Truy cập

Hôm nay:
562
Hôm qua:
5240
Tuần này:
19173
Tháng này:
139027
Tất cả:
6385775

Cựu Thanh niên Xung phong Trịnh Xuân Lâm: Xông pha thời chiến, cống hiến thời bình, làm giàu trên quê hương Bỉm Sơn

Với ý chí, bản lĩnh của người lính bộ đội Cụ Hồ, doanh nhân cựu chiến binh Trịnh Xuân Lâm gầy dựng cơ nghiệp từ tay trắng, tạo việc làm cho hơn 9.000 thanh niên Thanh Hóa, giúp hàng trăm cựu binh làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo

Sau gần 40 năm rời quân ngũ, người cựu binhTrịnh Xuân Lâm, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Tiên Sơn Thanh Hóa, đã hiện thực hóa ước mơ của mình khi dám nghĩ dám làm, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương Thanh Hóa, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động nông thôn. Nhưng ít ai biết rằng để có được "quả ngọt" ngày hôm nay, người cựu binh này đã có những ngày tháng gian nan, vất vả.
XÔNG PHA THỜI CHIẾN, CỐNG HIẾN THỜI BÌNH: Làm giàu trên quê hương - Ảnh 1.
Ông Trịnh Xuân Lâm trao nhà tình nghĩa cho người nghèo phường Bắc Sơn.
Khởi nghiệp từ tay trắng
Năm 1975, tròn 19 tuổi, chàng trai Trịnh Xuân Lâm lên đường nhập ngũ và biên chế vào Quân đoàn 1 - Sư đoàn 312 tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam. Sau ngày đất nước thống nhất, Trịnh Xuân Lâm trở về quê nhà ở xã Hà Vinh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa với thương tật 38% (hạng 4/4) và tiếp tục được cho đi học hạ sĩ quan pháo binh. Tuy nhiên, khi về quê hương, thấy cuộc sống gia đình quá khó khăn, bố mẹ đã già, nhà lại đông anh em nên năm 1978, Lâm xin ra quân để về lo cho gia đình.
Những ngày đầu rời quân ngũ, không có công ăn việc làm, Trịnh Xuân Lâm đã "nhảy tàu" vào tận miền Nam mua bánh, trái mang ra Hà Nội bán. Vì là đảng viên, lại là người hăng say lao động nên một thời gian sau, cựu lính Sư đoàn 312 Trịnh Xuân Lâm được chính quyền tín nhiệm bầu làm tổ trưởng tổ sản xuất, rồi chủ nhiệm hợp tác xã. Dù cố gắng lao động sản xuất nhưng cuộc sống của gia đình Lâm vẫn bộn bề khó khăn. "Với ý nghĩ tìm một hướng đi mới may ra mới thoát nghèo được nên năm 1990, gia đình tôi rời Hà Trung lên thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa lập nghiệp. Tôi làm đủ thứ nghề, từ buôn sắt vụn, đi mót than đá rơi vãi trước cổng Nhà máy Xi-măng Bỉm Sơn đến thu mua xi-măng vụn để bán lại kiếm lời. Vợ thì mở quán cóc bên đường bán tạp hóa, xăng lẻ…" - cựu binh Lâm nhớ lại.
Kể từ năm 1990, kinh tế đất nước chuyển mình phát triển, doanh nghiệp tư nhân ra đời ngày càng nhiều. Nhờ kinh nghiệm nhiều năm buôn bán sắt vụn, ông Lâm quyết định rất thức thời: mở công ty. "Tháng 7-1995, Công ty TNHH Tiên Sơn ra đời và là công ty tư nhân đầu tiên ở thị xã Bỉm Sơn. Lúc đầu, công ty có khoảng 10 người đi thu mua sắt vụn, xi-măng vụn. Đến năm 2000, tôi mở thêm xưởng cắt xén giấy, đóng sách vở học sinh, thu hút được khoảng 20 lao động, chủ yếu là những người có hoàn cảnh khó khăn, con em gia đình cựu chiến binh" - ông Lâm kể lại quá trình khởi nghiệp.
Đến năm 2002, người cựu binh này lại mở thêm một xưởng sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, tạo việc làm cho khoảng 300 lao động, có thời điểm số lao động lên tới 500 người. Thời điểm đó, ở thị xã Bỉm Sơn, ngoài Công ty Xi-măng Bỉm Sơn thì không công ty nào có số lượng lớn lao động có công ăn việc làm ổn định như Công ty Tiên Sơn.
XÔNG PHA THỜI CHIẾN, CỐNG HIẾN THỜI BÌNH: Làm giàu trên quê hương - Ảnh 2.
Hơn 9.000 lao động tỉnh Thanh Hóa được Tổng Công ty Tiên Sơn Thanh Hóa tạo việc làm ổn định
Dám nghĩ dám làm
Thanh Hóa là một trong những tỉnh có xu hướng di cư lao động lớn nhất cả nước. Đấy cũng là điều mà người cựu binh năm xưa luôn trăn trở, ấp ủ ước mơ có thật nhiều nhà máy để tạo được nhiều việc làm cho người dân, giúp họ "ly nông nhưng không ly hương".
Và năm 2006, ông "liều mạng" nhảy vào ngành may mặc mà không có chút kinh nghiệm gì. Thời điểm đó, hay tin một công ty may mặc đóng trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn làm ăn thua lỗ, ông tìm đến thương thuyết mua lại. "Lúc biết tôi có ý định mua lại công ty, gia đình ai cũng phản đối, thậm chí chính quyền thị xã cũng không ủng hộ vì cho rằng tôi chưa làm may bao giờ, khó thành công. Nhưng cái gì đã quyết thì làm và đến giờ tôi đã không ân hận vì quyết định đó" - cựu binh Lâm chia sẻ.
Sau khi mua lại, ông Lâm bắt tay ngay vào việc vực dậy nhà máy. Một mặt duy trì khâu sản xuất, tổ chức lại nhân sự, đào tạo chuyển giao; một mặt ông chạy khắp nơi để tìm đơn hàng.
Với ý chí, bản lĩnh của người lính bộ đội Cụ Hồ, dám nghĩ dám làm, đầu óc nhanh nhạy, say mê tìm tòi, ông đã nhanh chóng vực dậy được xưởng may, bảo đảm ổn định công ăn việc làm cho gần 300 công nhân.
Từ bước đệm đó, sau 12 năm thăng trầm với ngành may mặc, chuyển đổi từ một công ty nhỏ thành tổng công ty lớn - Tổng Công ty Tiên Sơn Thanh Hóa, cựu binh Trịnh Xuân Lâm đã dần dần biến ngành nghề này trở thành ngành mũi nhọn của tổng công ty này. Đến nay, hệ thống của Tổng Công ty Tiên Sơn Thanh Hóa có 9 nhà máy may xuất khẩu đóng tại nhiều huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Thanh Hóa với tổng mức đầu tư gần 2.000 tỉ đồng, tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 9.000 lao động (chủ yếu là lao động ở các vùng nông thôn còn khó khăn) với mức lương từ 5-7 triệu đồng/người/tháng.
Ngoài lãnh đạo công ty, lo công ăn việc làm cho gần chục ngàn con người, ông Trịnh Xuân Lâm còn tham gia và làm Chủ tịch Hội Doanh nhân cựu chiến binh tỉnh Thanh Hóa, "chèo lái" giúp gần 400 hội viên làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Nhờ những đóng góp không biết mệt mỏi đó, ông đã được nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng ba (năm 2008), Huân chương Lao động hạng nhì (2015), Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2007 và 2014.

Thanh Tuấn

Cựu Thanh niên Xung phong Trịnh Xuân Lâm: Xông pha thời chiến, cống hiến thời bình, làm giàu trên quê hương Bỉm Sơn

Với ý chí, bản lĩnh của người lính bộ đội Cụ Hồ, doanh nhân cựu chiến binh Trịnh Xuân Lâm gầy dựng cơ nghiệp từ tay trắng, tạo việc làm cho hơn 9.000 thanh niên Thanh Hóa, giúp hàng trăm cựu binh làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo

Sau gần 40 năm rời quân ngũ, người cựu binhTrịnh Xuân Lâm, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Tiên Sơn Thanh Hóa, đã hiện thực hóa ước mơ của mình khi dám nghĩ dám làm, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương Thanh Hóa, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động nông thôn. Nhưng ít ai biết rằng để có được "quả ngọt" ngày hôm nay, người cựu binh này đã có những ngày tháng gian nan, vất vả.
XÔNG PHA THỜI CHIẾN, CỐNG HIẾN THỜI BÌNH: Làm giàu trên quê hương - Ảnh 1.
Ông Trịnh Xuân Lâm trao nhà tình nghĩa cho người nghèo phường Bắc Sơn.
Khởi nghiệp từ tay trắng
Năm 1975, tròn 19 tuổi, chàng trai Trịnh Xuân Lâm lên đường nhập ngũ và biên chế vào Quân đoàn 1 - Sư đoàn 312 tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam. Sau ngày đất nước thống nhất, Trịnh Xuân Lâm trở về quê nhà ở xã Hà Vinh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa với thương tật 38% (hạng 4/4) và tiếp tục được cho đi học hạ sĩ quan pháo binh. Tuy nhiên, khi về quê hương, thấy cuộc sống gia đình quá khó khăn, bố mẹ đã già, nhà lại đông anh em nên năm 1978, Lâm xin ra quân để về lo cho gia đình.
Những ngày đầu rời quân ngũ, không có công ăn việc làm, Trịnh Xuân Lâm đã "nhảy tàu" vào tận miền Nam mua bánh, trái mang ra Hà Nội bán. Vì là đảng viên, lại là người hăng say lao động nên một thời gian sau, cựu lính Sư đoàn 312 Trịnh Xuân Lâm được chính quyền tín nhiệm bầu làm tổ trưởng tổ sản xuất, rồi chủ nhiệm hợp tác xã. Dù cố gắng lao động sản xuất nhưng cuộc sống của gia đình Lâm vẫn bộn bề khó khăn. "Với ý nghĩ tìm một hướng đi mới may ra mới thoát nghèo được nên năm 1990, gia đình tôi rời Hà Trung lên thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa lập nghiệp. Tôi làm đủ thứ nghề, từ buôn sắt vụn, đi mót than đá rơi vãi trước cổng Nhà máy Xi-măng Bỉm Sơn đến thu mua xi-măng vụn để bán lại kiếm lời. Vợ thì mở quán cóc bên đường bán tạp hóa, xăng lẻ…" - cựu binh Lâm nhớ lại.
Kể từ năm 1990, kinh tế đất nước chuyển mình phát triển, doanh nghiệp tư nhân ra đời ngày càng nhiều. Nhờ kinh nghiệm nhiều năm buôn bán sắt vụn, ông Lâm quyết định rất thức thời: mở công ty. "Tháng 7-1995, Công ty TNHH Tiên Sơn ra đời và là công ty tư nhân đầu tiên ở thị xã Bỉm Sơn. Lúc đầu, công ty có khoảng 10 người đi thu mua sắt vụn, xi-măng vụn. Đến năm 2000, tôi mở thêm xưởng cắt xén giấy, đóng sách vở học sinh, thu hút được khoảng 20 lao động, chủ yếu là những người có hoàn cảnh khó khăn, con em gia đình cựu chiến binh" - ông Lâm kể lại quá trình khởi nghiệp.
Đến năm 2002, người cựu binh này lại mở thêm một xưởng sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, tạo việc làm cho khoảng 300 lao động, có thời điểm số lao động lên tới 500 người. Thời điểm đó, ở thị xã Bỉm Sơn, ngoài Công ty Xi-măng Bỉm Sơn thì không công ty nào có số lượng lớn lao động có công ăn việc làm ổn định như Công ty Tiên Sơn.
XÔNG PHA THỜI CHIẾN, CỐNG HIẾN THỜI BÌNH: Làm giàu trên quê hương - Ảnh 2.
Hơn 9.000 lao động tỉnh Thanh Hóa được Tổng Công ty Tiên Sơn Thanh Hóa tạo việc làm ổn định
Dám nghĩ dám làm
Thanh Hóa là một trong những tỉnh có xu hướng di cư lao động lớn nhất cả nước. Đấy cũng là điều mà người cựu binh năm xưa luôn trăn trở, ấp ủ ước mơ có thật nhiều nhà máy để tạo được nhiều việc làm cho người dân, giúp họ "ly nông nhưng không ly hương".
Và năm 2006, ông "liều mạng" nhảy vào ngành may mặc mà không có chút kinh nghiệm gì. Thời điểm đó, hay tin một công ty may mặc đóng trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn làm ăn thua lỗ, ông tìm đến thương thuyết mua lại. "Lúc biết tôi có ý định mua lại công ty, gia đình ai cũng phản đối, thậm chí chính quyền thị xã cũng không ủng hộ vì cho rằng tôi chưa làm may bao giờ, khó thành công. Nhưng cái gì đã quyết thì làm và đến giờ tôi đã không ân hận vì quyết định đó" - cựu binh Lâm chia sẻ.
Sau khi mua lại, ông Lâm bắt tay ngay vào việc vực dậy nhà máy. Một mặt duy trì khâu sản xuất, tổ chức lại nhân sự, đào tạo chuyển giao; một mặt ông chạy khắp nơi để tìm đơn hàng.
Với ý chí, bản lĩnh của người lính bộ đội Cụ Hồ, dám nghĩ dám làm, đầu óc nhanh nhạy, say mê tìm tòi, ông đã nhanh chóng vực dậy được xưởng may, bảo đảm ổn định công ăn việc làm cho gần 300 công nhân.
Từ bước đệm đó, sau 12 năm thăng trầm với ngành may mặc, chuyển đổi từ một công ty nhỏ thành tổng công ty lớn - Tổng Công ty Tiên Sơn Thanh Hóa, cựu binh Trịnh Xuân Lâm đã dần dần biến ngành nghề này trở thành ngành mũi nhọn của tổng công ty này. Đến nay, hệ thống của Tổng Công ty Tiên Sơn Thanh Hóa có 9 nhà máy may xuất khẩu đóng tại nhiều huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Thanh Hóa với tổng mức đầu tư gần 2.000 tỉ đồng, tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 9.000 lao động (chủ yếu là lao động ở các vùng nông thôn còn khó khăn) với mức lương từ 5-7 triệu đồng/người/tháng.
Ngoài lãnh đạo công ty, lo công ăn việc làm cho gần chục ngàn con người, ông Trịnh Xuân Lâm còn tham gia và làm Chủ tịch Hội Doanh nhân cựu chiến binh tỉnh Thanh Hóa, "chèo lái" giúp gần 400 hội viên làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Nhờ những đóng góp không biết mệt mỏi đó, ông đã được nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng ba (năm 2008), Huân chương Lao động hạng nhì (2015), Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2007 và 2014.

Thanh Tuấn

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC