Truy cập

Hôm nay:
5211
Hôm qua:
4094
Tuần này:
26120
Tháng này:
102320
Tất cả:
6349068

Hiệu quả phát triển kinh tế trang trại, gia trại ở thị xã Bỉm Sơn

Những năm gần đây, bằng những cách làm sáng tạo, phù hợp, Thị xã đã xây dựng, phát triển nhiều mô hình kinh tế trang trại, gia trại mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn.

Tính đến tháng 3 năm 2020,trên địa bàn thị xã có 127 trang trại, gia trại, trong đó có 32 trang trại đạt tiêu chí theo thông tư 27 ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; trong đó có 01 trang trại trồng trọt, 18 Trang trại chăn nuôi và 13 trang trại tổng hợp. Để tạo điều kiện cho kinh tế trang trại, gia trại trên địa bàn Thị xã phát triển, cùng với việc thực hiện các chính sách của tỉnh theo Quyết định số 5643 ngày 31/12/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành cơ chế chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh hóa, giai đoạn 2016-2020, Thị xã Bỉm Sơn thực hiện chính sách hỗ trợ hạ tầng khu tranng trại chăn nuôi tập trung tại khu đồng Bãi Cháy, xã Quang Trung với tổng kinh phí 3 tỷ đồng; đồng thời thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đất lúa kém hiệu quả sang mô hình phát triển kinh tế trang trại tổng hợp và trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản tại các xã, phường có diện tích đất sâu trũng. Bên cạnh đó, Thị xã huy động tối đa mọi nguồn vốn để đầu tư xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, hệ thống điện... phục vụ phát triển nông nghiệp, gắn liền với vùng qui hoạch xây dựng trang trại. Nhờ vậy, việc phát triển kinh tế trang trại, gia trại trên địa bàn Thị xã đã có nhiều đổi mới và phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng; cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng tích cực.Các trang trại vùng đồi trồng cây ăn quả, cây hàng năm năng suất thấp, sản phẩm đơn điệu, hiệu quả kinh tế thấp đã được vận động chuyển đổi thành những trang trại tổng hợp (chăn nuôi kết hợp trồng trọt); chủ yếu phát triển trồng cỏ chăn nuôi bò sinh sản, nuôi gà thả vườn. Mô hình chăn nuôi, sản xuất này đã đưa lại lợi ích kinh tế cao cho các hộ chăn nuôi. Một số diện tích vùng đồng trũng trồng lúa năng suất thấp ở xã Quang Trung và Hà Lan, Phú Sơn đã được chuyển đổi thành những trang trại chăn nuôi, tổng hợp. Điển hình như trang trại tổng hợp hộ gia đình ông Đào Duy Toàn (phường Đông Sơn), bà Lê Thị Hoài Thanh (phường Phú Sơn), Ông Nguyễn Văn Giang, ông Trịnh Văn Tuân, (phường Phú Sơn), ông Đỗ Lường Chinh (phường Bắc Sơn), ông Đỗ Lương Dũng (xã Quang Trung).... Xét về hiệu quả kinh tế, hiện nay mô hình trang trại tổng hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất nhờ tận dụng được tối đa nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp phục vụ chăn nuôi lợn, gia cầm; chất thải trong chăn nuôi tận dụng để nuôi cá và bón cho cây lúa, màu. Từ đó chi phí đầu tư cho thức ăn giảm, lợi nhuận sau khi trừ chi phí cao.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển các loại hình trang trại, gia trại trên địa bàn Thị xã còn chưa đồng đều nên chưa tận dụng tối đa các lợi thế như đất đai, môi trường, lao động; người chủ trang trại, gia trại còn gặp khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn vay; một số tiêu chí của chính sách còn cao so với khả năng đầu tư của nông dân; Nhiều trang trại vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thời hạn cho thuê đất còn quá ngắn, nên chủ trang trại không dám mạnh dạn chủ động đầu tư lớn; Các chủ trang trại thường ít được tiếp cận đầy đủ thông tin về thị trường, chưa nắm chắc quy luật cung cầu; Sản phẩm nông sản làm ra thị trường tiêu thụ không ổn định...

Trong thời gian tới, Thị xã chủ trương phát triển các trang trại tổng hợp,nuôi trồng thuỷ sản, thuỷ cầm kết hợp với trồng lúa, màu ở vùng đồng sâu trũng cấy lúa năng suất thấp. Để tháo gỡ khó khăn cho người nông dân, Thị xã tăng cường các giải pháp như: Mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh và trình độ khoa học kỹ thuật của chủ trang trại, hộ gia đình, cá nhân; Kêu gọi các nhà đầu tư để Bỉm Sơn sớm có nhà máy chế biến nông sản ở mọi hình thức; Thực hiện tốt công tác quy hoạch trang trại, gia trại; Có những chính sách khuyến khích hộ gia đình, cá nhân tích tụ ruộng đất để phát triển kinh tế trang trại; Đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ trang trại, hộ gia đình được giao đất phát triển theo quy hoạch; Khai thác nguồn vốn ưu đãi, phối hợp với các ngân hàng tạo điều kiện cho các trang trại vay vốn phù hợp với quy mô, chu kỳ sản xuất và tiêu thụ hàng hoá của từng loại cây trồng vật nuôi.
Phạm Thúy

Hiệu quả phát triển kinh tế trang trại, gia trại ở thị xã Bỉm Sơn

Những năm gần đây, bằng những cách làm sáng tạo, phù hợp, Thị xã đã xây dựng, phát triển nhiều mô hình kinh tế trang trại, gia trại mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn.

Tính đến tháng 3 năm 2020,trên địa bàn thị xã có 127 trang trại, gia trại, trong đó có 32 trang trại đạt tiêu chí theo thông tư 27 ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; trong đó có 01 trang trại trồng trọt, 18 Trang trại chăn nuôi và 13 trang trại tổng hợp. Để tạo điều kiện cho kinh tế trang trại, gia trại trên địa bàn Thị xã phát triển, cùng với việc thực hiện các chính sách của tỉnh theo Quyết định số 5643 ngày 31/12/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành cơ chế chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh hóa, giai đoạn 2016-2020, Thị xã Bỉm Sơn thực hiện chính sách hỗ trợ hạ tầng khu tranng trại chăn nuôi tập trung tại khu đồng Bãi Cháy, xã Quang Trung với tổng kinh phí 3 tỷ đồng; đồng thời thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đất lúa kém hiệu quả sang mô hình phát triển kinh tế trang trại tổng hợp và trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản tại các xã, phường có diện tích đất sâu trũng. Bên cạnh đó, Thị xã huy động tối đa mọi nguồn vốn để đầu tư xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, hệ thống điện... phục vụ phát triển nông nghiệp, gắn liền với vùng qui hoạch xây dựng trang trại. Nhờ vậy, việc phát triển kinh tế trang trại, gia trại trên địa bàn Thị xã đã có nhiều đổi mới và phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng; cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng tích cực.Các trang trại vùng đồi trồng cây ăn quả, cây hàng năm năng suất thấp, sản phẩm đơn điệu, hiệu quả kinh tế thấp đã được vận động chuyển đổi thành những trang trại tổng hợp (chăn nuôi kết hợp trồng trọt); chủ yếu phát triển trồng cỏ chăn nuôi bò sinh sản, nuôi gà thả vườn. Mô hình chăn nuôi, sản xuất này đã đưa lại lợi ích kinh tế cao cho các hộ chăn nuôi. Một số diện tích vùng đồng trũng trồng lúa năng suất thấp ở xã Quang Trung và Hà Lan, Phú Sơn đã được chuyển đổi thành những trang trại chăn nuôi, tổng hợp. Điển hình như trang trại tổng hợp hộ gia đình ông Đào Duy Toàn (phường Đông Sơn), bà Lê Thị Hoài Thanh (phường Phú Sơn), Ông Nguyễn Văn Giang, ông Trịnh Văn Tuân, (phường Phú Sơn), ông Đỗ Lường Chinh (phường Bắc Sơn), ông Đỗ Lương Dũng (xã Quang Trung).... Xét về hiệu quả kinh tế, hiện nay mô hình trang trại tổng hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất nhờ tận dụng được tối đa nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp phục vụ chăn nuôi lợn, gia cầm; chất thải trong chăn nuôi tận dụng để nuôi cá và bón cho cây lúa, màu. Từ đó chi phí đầu tư cho thức ăn giảm, lợi nhuận sau khi trừ chi phí cao.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển các loại hình trang trại, gia trại trên địa bàn Thị xã còn chưa đồng đều nên chưa tận dụng tối đa các lợi thế như đất đai, môi trường, lao động; người chủ trang trại, gia trại còn gặp khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn vay; một số tiêu chí của chính sách còn cao so với khả năng đầu tư của nông dân; Nhiều trang trại vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thời hạn cho thuê đất còn quá ngắn, nên chủ trang trại không dám mạnh dạn chủ động đầu tư lớn; Các chủ trang trại thường ít được tiếp cận đầy đủ thông tin về thị trường, chưa nắm chắc quy luật cung cầu; Sản phẩm nông sản làm ra thị trường tiêu thụ không ổn định...

Trong thời gian tới, Thị xã chủ trương phát triển các trang trại tổng hợp,nuôi trồng thuỷ sản, thuỷ cầm kết hợp với trồng lúa, màu ở vùng đồng sâu trũng cấy lúa năng suất thấp. Để tháo gỡ khó khăn cho người nông dân, Thị xã tăng cường các giải pháp như: Mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh và trình độ khoa học kỹ thuật của chủ trang trại, hộ gia đình, cá nhân; Kêu gọi các nhà đầu tư để Bỉm Sơn sớm có nhà máy chế biến nông sản ở mọi hình thức; Thực hiện tốt công tác quy hoạch trang trại, gia trại; Có những chính sách khuyến khích hộ gia đình, cá nhân tích tụ ruộng đất để phát triển kinh tế trang trại; Đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ trang trại, hộ gia đình được giao đất phát triển theo quy hoạch; Khai thác nguồn vốn ưu đãi, phối hợp với các ngân hàng tạo điều kiện cho các trang trại vay vốn phù hợp với quy mô, chu kỳ sản xuất và tiêu thụ hàng hoá của từng loại cây trồng vật nuôi.
Phạm Thúy

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC