xâm hại này hoặc không nhận được sự bảo vệ, giúp đỡ, hỗ trợ từ phía gia đình và xã hội.

Để tăng cường công tác phòng chống xâm hại trẻ em trên địa bàn thị xã, UBND thị xã đã chỉ đạo Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thị xã phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục các quy định của pháp luật về Luật trẻ em, các quyết định, chương trình của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh Thanh Hóa về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ nói chung, phòng chống xâm hại trẻ em; tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác liên quan đến trẻ em, đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên, người thân và chính trẻ em về các mối nguy hiểm và hậu quả của hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em cũng như cách hỗ trợ, can thiệp trong trường hợp trẻ bị xâm hại; đồng thời tăng cường quản lý, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn nhằm ngăn ngừa tình trạng trẻ em bị bóc lột sức lao động.

UBND thị xã giao phòng Giáo dục và Đào tạo tăng cường trang bị kiến thức, kỹ năng sống cho trẻ như: Đưa nội dung giáo dục pháp luật về phòng, chống các loại tội phạm xâm hại trẻ em vào chương trình giảng dạy và hoạt động ngoại khóa; thực hiện tốt việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và chính quyền, đoàn thể trong quản lý, giáo dục phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em; quan tâm tổ chức các hoạt động thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi để các em có sân chơi lành mạnh, nhất là trong những ngày hè.

Các đơn vị: Công an thị xã, Tòa án nhân dân, Việt kiểm sát nhân dân chủ động nắm tình hình, quản lý tốt địa bàn, đối tượng và áp dụng đồng bộ các biện pháp, giải pháp phòng ngừa làm giảm điều kiện, phát sinh tội phạm xâm hại trẻ em; điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh tội phạm xâm hại trẻ em trước pháp luật.

Cùng với đó, UBMTTQ và các tổ chức thành viên, UBND các xã phường,Trung tâm Văn hóa – Thông tin – Thể thao và Du lịch thị xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân các quy định của pháp luật công tác phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em; tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nhằm thu hút sự tham gia của trẻ em. Từ đó hạn chế việc lôi kéo tham gia vào các trò chơi không lành mạnh, độc hại, làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em.

Ngoài sự vào cuộc của các cơ quan, chức năng, mỗi người dân cần chung tay bảo vệ trẻ em bằng tình yêu thương và những việc làm cụ thể, thiết thực. Nếu phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ em bị xâm hại hãy gọi ngay Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em qua đường dây nóng 111 hoặc Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội Thanh Hóa qua số máy 02373.8011.999 để được hỗ trợ kịp thời.

Hà Nghĩa

Chung tay phòng chống xâm hại trẻ em

Trong thời gian qua, UBND thị xã Bỉm Sơn đã quan tâm chỉ đạo các đơn vị và UBND các xã phường triển khai nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác trẻ em nói chung, công tác phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em nói riêng. Tuy nhiên từ năm 2018 đến nay, trên địa bàn đã xảy ra 3 vụ án về tội phạm xâm hại tình dục trẻ em. Không những gây hậu quả nghiêm trọng trong công tác đấu tranh, trấn áp tội phạm mà còn gây hậu quả lâu dài về tâm sinh lý cho nạn nhân và gây bức xúc trong dư luận, trong Nhân dân.

Thực tế cho thấy, mọi trẻ em trong cộng đồng đều có nguy cơ bị xâm hại tình dục, kể cả trẻ em sống trong gia đình nghèo khó hay khá giả. Sau khi bị xâm hại, nạn nhân thường không dám kể về những gì đã diễn ra với bản thân; hầu hết những người xâm hại tình dục là nam giới và là người quen biết, như: họ hàng, bạn của gia đình, hàng xóm,… với bị hại. Thủ đoạn phổ biến là lợi dụng sự tin tưởng, sức ảnh hưởng của mình hoặc dùng lòng tốt (cho quà, tiền hoặc lợi ích vật chất khác) nhằm dụ dỗ, đe dọa để thực hiện hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em. Trẻ em có thể bị xâm hại tình dục dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó phổ biến là xâm hại bằng cách tiếp xúc thân thể như: ép trẻ chạm vào bộ phận sinh dục của người lớn; sờ, vuốt ve … những bộ phận kín và nhạy cảm của trẻ. Địa bàn và thời điểm xảy ra vụ xâm hại tình dục trẻ em thường là những nơi vắng vẻ, chỉ có đối tượng và nạn nhân nên hầu hết nếu có sự kháng cự thì đối tượng vẫn thực hiện hành vi cho đến cùng. Hành vi xâm hại tình dục sẽ làm tổn thương cho trẻ vào thời điểm khi hành vi xâm hại diễn ra và có thể tiếp tục gây tổn thương trong suốt quãng đời còn lại của nạn nhân, đặc biệt đối với những trẻ không thể kể hết về sự xâm hại này hoặc không nhận được sự bảo vệ, giúp đỡ, hỗ trợ từ phía gia đình và xã hội.

Để tăng cường công tác phòng chống xâm hại trẻ em trên địa bàn thị xã, UBND thị xã đã chỉ đạo Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thị xã phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục các quy định của pháp luật về Luật trẻ em, các quyết định, chương trình của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh Thanh Hóa về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ nói chung, phòng chống xâm hại trẻ em; tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác liên quan đến trẻ em, đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên, người thân và chính trẻ em về các mối nguy hiểm và hậu quả của hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em cũng như cách hỗ trợ, can thiệp trong trường hợp trẻ bị xâm hại; đồng thời tăng cường quản lý, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn nhằm ngăn ngừa tình trạng trẻ em bị bóc lột sức lao động.

UBND thị xã giao phòng Giáo dục và Đào tạo tăng cường trang bị kiến thức, kỹ năng sống cho trẻ như: Đưa nội dung giáo dục pháp luật về phòng, chống các loại tội phạm xâm hại trẻ em vào chương trình giảng dạy và hoạt động ngoại khóa; thực hiện tốt việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và chính quyền, đoàn thể trong quản lý, giáo dục phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em; quan tâm tổ chức các hoạt động thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi để các em có sân chơi lành mạnh, nhất là trong những ngày hè.

Các đơn vị: Công an thị xã, Tòa án nhân dân, Việt kiểm sát nhân dân chủ động nắm tình hình, quản lý tốt địa bàn, đối tượng và áp dụng đồng bộ các biện pháp, giải pháp phòng ngừa làm giảm điều kiện, phát sinh tội phạm xâm hại trẻ em; điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh tội phạm xâm hại trẻ em trước pháp luật.

Cùng với đó, UBMTTQ và các tổ chức thành viên, UBND các xã phường,Trung tâm Văn hóa – Thông tin – Thể thao và Du lịch thị xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân các quy định của pháp luật công tác phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em; tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nhằm thu hút sự tham gia của trẻ em. Từ đó hạn chế việc lôi kéo tham gia vào các trò chơi không lành mạnh, độc hại, làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em.

Ngoài sự vào cuộc của các cơ quan, chức năng, mỗi người dân cần chung tay bảo vệ trẻ em bằng tình yêu thương và những việc làm cụ thể, thiết thực. Nếu phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ em bị xâm hại hãy gọi ngay Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em qua đường dây nóng 111 hoặc Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội Thanh Hóa qua số máy 02373.8011.999 để được hỗ trợ kịp thời.

Hà Nghĩa

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC