Truy cập

Hôm nay:
3814
Hôm qua:
6831
Tuần này:
27749
Tháng này:
170943
Tất cả:
6230251

Đầu năm, người dân tấp nập cầu may tại Đền Sòng và Chín Giếng

Từ xưa đề Sòng Sơn đã nổi tiếng “Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh”, với những câu ca “Nhất vui là Hội Phủ Giầy/Vui là vậy, chẳng tày Sòng Sơn”. Cùng với Đền Chín Giếng (còn gọi là Đền Cô Chín), cụm di tích tâm linh ở thị xã Bỉm Sơn đầu Xuân thu hút hàng chục ngàn du khách đến dâng hương, cầu may mắn và tài lộc cho gia đình.

Đền Sòng Sơn thuộc Trang Cổ Đam, Phú Dương, Phủ Tống Sơn, Thanh Hóa, nay thuộc phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Đền được xây dựng thời Cảnh Hưng triều vua Lê Hiển Tông (1740- 1786), được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.
1.jpg
Đền Sòng Sơn là Thánh đường thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh - một trong
bốn vị Thánh bất tử của dân tộc Việt Nam.
Tương truyền Thánh Mẫu Liễu Hạnh vốn là Tiên Chúa Quỳnh Nương, con gái của Ngọc Hoàng Thượng đế, vì có lỗi đánh rơi chén ngọc, bị trích giáng xuống trần gian đầu thai làm con gái nhà ông Lê Tự Thắng ở làng An Thái, Vân Cát, huyện Thiên Bản nay là Vụ Bản, Nam Định.
Hết hạn trích giáng, Tiên Thánh về trời, sau lại được vua Cha Ngọc Hoàng thương tình cho giáng hạ xuống trần gian. Sẵn có phép màu biến hóa, Tiên Thánh đã gia ân cứu giúp dân lành, trừng phạt kẻ ác, đã có công phù trợ cho vua Lê đánh thắng quân Chiêm Thành Ai Lao...
Tiên Thánh được nhân dân khắp nơi lập Đền tôn thờ, hương khói. Trong hệ thống đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh thì uy nghi và linh thiêng nhất vẫn là đền Sòng Sơn – nơi Tiên Chúa Liễu Hạnh hiển Thánh.
Trải qua thời gian, cùng với sự phong phú về huyền thoại Liễu Hạnh công chúa, Đền Sòng trở thành nơi linh thiêng, nơi sinh hoạt tín ngưỡng không thể thiếu của cư dân Bỉm Sơn nói riêng và đông đảo du khách thập phương, nhất là vào mùa lễ hội.
Chỉ cách Đền Sòng khoảng 1km về phía Đông, Đền Cô Chín cũng là điểm đến được nhân dân Thanh Hóa và du khách thập phương ghé thăm.
2.jpg
Đền Chín Giếng thờ Cửu Thiên Huyền Nữ - con gái thứ chín của Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Tương truyền, trong trận chiến giữa Tiền Quân Thánh và Chúa Liễu Hạnh tại Sòng Sơn, Liễu Hạnh lâm nạn, biến thành con rồng ẩn về nơi Cửu Thiên Công Chúa đang ngự là chín cái giếng thiêng. Chúa Liễu Hạnh được Cửu thiên Huyền Nữ hóa phép che chở, được Phật Bà Quan Âm ra tay cứu đỡ, nên Liễu Hạnh thoát được lưới vây của Tiền Quân Thánh.Đền Chín Giếng thờ Cửu Thiên Huyền Nữ - con gái thứ chín của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Được khởi dựng cùng thời với Đền Sòng Sơn (Thời Cảnh Hưng, triều vua Lê Hiển Tông 1740 -1786), Đền được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.
Cảm tạ đức từ bi của Phật bà Quan Âm, Chúa Liễu quy y theo Phật, và cảm tình cưu mang của Cửu Thiên Huyền Nữ, chúa Liễu Hạnh kết nghĩa chị em với Cửu Thiên Huyền Nữ. Bởi vậy, hàng năm khi lễ rước bóng Thánh Mẫu Liễu Hạnh bao giờ kiệu rước Thánh Mẫu cũng được rước đi từ Đền Sòng sang đến Cô Chín, như muốn nói lên hình ảnh chị đến thăm em - một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Dưới đây là một số hình ảnh PV Lao động Thủ đô ghi nhận tại Đền Sòng và đền Cô Chín trong ngày Mồng 1 Tết Kỷ Hợi
3.jpg
Đền Sòng Sơn thuộc phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn.

4.jpg

Bảo vệ nhà Đền cho biết, từ chiều 30 Tết đông đảo du khách thập phương đã tấp nập đến dâng hương tại Đền cầu May mắn, Bình an và Tài lộc cho gia đình.

5.jpg
Khu vực chờ viết sớ luôn đông khách.
6.jpg
Du khách chen chân ngoài sân Đền để dâng lễ.
7.jpg
Và mỗi người khi đến Đền, không quên góp chút tiền công đức xây dựng Đền.
8.jpg
Cách Đền Sòng khoảng 1km về phía Đông, Đền Cô Chín cũng là điểm đến được
đông đảo du khách thập phương ghé thăm.
9.jpg
Bàn viết sớ ngay cửa Đền luôn đông khách.

Băng Dương

Đầu năm, người dân tấp nập cầu may tại Đền Sòng và Chín Giếng

Từ xưa đề Sòng Sơn đã nổi tiếng “Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh”, với những câu ca “Nhất vui là Hội Phủ Giầy/Vui là vậy, chẳng tày Sòng Sơn”. Cùng với Đền Chín Giếng (còn gọi là Đền Cô Chín), cụm di tích tâm linh ở thị xã Bỉm Sơn đầu Xuân thu hút hàng chục ngàn du khách đến dâng hương, cầu may mắn và tài lộc cho gia đình.

Đền Sòng Sơn thuộc Trang Cổ Đam, Phú Dương, Phủ Tống Sơn, Thanh Hóa, nay thuộc phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Đền được xây dựng thời Cảnh Hưng triều vua Lê Hiển Tông (1740- 1786), được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.
1.jpg
Đền Sòng Sơn là Thánh đường thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh - một trong
bốn vị Thánh bất tử của dân tộc Việt Nam.
Tương truyền Thánh Mẫu Liễu Hạnh vốn là Tiên Chúa Quỳnh Nương, con gái của Ngọc Hoàng Thượng đế, vì có lỗi đánh rơi chén ngọc, bị trích giáng xuống trần gian đầu thai làm con gái nhà ông Lê Tự Thắng ở làng An Thái, Vân Cát, huyện Thiên Bản nay là Vụ Bản, Nam Định.
Hết hạn trích giáng, Tiên Thánh về trời, sau lại được vua Cha Ngọc Hoàng thương tình cho giáng hạ xuống trần gian. Sẵn có phép màu biến hóa, Tiên Thánh đã gia ân cứu giúp dân lành, trừng phạt kẻ ác, đã có công phù trợ cho vua Lê đánh thắng quân Chiêm Thành Ai Lao...
Tiên Thánh được nhân dân khắp nơi lập Đền tôn thờ, hương khói. Trong hệ thống đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh thì uy nghi và linh thiêng nhất vẫn là đền Sòng Sơn – nơi Tiên Chúa Liễu Hạnh hiển Thánh.
Trải qua thời gian, cùng với sự phong phú về huyền thoại Liễu Hạnh công chúa, Đền Sòng trở thành nơi linh thiêng, nơi sinh hoạt tín ngưỡng không thể thiếu của cư dân Bỉm Sơn nói riêng và đông đảo du khách thập phương, nhất là vào mùa lễ hội.
Chỉ cách Đền Sòng khoảng 1km về phía Đông, Đền Cô Chín cũng là điểm đến được nhân dân Thanh Hóa và du khách thập phương ghé thăm.
2.jpg
Đền Chín Giếng thờ Cửu Thiên Huyền Nữ - con gái thứ chín của Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Tương truyền, trong trận chiến giữa Tiền Quân Thánh và Chúa Liễu Hạnh tại Sòng Sơn, Liễu Hạnh lâm nạn, biến thành con rồng ẩn về nơi Cửu Thiên Công Chúa đang ngự là chín cái giếng thiêng. Chúa Liễu Hạnh được Cửu thiên Huyền Nữ hóa phép che chở, được Phật Bà Quan Âm ra tay cứu đỡ, nên Liễu Hạnh thoát được lưới vây của Tiền Quân Thánh.Đền Chín Giếng thờ Cửu Thiên Huyền Nữ - con gái thứ chín của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Được khởi dựng cùng thời với Đền Sòng Sơn (Thời Cảnh Hưng, triều vua Lê Hiển Tông 1740 -1786), Đền được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.
Cảm tạ đức từ bi của Phật bà Quan Âm, Chúa Liễu quy y theo Phật, và cảm tình cưu mang của Cửu Thiên Huyền Nữ, chúa Liễu Hạnh kết nghĩa chị em với Cửu Thiên Huyền Nữ. Bởi vậy, hàng năm khi lễ rước bóng Thánh Mẫu Liễu Hạnh bao giờ kiệu rước Thánh Mẫu cũng được rước đi từ Đền Sòng sang đến Cô Chín, như muốn nói lên hình ảnh chị đến thăm em - một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Dưới đây là một số hình ảnh PV Lao động Thủ đô ghi nhận tại Đền Sòng và đền Cô Chín trong ngày Mồng 1 Tết Kỷ Hợi
3.jpg
Đền Sòng Sơn thuộc phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn.

4.jpg

Bảo vệ nhà Đền cho biết, từ chiều 30 Tết đông đảo du khách thập phương đã tấp nập đến dâng hương tại Đền cầu May mắn, Bình an và Tài lộc cho gia đình.

5.jpg
Khu vực chờ viết sớ luôn đông khách.
6.jpg
Du khách chen chân ngoài sân Đền để dâng lễ.
7.jpg
Và mỗi người khi đến Đền, không quên góp chút tiền công đức xây dựng Đền.
8.jpg
Cách Đền Sòng khoảng 1km về phía Đông, Đền Cô Chín cũng là điểm đến được
đông đảo du khách thập phương ghé thăm.
9.jpg
Bàn viết sớ ngay cửa Đền luôn đông khách.

Băng Dương

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC