Truy cập

Hôm nay:
7138
Hôm qua:
4094
Tuần này:
28047
Tháng này:
104247
Tất cả:
6350995

Mô hình trồng đinh lăng của ông Phạm Ngọc Bích - phường Lam Sơn

Trong thời gian qua, trên địa bàn Thị xã đã xuất hiện nhiều tấm gương nông dân năng động sáng tạo, chịu khó tìm tòi học hỏi, mạnh dạn tìm ra hướng đi mới trong sản xuất – kinh doanh, làm giàu cho gia đình và xã hội. Một trong những tấm gương như thế, là ông Phạm Ngọc Bích - Giám đốc công ty TNHH Bích Hiền, khu phố 4, phường Lam Sơn, mọi người vẫn quen gọi một cách thân thuộc là ông “Bích Đào”.

Nhắc đến ông Bích, người dân Thị xã nghĩ ngay tới ông chủ của công ty tổ chức sự kiện, đồng thời là ông chủ trang trại,gắn bó với hàng ngàn cây đào hơn 10 năm nay. Thành công với cây đào là thế, nhưng ông Bích không “ngủ quên trên chiến thắng” mà tiếp tục trăn trở tìm ra hướng đi mới nhằm cách nâng cao giá trị diện tích.
Sau thời gian quan sát, học hỏi tại nhiều trang trại, ông Bích phát hiện ra, đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng của Bỉm Sơn rất phù hợp để trồng cây đinh lăng, cho hàm lượng tinh dầu trong đinh lăng cao hơn nhiều vùng khác. Mặt khác, cây đinh lăng là giống chịu ẩm, chịu bóng râm, phù hợp với điều kiện sẵn có trong vườn đào của gia đình. Bởi vậy, sau khi nghiên cứu rất kỹ càng, đặc tính sinh trưởng, điều kiện đất đai,kỹ thuật trồng đến khâu thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cây đinh lăng, ông Bích quyết định đầu tư trồng 50.000 gốc đinh lăng dưới tán cây đào, vừa tận dụng được diện tích mặt đất, vừa mang lại giá trị kinh tế cao.
Chia sẻ về kỹ thuật trồng đinh lăng, ông Bích cho biết: Cây đinh lăng rất dễ trồng, chịu hạn rất tốt, không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên trồng ít tốn chi phí như các loại cây trồng khác. Đối với người mới trồng đinh lăng, nên chọn giống cây già, tốt sẽ ít sâu bệnh, tỷ lệ sống đạt khoảng 99%, sinh trưởng phát triển nhanh, sớm thu hồi vốn; không nên chọn các loại giống nhỏ, yếu, giá rẻ. Trồng đinh lăng chỉ vất vả nhất giai đoạn đầu từ 6-12 tháng mới trồng cần quan tâm, chăm sóc thường xuyên. Mùa mưa chú ý chống nấm cho cây, mùa đông những ngày có sương mù cần phun nước rửa sương. Sau 1 năm trở đi, nhất là từ năm thứ 2, chỉ cần dọn sạch cỏ, cây sẽ tự sinh trưởng phát triển ổn định, không cần lo ngại về bón phân, sâu bệnh.
Không khó chăm sóc, cây đinh lăng lại cho giá trị kinh tế rất cao. Đinh lăng là cây dược liệu quýcó thể tận dụng được cả lá, rễ, cành và củ. Thân, lá, củ đinh lăng hiện nay chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu của thị trường nguyên liệu.Hiện nay, theo giá thị trường, cành, lá, cây tạp được thu mua với giá 50.000đồng/kg; bộ gốc nặng 1,5kg có giá mua khoảng 200.000đồng/kg; gốc cây càng lớn thì giá trị càng cao. Ông Bích nhẩm tính, với 1ha đất có thể trồng được 4 vạn cây giống; với giá thành ban đầu khoảng 6.000đồng/gốc, cộng tiền công chi phí, chăm sóc hết khoảng 400 triệu đồng. Sau 3 năm, tính trung bình mỗi gốc đinh lăng đạt khoảng trên 2kg, người trồng có thể thu về khoảng 2 tỷ đồng.
Ông Bích luôn mong muốn được truyền đạt kinh nghiệm trồng cây đinh lăng của mình đến với bà con nông dân nhằm từng bước hình thành vùng chuyên canh trồng cây dược liệu trên địa bàn.
Ngoài trồng đinh lăng, hiện nay, gia đình ông Bích vẫn duy trì việc tổ chức sự kiện, phát triển 800 đàn ong mật tại Thanh Hóa và các tỉnh Thánh Bình, Quảng Ninh, Đồng Nai; trồng hơn 1.500 gốc đào và nhiều loại cây cảnh có giá trị kinh tế cao. Thu nhập trong cả 2 lĩnh vực tổ chức sự kiện và trang trại của gia đình ông đạt hàng tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 10 lao động và hàng trăm lao động thời vụ với mức thu nhập từ 6-10 triệu đồng/người/tháng.
Không chỉ sản xuất – kinh doanh giỏi, bản thân ông Bích luôn tích cực ủng hộ các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ quỹ khuyến học, ủng hộ đồng bào bị thiên tai bão lụt với tấm lòng tương thân tương ái. Năm 2016, gia đình ông đã ủng hộ khu phố 4, phường Lam Sơn xây dựng đường giao thông tại khu dân cư, sửa chữa nhà văn hóa khu phố, ủng hộ quỹ khu phố để tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, đền ơn đáp nghĩa.
Trồng cây đinh lăng là một mô hình làm kinh tế mới lạ. Hiện nay trên địa bàn Thị xã mới chỉ có gia đình ông Phạm Ngọc Bích trồng trên diện rộng. Đây cũng là một gợi ý hay giúp bà con nông dân phát triển kinh tế góp phần tăng giá trị sản xuất trên mỗi đơn vị diện tích đất canh tác.

Mô hình trồng đinh lăng của ông Phạm Ngọc Bích - phường Lam Sơn

Trong thời gian qua, trên địa bàn Thị xã đã xuất hiện nhiều tấm gương nông dân năng động sáng tạo, chịu khó tìm tòi học hỏi, mạnh dạn tìm ra hướng đi mới trong sản xuất – kinh doanh, làm giàu cho gia đình và xã hội. Một trong những tấm gương như thế, là ông Phạm Ngọc Bích - Giám đốc công ty TNHH Bích Hiền, khu phố 4, phường Lam Sơn, mọi người vẫn quen gọi một cách thân thuộc là ông “Bích Đào”.

Nhắc đến ông Bích, người dân Thị xã nghĩ ngay tới ông chủ của công ty tổ chức sự kiện, đồng thời là ông chủ trang trại,gắn bó với hàng ngàn cây đào hơn 10 năm nay. Thành công với cây đào là thế, nhưng ông Bích không “ngủ quên trên chiến thắng” mà tiếp tục trăn trở tìm ra hướng đi mới nhằm cách nâng cao giá trị diện tích.
Sau thời gian quan sát, học hỏi tại nhiều trang trại, ông Bích phát hiện ra, đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng của Bỉm Sơn rất phù hợp để trồng cây đinh lăng, cho hàm lượng tinh dầu trong đinh lăng cao hơn nhiều vùng khác. Mặt khác, cây đinh lăng là giống chịu ẩm, chịu bóng râm, phù hợp với điều kiện sẵn có trong vườn đào của gia đình. Bởi vậy, sau khi nghiên cứu rất kỹ càng, đặc tính sinh trưởng, điều kiện đất đai,kỹ thuật trồng đến khâu thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cây đinh lăng, ông Bích quyết định đầu tư trồng 50.000 gốc đinh lăng dưới tán cây đào, vừa tận dụng được diện tích mặt đất, vừa mang lại giá trị kinh tế cao.
Chia sẻ về kỹ thuật trồng đinh lăng, ông Bích cho biết: Cây đinh lăng rất dễ trồng, chịu hạn rất tốt, không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên trồng ít tốn chi phí như các loại cây trồng khác. Đối với người mới trồng đinh lăng, nên chọn giống cây già, tốt sẽ ít sâu bệnh, tỷ lệ sống đạt khoảng 99%, sinh trưởng phát triển nhanh, sớm thu hồi vốn; không nên chọn các loại giống nhỏ, yếu, giá rẻ. Trồng đinh lăng chỉ vất vả nhất giai đoạn đầu từ 6-12 tháng mới trồng cần quan tâm, chăm sóc thường xuyên. Mùa mưa chú ý chống nấm cho cây, mùa đông những ngày có sương mù cần phun nước rửa sương. Sau 1 năm trở đi, nhất là từ năm thứ 2, chỉ cần dọn sạch cỏ, cây sẽ tự sinh trưởng phát triển ổn định, không cần lo ngại về bón phân, sâu bệnh.
Không khó chăm sóc, cây đinh lăng lại cho giá trị kinh tế rất cao. Đinh lăng là cây dược liệu quýcó thể tận dụng được cả lá, rễ, cành và củ. Thân, lá, củ đinh lăng hiện nay chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu của thị trường nguyên liệu.Hiện nay, theo giá thị trường, cành, lá, cây tạp được thu mua với giá 50.000đồng/kg; bộ gốc nặng 1,5kg có giá mua khoảng 200.000đồng/kg; gốc cây càng lớn thì giá trị càng cao. Ông Bích nhẩm tính, với 1ha đất có thể trồng được 4 vạn cây giống; với giá thành ban đầu khoảng 6.000đồng/gốc, cộng tiền công chi phí, chăm sóc hết khoảng 400 triệu đồng. Sau 3 năm, tính trung bình mỗi gốc đinh lăng đạt khoảng trên 2kg, người trồng có thể thu về khoảng 2 tỷ đồng.
Ông Bích luôn mong muốn được truyền đạt kinh nghiệm trồng cây đinh lăng của mình đến với bà con nông dân nhằm từng bước hình thành vùng chuyên canh trồng cây dược liệu trên địa bàn.
Ngoài trồng đinh lăng, hiện nay, gia đình ông Bích vẫn duy trì việc tổ chức sự kiện, phát triển 800 đàn ong mật tại Thanh Hóa và các tỉnh Thánh Bình, Quảng Ninh, Đồng Nai; trồng hơn 1.500 gốc đào và nhiều loại cây cảnh có giá trị kinh tế cao. Thu nhập trong cả 2 lĩnh vực tổ chức sự kiện và trang trại của gia đình ông đạt hàng tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 10 lao động và hàng trăm lao động thời vụ với mức thu nhập từ 6-10 triệu đồng/người/tháng.
Không chỉ sản xuất – kinh doanh giỏi, bản thân ông Bích luôn tích cực ủng hộ các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ quỹ khuyến học, ủng hộ đồng bào bị thiên tai bão lụt với tấm lòng tương thân tương ái. Năm 2016, gia đình ông đã ủng hộ khu phố 4, phường Lam Sơn xây dựng đường giao thông tại khu dân cư, sửa chữa nhà văn hóa khu phố, ủng hộ quỹ khu phố để tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, đền ơn đáp nghĩa.
Trồng cây đinh lăng là một mô hình làm kinh tế mới lạ. Hiện nay trên địa bàn Thị xã mới chỉ có gia đình ông Phạm Ngọc Bích trồng trên diện rộng. Đây cũng là một gợi ý hay giúp bà con nông dân phát triển kinh tế góp phần tăng giá trị sản xuất trên mỗi đơn vị diện tích đất canh tác.

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC