Truy cập

Hôm nay:
12180
Hôm qua:
6917
Tuần này:
19097
Tháng này:
115258
Tất cả:
6174566

Doanh nhân Bỉm Sơn: Khát vọng ngày mới

Là vùng kinh tế động lực phía bắc của tỉnh Thanh Hóa, những năm gần đây, kinh tế - xã hội của thị xã Bỉm Sơn có những bước phát triển mạnh mẽ. Nửa đầu nhiệm kỳ 2015 – 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 16,5%/năm, thu hút được 31 dự án đầu tư sản xuất kinh doanh với tổng vốn đăng ký đầu tư là 1.995 tỷ đồng.

Khat vong.jpg


Riêng năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 22,6%, vượt 7,4% so với kế hoạch đề ra, cao gần 2,5 lần so bình quân chung cả tỉnh. Công tác an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất của người dân được nâng lên đáng kể. Để đạt được những thành tựu đáng tự hào đó phải nói đến những đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp, lực lượng doanh nhân trên địa bàn.

Hiện nay, toàn Thị xã có 489 doanh nghiệp đang hoạt động. Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân Bỉm Sơn có bước phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Bằng sự năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, các doanh nhân đã chèo lái con thuyền doanh nghiệp vươn lên, có những định hướng, chiến lược kinh doanh phù hợp, không những duy trì và thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh làm tăng tích lũy cho doanh nghiệp, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động mà còn đóng góp nộp ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội.

Trên lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, nhiều doanh nghiệp đã tích cực đẩy mạnh các phong trào thi đua lao động - sản xuất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Điểm sáng trong số đó là Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn, Công ty CP Long Sơn, Công ty cổ phần VLXD Bỉm Sơn…

Chúng tôi có dịp tới thăm Công ty CP VLXD Bỉm Sơn khi dự án “Cải tạo Lò nung tuynel số 2 từ công nghệ cũ sang công nghệ: mới xếp gạch trực tiếp trên goòng” vừa hoàn thành. Trước đây với công nghệ cũ, gạch mộc sau khi tạo hình phải phơi 5-7 ngày rồi mới được xếp lên goòng đưa vào sấy nung. Sau khi cải tiến, thay vì phải qua công đoạn phơi khô, gạch mộc được xếp trực tiếp trên goòng và đưa vào lò nung sấy. Với công nghệ này, sản phẩm gạch đỏ sẽ có hình thức đẹp, đồng đều và chất lượng cao hơn, giảm được tỷ lệ hao hụt, đồng thời tiết kiệm thời gian sản xuất. Sau khi cải tạo, lò tuynel số 2 có công suất 45 triệu viên/năm, nâng tổng công suất của cả 3 lò lên khoảng 100 triệu viên/năm. Đây là sáng kiến cải tiến kỹ thuật của giám đốc Công ty Nguyễn Tất Thắng trong năm 2018. Với sáng kiến này, có thể nói giám đốc trẻ Nguyễn Tất Thắng đã thổi một luồng gió mới làm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Những năm gần đây, số doanh nghiệp do nữ làm chủ trên địa bàn Thị xã tăng lên đáng kể. Có thể nhắc đến như: Công ty Vaude Việt Nam, Công ty vận tải Hồng Toán, Công ty TNHH May Huệ Anh… Các nữ doanh nhân không chỉ đảm đang, tháo vát trong gia đình, mà còn bản lĩnh trên thương trường. Chị Hoàng Thị Kim Dung – Giám đốc Công ty TNHH May Huệ Anh là một ví dụ điển hình. Thành lập Công ty năm 2014, với trí tuệ, bản lĩnh của mình, chị đã lãnh đạo công ty ngày càng phát triển. Sau gần 5 năm thành lập, từ 4 chuyền may với 200 công nhân, tới nay, Công ty của chị đã mở rộng quy mô lên 11 chuyền may, giải quyết việc làm cho 550 lao động với mức thu nhập bình quân trên 5,2 triệu đồng/người/tháng. Chất lượng sản phẩm luôn đạt yêu cầu khắt khe của đối tác và được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: Mỹ, Canada, Brazil…. Dự kiến trong năm 2019, công ty sẽ tiếp tục bổ sung thêm 4 chuyền may nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất – kinh doanh trong tương lai. Công việc kinh doanh bận rộn là thế, song chưa bao giờ chị sao nhãng vai trò làm vợ, làm mẹ trong gia đình. Không chỉ có tài trong điều hành sản xuất kinh doanh, các doanh nhân Bỉm Sơn còn có bản lĩnh vững vàng, lãnh đạo doanh nghiệp vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất để vươn lên tầm cao mới.

Cuối năm 2017, đầu năm 2018, có thể nói là thời gian khó khăn nhất của Công ty cổ phần Bánh kẹo Tràng An 3. Ngay sau sự cố hỏa hoạn, cùng với việc bảo đảm chế độ cho người lao động, Ban giám đốc công ty đã quyết định tái thiết nhà máy với quy mô lớn hơn trước đây. Giữa bộn bề khó khăn, ông Lê Xuân Ánh – Phó giám đốc Công ty, giám đốc Nhà máy, vẫn vững tay chèo, đưa “con thuyền doanh nghiệp" vượt qua “sóng gió”. Giờ đây, không khí lao động nhộn nhịp đã trở lại trên các dây chuyền sản xuất. Ánh mắt và nụ cười phấn khởi trên khuôn mặt của mỗi người công nhân đã đẩy lùi mảng màu trầm, hứa hẹn một tương lai sáng lạn trong bức tranh phát triển của Công ty cổ phần bánh kẹo Tràng an 3.

Trên lĩnh vực dịch vụ, nhiều doanh nghiệp đã có những chiến lược đầu tư, đổi mới nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, lấy sự hài lòng của khách hàng là thước đo của thành công. Tiêu biểu như Điện lực Bỉm Sơn, Trường mầm non tư thục Bé Ngoan…

Điện lực Bỉm Sơn hiện quản lý trên130Km đường dây trung thế và 171 Km đường dây hạ thế, với tổng dung lượng trên79.000KVA trải rộng trên địa bàn 8 xã, phường. Thực hiện bán điện trực tiếp đến gần 22.000 khách hàng của Thị xã Bỉm Sơn và 2 xã lân cận thuộc huyện Hà Trung. Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, trong 9 tháng đầu năm 2018, Điện lực Bỉm Sơn đã hoàn thành dự án đầu tư cải tạo nâng cấp lưới điện 6KV lên 22KV và thực hiện sửa chữa lớn,sửa chữa thường xuyênvới tổng kinh phí 103,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Giám đốc Điện lực Bỉm Sơn – Nguyễn Văn Thành còn chú trọng triển khai các chính sách về chăm sóc khách hàng, nhằm phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.

Tới thăm trường mầm non tư thục Bé Ngoan vào thời gian này, có thể nhận thấy ngôi trường như được khoác lên mình bộ áo mới, thân thiện và đẹp đẽ hơn. Vốn là giáo viên mầm non, bà Vũ Thị Mai Anh – Hiệu trưởng nhà trường quan niệm, giáo dục trẻ giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi rất quan trọng, bởi ở độ tuổi này, trẻ có khả năng “thẩm thấu” tốt, nếu bỏ lỡ sẽ rất khó bù đắp về sau. Vì lẽ đó, trong thời gian qua, bà đã dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu và áp dụng các phương pháp giáo dục mới kết hợp với phương pháp giáo dục truyền thống vào chương trình dạy học của nhà trường. Đồng thời mạnh dạn đầu tư 6 tỷ đồng để xây mới và cải tạo phòng học, phòng chức năng; mua sắm trang thiết bị dạy học hiện đại, đồ dùng đồ chơi, giúp cho việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ đạt chất lượng tốt hơn, tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh.

Từ năm 2017 đến nay, Thị xã Bỉm Sơn đã ban hành và thực thi nhiều chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi, hỗ trợ doanh nhân khởi nghiệp. Từ “bệ đỡ” này, nhiều doanh nhân phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, đầu tư nhà xưởng, dây chuyền, máy móc, trang thiết bị hiện đại và làm ăn hiệu quả.
Trong số những doanh nghiệp mới thành lập, nhiều chủ doanh nghiệp đãlấy khoa học công nghệ làm trọng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, gắn với Bảo vệ môi trường. Tiêu biểu có thể kể đến như giám đốc Công ty cổ phần sản xuât và thương mại Long Thành Lã Văn Duyến. Đưa chúng tôi thăm quan nhà máy sản xuất, giám đốc trẻ sinh năm 1982 Lã Văn Duyến cho biết: anh và Ban giám đốc đã mạnh dạn đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất đồng bộ, hiện đại theo công nghệ mới với công suất 80 triệu viên/năm. Ngoài ra, Công ty còn đầu tư thêm robot và hệ thống phụ trợ với kinh phí trên 22 tỷ đồng thay thế sức người trong việc bốc vác sản phẩm. Thế nên mặc dù mới chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1 năm 2018 nhưng đến nay, “gạch Long Thành” đã có mặt ở nhiều huyện, thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và dần chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy, doanh thu đạt bình quân 5 tỷ đồng/tháng, giải quyết việc làm ổn định cho hơn 100 lao động với mức lương từ với 7 – 8 triệu đồng/người/tháng.

Rời công ty cổ phần sản xuất và thương mại Long Thành, chúng tôi tới thăm Công ty TNHH Nguyễn Hải Tiến - hoạt động trong lĩnh vực may gia công túi xách siêu thị xuất khẩu. Đây là một trong những doanh nghiệp mới thành lập năm 2017 nhưng đã có nhiều kết quả sản xuất kinh doanh đáng phấn khởi. Tiếp chúng tôi, chị Vũ Thị Hằng – giám đốc doanh nghiệp cho biết, trước đây gia đình chị sản xuất theo mô hình kinh doanh hộ cá thể. Sau khi bàn bạc với gia đình, chị mạnh dạn chuyển sang mô hình doanh nghiệp. Với 33 máy may công nghiệp, công ty đã giải quyết việc làm cho hơn 40 lao động với mức lương bình quân từ 3 – 6 triệu đồng/người/tháng, nộp ngân sách nhà nước trung bình 20 triệu đồng/tháng. Sau khi trừ đi chi phí, lợi nhuận thu về đạt từ 60 – 80 triệu đồng/tháng.

Cũng thành lập vào năm 2017, Công ty KH Vina - một doanh nghiệp FDI có vốn đầu tư từ Hàn Quốc đã có nhiều đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Sau gần 1 năm hoạt động, dưới sự chèo lái của Giám đốc Lee Young Sam, Công ty đã vượt lên những khó khăn ban đầu, ngày càng mở rộng quy mô sản xuất. Hiện nay, công ty đã thu hút 460 lao động với mức lương bình quân 5,3 triệu đồng/người/tháng, năng suất bình quân đạt 86.000 sản phẩm/tháng, doanh thu 9 tháng đầu năm 2018 đạt trên 26 tỷ đồng. Các nghĩa vụ về đóng ngân sách nhà nước và bảo hiểm cho người lao động được Công ty thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, Công ty còn tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội như ủng hộ chương trình "Tết sum vầy" năm 2018, ủng hộ bà con vùng lũ xã Luận Khê, huyện Thường Xuân và nhiều hoạt động ý nghĩa khác.

Từ những thành công trong thương trường, doanh nhân Bỉm Sơn đã trở thànhlực lượng quan trọng trong đóng góp ngân sách nhà nước. Tính trong 9 tháng đầu năm 2018, các doanh nghiệp đã đóng góp trên 43 tỷ đồng vào ngân sách Thị xã. Tiêu biểu như Công ty TNHH Long Sơn, Công ty TNHH Hồng Phượng… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đã góp phần tích cực vào giải quyết việc làman sinh xã hội tại địa phương như: đóng góp xây dựng nông thôn mới; thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội cho huyện Thạch Thành theo Nghị quyết số 09 của BCH Đảng bộ Tỉnh; ủng hộ Quỹ vì người nghèo; Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam, xây dựng nhà tình nghĩa; tặng quà cho các hộ nghèo, cận nghèo dịp Tết Nguyên đán, ủng hộ bà conbị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt…

Thành lập và hoạt động đến nay đã được 3 năm, Câu lạc bộ Doanh nhân trẻ Bỉm Sơn là mái nhà chung của lực lượng doanh nhân. Dưới mái nhà chung ấy, các thành viên trong câu lạc bộ đã kết nối, hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh doanh, cùng nhau phát triển bền vững, đồng thời tích cực đi đầu trong các hoạt động nhân đạo, từ thiện với mục đích làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Doanh nghiệp tiêu biểu chính là những tập thể đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Bỉm Sơn đang không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia tích cực các hoạt động xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; và các doanh nhân tiêu biểu như những cánh chim đầu đàn đã dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua áp khó khăn, thách thức biến khó khăn, thách thức thành cơ hội phát triển - đúng như câu nói của ông cha ta từng răn dạy: "Cái khó ló cái khôn". Tin tưởng rằng, với sự năng động, sáng tạo doanh nhân Bỉm Sơn sẽ không ngừng nâng cao trình độ quản lý, năng lực cạnh tranh, xung kích trong phát triển kinh tế xã hội của Thị xã, góp phần xây dựng quê hương Bỉm Sơn ngày càng giàu đẹp.

Hà Nghĩa

Doanh nhân Bỉm Sơn: Khát vọng ngày mới

Là vùng kinh tế động lực phía bắc của tỉnh Thanh Hóa, những năm gần đây, kinh tế - xã hội của thị xã Bỉm Sơn có những bước phát triển mạnh mẽ. Nửa đầu nhiệm kỳ 2015 – 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 16,5%/năm, thu hút được 31 dự án đầu tư sản xuất kinh doanh với tổng vốn đăng ký đầu tư là 1.995 tỷ đồng.

Khat vong.jpg


Riêng năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 22,6%, vượt 7,4% so với kế hoạch đề ra, cao gần 2,5 lần so bình quân chung cả tỉnh. Công tác an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất của người dân được nâng lên đáng kể. Để đạt được những thành tựu đáng tự hào đó phải nói đến những đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp, lực lượng doanh nhân trên địa bàn.

Hiện nay, toàn Thị xã có 489 doanh nghiệp đang hoạt động. Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân Bỉm Sơn có bước phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Bằng sự năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, các doanh nhân đã chèo lái con thuyền doanh nghiệp vươn lên, có những định hướng, chiến lược kinh doanh phù hợp, không những duy trì và thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh làm tăng tích lũy cho doanh nghiệp, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động mà còn đóng góp nộp ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội.

Trên lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, nhiều doanh nghiệp đã tích cực đẩy mạnh các phong trào thi đua lao động - sản xuất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Điểm sáng trong số đó là Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn, Công ty CP Long Sơn, Công ty cổ phần VLXD Bỉm Sơn…

Chúng tôi có dịp tới thăm Công ty CP VLXD Bỉm Sơn khi dự án “Cải tạo Lò nung tuynel số 2 từ công nghệ cũ sang công nghệ: mới xếp gạch trực tiếp trên goòng” vừa hoàn thành. Trước đây với công nghệ cũ, gạch mộc sau khi tạo hình phải phơi 5-7 ngày rồi mới được xếp lên goòng đưa vào sấy nung. Sau khi cải tiến, thay vì phải qua công đoạn phơi khô, gạch mộc được xếp trực tiếp trên goòng và đưa vào lò nung sấy. Với công nghệ này, sản phẩm gạch đỏ sẽ có hình thức đẹp, đồng đều và chất lượng cao hơn, giảm được tỷ lệ hao hụt, đồng thời tiết kiệm thời gian sản xuất. Sau khi cải tạo, lò tuynel số 2 có công suất 45 triệu viên/năm, nâng tổng công suất của cả 3 lò lên khoảng 100 triệu viên/năm. Đây là sáng kiến cải tiến kỹ thuật của giám đốc Công ty Nguyễn Tất Thắng trong năm 2018. Với sáng kiến này, có thể nói giám đốc trẻ Nguyễn Tất Thắng đã thổi một luồng gió mới làm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Những năm gần đây, số doanh nghiệp do nữ làm chủ trên địa bàn Thị xã tăng lên đáng kể. Có thể nhắc đến như: Công ty Vaude Việt Nam, Công ty vận tải Hồng Toán, Công ty TNHH May Huệ Anh… Các nữ doanh nhân không chỉ đảm đang, tháo vát trong gia đình, mà còn bản lĩnh trên thương trường. Chị Hoàng Thị Kim Dung – Giám đốc Công ty TNHH May Huệ Anh là một ví dụ điển hình. Thành lập Công ty năm 2014, với trí tuệ, bản lĩnh của mình, chị đã lãnh đạo công ty ngày càng phát triển. Sau gần 5 năm thành lập, từ 4 chuyền may với 200 công nhân, tới nay, Công ty của chị đã mở rộng quy mô lên 11 chuyền may, giải quyết việc làm cho 550 lao động với mức thu nhập bình quân trên 5,2 triệu đồng/người/tháng. Chất lượng sản phẩm luôn đạt yêu cầu khắt khe của đối tác và được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: Mỹ, Canada, Brazil…. Dự kiến trong năm 2019, công ty sẽ tiếp tục bổ sung thêm 4 chuyền may nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất – kinh doanh trong tương lai. Công việc kinh doanh bận rộn là thế, song chưa bao giờ chị sao nhãng vai trò làm vợ, làm mẹ trong gia đình. Không chỉ có tài trong điều hành sản xuất kinh doanh, các doanh nhân Bỉm Sơn còn có bản lĩnh vững vàng, lãnh đạo doanh nghiệp vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất để vươn lên tầm cao mới.

Cuối năm 2017, đầu năm 2018, có thể nói là thời gian khó khăn nhất của Công ty cổ phần Bánh kẹo Tràng An 3. Ngay sau sự cố hỏa hoạn, cùng với việc bảo đảm chế độ cho người lao động, Ban giám đốc công ty đã quyết định tái thiết nhà máy với quy mô lớn hơn trước đây. Giữa bộn bề khó khăn, ông Lê Xuân Ánh – Phó giám đốc Công ty, giám đốc Nhà máy, vẫn vững tay chèo, đưa “con thuyền doanh nghiệp" vượt qua “sóng gió”. Giờ đây, không khí lao động nhộn nhịp đã trở lại trên các dây chuyền sản xuất. Ánh mắt và nụ cười phấn khởi trên khuôn mặt của mỗi người công nhân đã đẩy lùi mảng màu trầm, hứa hẹn một tương lai sáng lạn trong bức tranh phát triển của Công ty cổ phần bánh kẹo Tràng an 3.

Trên lĩnh vực dịch vụ, nhiều doanh nghiệp đã có những chiến lược đầu tư, đổi mới nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, lấy sự hài lòng của khách hàng là thước đo của thành công. Tiêu biểu như Điện lực Bỉm Sơn, Trường mầm non tư thục Bé Ngoan…

Điện lực Bỉm Sơn hiện quản lý trên130Km đường dây trung thế và 171 Km đường dây hạ thế, với tổng dung lượng trên79.000KVA trải rộng trên địa bàn 8 xã, phường. Thực hiện bán điện trực tiếp đến gần 22.000 khách hàng của Thị xã Bỉm Sơn và 2 xã lân cận thuộc huyện Hà Trung. Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, trong 9 tháng đầu năm 2018, Điện lực Bỉm Sơn đã hoàn thành dự án đầu tư cải tạo nâng cấp lưới điện 6KV lên 22KV và thực hiện sửa chữa lớn,sửa chữa thường xuyênvới tổng kinh phí 103,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Giám đốc Điện lực Bỉm Sơn – Nguyễn Văn Thành còn chú trọng triển khai các chính sách về chăm sóc khách hàng, nhằm phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.

Tới thăm trường mầm non tư thục Bé Ngoan vào thời gian này, có thể nhận thấy ngôi trường như được khoác lên mình bộ áo mới, thân thiện và đẹp đẽ hơn. Vốn là giáo viên mầm non, bà Vũ Thị Mai Anh – Hiệu trưởng nhà trường quan niệm, giáo dục trẻ giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi rất quan trọng, bởi ở độ tuổi này, trẻ có khả năng “thẩm thấu” tốt, nếu bỏ lỡ sẽ rất khó bù đắp về sau. Vì lẽ đó, trong thời gian qua, bà đã dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu và áp dụng các phương pháp giáo dục mới kết hợp với phương pháp giáo dục truyền thống vào chương trình dạy học của nhà trường. Đồng thời mạnh dạn đầu tư 6 tỷ đồng để xây mới và cải tạo phòng học, phòng chức năng; mua sắm trang thiết bị dạy học hiện đại, đồ dùng đồ chơi, giúp cho việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ đạt chất lượng tốt hơn, tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh.

Từ năm 2017 đến nay, Thị xã Bỉm Sơn đã ban hành và thực thi nhiều chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi, hỗ trợ doanh nhân khởi nghiệp. Từ “bệ đỡ” này, nhiều doanh nhân phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, đầu tư nhà xưởng, dây chuyền, máy móc, trang thiết bị hiện đại và làm ăn hiệu quả.
Trong số những doanh nghiệp mới thành lập, nhiều chủ doanh nghiệp đãlấy khoa học công nghệ làm trọng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, gắn với Bảo vệ môi trường. Tiêu biểu có thể kể đến như giám đốc Công ty cổ phần sản xuât và thương mại Long Thành Lã Văn Duyến. Đưa chúng tôi thăm quan nhà máy sản xuất, giám đốc trẻ sinh năm 1982 Lã Văn Duyến cho biết: anh và Ban giám đốc đã mạnh dạn đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất đồng bộ, hiện đại theo công nghệ mới với công suất 80 triệu viên/năm. Ngoài ra, Công ty còn đầu tư thêm robot và hệ thống phụ trợ với kinh phí trên 22 tỷ đồng thay thế sức người trong việc bốc vác sản phẩm. Thế nên mặc dù mới chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1 năm 2018 nhưng đến nay, “gạch Long Thành” đã có mặt ở nhiều huyện, thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và dần chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy, doanh thu đạt bình quân 5 tỷ đồng/tháng, giải quyết việc làm ổn định cho hơn 100 lao động với mức lương từ với 7 – 8 triệu đồng/người/tháng.

Rời công ty cổ phần sản xuất và thương mại Long Thành, chúng tôi tới thăm Công ty TNHH Nguyễn Hải Tiến - hoạt động trong lĩnh vực may gia công túi xách siêu thị xuất khẩu. Đây là một trong những doanh nghiệp mới thành lập năm 2017 nhưng đã có nhiều kết quả sản xuất kinh doanh đáng phấn khởi. Tiếp chúng tôi, chị Vũ Thị Hằng – giám đốc doanh nghiệp cho biết, trước đây gia đình chị sản xuất theo mô hình kinh doanh hộ cá thể. Sau khi bàn bạc với gia đình, chị mạnh dạn chuyển sang mô hình doanh nghiệp. Với 33 máy may công nghiệp, công ty đã giải quyết việc làm cho hơn 40 lao động với mức lương bình quân từ 3 – 6 triệu đồng/người/tháng, nộp ngân sách nhà nước trung bình 20 triệu đồng/tháng. Sau khi trừ đi chi phí, lợi nhuận thu về đạt từ 60 – 80 triệu đồng/tháng.

Cũng thành lập vào năm 2017, Công ty KH Vina - một doanh nghiệp FDI có vốn đầu tư từ Hàn Quốc đã có nhiều đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Sau gần 1 năm hoạt động, dưới sự chèo lái của Giám đốc Lee Young Sam, Công ty đã vượt lên những khó khăn ban đầu, ngày càng mở rộng quy mô sản xuất. Hiện nay, công ty đã thu hút 460 lao động với mức lương bình quân 5,3 triệu đồng/người/tháng, năng suất bình quân đạt 86.000 sản phẩm/tháng, doanh thu 9 tháng đầu năm 2018 đạt trên 26 tỷ đồng. Các nghĩa vụ về đóng ngân sách nhà nước và bảo hiểm cho người lao động được Công ty thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, Công ty còn tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội như ủng hộ chương trình "Tết sum vầy" năm 2018, ủng hộ bà con vùng lũ xã Luận Khê, huyện Thường Xuân và nhiều hoạt động ý nghĩa khác.

Từ những thành công trong thương trường, doanh nhân Bỉm Sơn đã trở thànhlực lượng quan trọng trong đóng góp ngân sách nhà nước. Tính trong 9 tháng đầu năm 2018, các doanh nghiệp đã đóng góp trên 43 tỷ đồng vào ngân sách Thị xã. Tiêu biểu như Công ty TNHH Long Sơn, Công ty TNHH Hồng Phượng… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đã góp phần tích cực vào giải quyết việc làman sinh xã hội tại địa phương như: đóng góp xây dựng nông thôn mới; thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội cho huyện Thạch Thành theo Nghị quyết số 09 của BCH Đảng bộ Tỉnh; ủng hộ Quỹ vì người nghèo; Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam, xây dựng nhà tình nghĩa; tặng quà cho các hộ nghèo, cận nghèo dịp Tết Nguyên đán, ủng hộ bà conbị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt…

Thành lập và hoạt động đến nay đã được 3 năm, Câu lạc bộ Doanh nhân trẻ Bỉm Sơn là mái nhà chung của lực lượng doanh nhân. Dưới mái nhà chung ấy, các thành viên trong câu lạc bộ đã kết nối, hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh doanh, cùng nhau phát triển bền vững, đồng thời tích cực đi đầu trong các hoạt động nhân đạo, từ thiện với mục đích làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Doanh nghiệp tiêu biểu chính là những tập thể đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Bỉm Sơn đang không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia tích cực các hoạt động xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; và các doanh nhân tiêu biểu như những cánh chim đầu đàn đã dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua áp khó khăn, thách thức biến khó khăn, thách thức thành cơ hội phát triển - đúng như câu nói của ông cha ta từng răn dạy: "Cái khó ló cái khôn". Tin tưởng rằng, với sự năng động, sáng tạo doanh nhân Bỉm Sơn sẽ không ngừng nâng cao trình độ quản lý, năng lực cạnh tranh, xung kích trong phát triển kinh tế xã hội của Thị xã, góp phần xây dựng quê hương Bỉm Sơn ngày càng giàu đẹp.

Hà Nghĩa

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC