Truy cập

Hôm nay:
5210
Hôm qua:
4784
Tuần này:
18581
Tháng này:
138435
Tất cả:
6385183

Ký ức không phai về ngày quốc khánh 2/9/1945

Những ngày này, nhân dân cả nước đang sống trong không khí hân hoan kỷ niệm 73 năm ngày Quốc Khánh 2/9. 73 năm đi qua – những người được sống trong thời khắc lịch sử ấy cũng đã ở tuổi xưa nay hiếm. Song, ký ức về những phút giây trọng đại của dân tộc Việt Nam vẫn còn in đậm trong tâm trí họ.

Cu Mai Van Tich .jpg
Cụ Mai Đức Tịch (Ảnh phải).

Nhân dịp này, chúng tôi có dịp gặp gỡ cụ Mai Đức Tịch – khu phố 1 – phường Phú Sơn là nhân chứng được sống trong thời khắc thiêng liêng ấy để được sống lại trong những phút giây trọng đại của dân tộc.

Dù năm nay đã ở tuổi 92, trí nhớ và sức khỏe đã giảm sút nhiều, nhưng thẳm sâu trong ký ức của cụ Mai Đức Tịch vẫn luôn in đậm hình ảnh về ngày tết độc lập đầu tiên của dân tộc, về những tháng ngày cờ đỏ sao vàng rực rỡ với niềm hạnh phúc vô bờ khi chính quyền về tay nhân dân. Khi đó, cụ đang là bí thư thanh niên cứu quốc thôn Ngụ Kiên, xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn. Đã từng chứng kiến những mất mát, đau thương do giai cấp phong kiến, thực dân Nhật và Pháp gây ra cho người dân, nên cụ thấu hiểu giá trị của “độc lập – tự do – hạnh phúc”. Bằng giọng hào sảng, cụ kể cho chúng tôi nghe về không khí chào đón ngày quốc khánh: Lúc ấy, người dân quê cụ còn nghèo, không có radio để được nghe Bác đọc tuyên ngôn độc lập. Người dân tập trung ra đình, trong rừng cờ, rừng hoa để nghe cán bộ thông tin về việc ở Hà Nội, Bác Hồ đang đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Người dân ai ai cũng phấn khởi, reo hò và hô vang “Hồ Chí Minh muôn năm”.

Sau ngày 2/9, đất nước ta bước sang trang sử mới, mọi người dân đều được hưởng các quyền tất yếu như trong bản Tuyên ngôn được bố cáo tới toàn dân: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Chính những lời trong tuyên ngôn đã khẳng định sự thay đổi mạnh mẽ cuộc đời mỗi người, thay đổi vận mệnh dân tộc, trong đó có cụ Tịch và những người dân quê cụ.Cụ Tịch nhớ lại: Từ một người dân nô lệ, chỉ biết đến siêu cao thuế nặng, đến lý trưởng, cụ hương, người dân đã được tham gia bàn bạc việc làng, việc nước nên ai cũng hồ hởi, phấn khởi. Không một từ ngữ nào có thể miêu tả niềm vui sướng của mọi người lúc bấy giờ.

Từ một nước chưa có tên trên bản đồ thế giới, Việt Nam giờ đây đã có thể ngẩng cao đầu với bạn bè khắp năm châu. Vị thế của một nước Việt Nam mới được bắt đầu từ thời khắc lịch sử, thiêng liêng đó. Không chỉ những người được sống trong khoảnh khắc ngày 2/9/1945 như cụ Tịch cả dân tộc Việt Nam hôm nay đều tự hào về Đảng về vị lãnh tụ kính yêu đã mang đến cho dân tộc cơ hội để có nền độc lập và dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

Hà Nghĩa

Ký ức không phai về ngày quốc khánh 2/9/1945

Những ngày này, nhân dân cả nước đang sống trong không khí hân hoan kỷ niệm 73 năm ngày Quốc Khánh 2/9. 73 năm đi qua – những người được sống trong thời khắc lịch sử ấy cũng đã ở tuổi xưa nay hiếm. Song, ký ức về những phút giây trọng đại của dân tộc Việt Nam vẫn còn in đậm trong tâm trí họ.

Cu Mai Van Tich .jpg
Cụ Mai Đức Tịch (Ảnh phải).

Nhân dịp này, chúng tôi có dịp gặp gỡ cụ Mai Đức Tịch – khu phố 1 – phường Phú Sơn là nhân chứng được sống trong thời khắc thiêng liêng ấy để được sống lại trong những phút giây trọng đại của dân tộc.

Dù năm nay đã ở tuổi 92, trí nhớ và sức khỏe đã giảm sút nhiều, nhưng thẳm sâu trong ký ức của cụ Mai Đức Tịch vẫn luôn in đậm hình ảnh về ngày tết độc lập đầu tiên của dân tộc, về những tháng ngày cờ đỏ sao vàng rực rỡ với niềm hạnh phúc vô bờ khi chính quyền về tay nhân dân. Khi đó, cụ đang là bí thư thanh niên cứu quốc thôn Ngụ Kiên, xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn. Đã từng chứng kiến những mất mát, đau thương do giai cấp phong kiến, thực dân Nhật và Pháp gây ra cho người dân, nên cụ thấu hiểu giá trị của “độc lập – tự do – hạnh phúc”. Bằng giọng hào sảng, cụ kể cho chúng tôi nghe về không khí chào đón ngày quốc khánh: Lúc ấy, người dân quê cụ còn nghèo, không có radio để được nghe Bác đọc tuyên ngôn độc lập. Người dân tập trung ra đình, trong rừng cờ, rừng hoa để nghe cán bộ thông tin về việc ở Hà Nội, Bác Hồ đang đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Người dân ai ai cũng phấn khởi, reo hò và hô vang “Hồ Chí Minh muôn năm”.

Sau ngày 2/9, đất nước ta bước sang trang sử mới, mọi người dân đều được hưởng các quyền tất yếu như trong bản Tuyên ngôn được bố cáo tới toàn dân: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Chính những lời trong tuyên ngôn đã khẳng định sự thay đổi mạnh mẽ cuộc đời mỗi người, thay đổi vận mệnh dân tộc, trong đó có cụ Tịch và những người dân quê cụ.Cụ Tịch nhớ lại: Từ một người dân nô lệ, chỉ biết đến siêu cao thuế nặng, đến lý trưởng, cụ hương, người dân đã được tham gia bàn bạc việc làng, việc nước nên ai cũng hồ hởi, phấn khởi. Không một từ ngữ nào có thể miêu tả niềm vui sướng của mọi người lúc bấy giờ.

Từ một nước chưa có tên trên bản đồ thế giới, Việt Nam giờ đây đã có thể ngẩng cao đầu với bạn bè khắp năm châu. Vị thế của một nước Việt Nam mới được bắt đầu từ thời khắc lịch sử, thiêng liêng đó. Không chỉ những người được sống trong khoảnh khắc ngày 2/9/1945 như cụ Tịch cả dân tộc Việt Nam hôm nay đều tự hào về Đảng về vị lãnh tụ kính yêu đã mang đến cho dân tộc cơ hội để có nền độc lập và dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

Hà Nghĩa

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC