Truy cập

Hôm nay:
10254
Hôm qua:
7261
Tuần này:
38424
Tháng này:
114624
Tất cả:
6361372

Mô hình trồng rau an toàn, hiệu quả tại thôn Nghĩa Môn, phường Lam Sơn - bước chuyển mới trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao

Nhằm đáp ứng nhu cầu nông sản cho thị trường tiêu dùng và chế biến, phường Lam Sơn đã triển khai xây dựng vùng rau an toàn tại thôn Nghĩa Môn, chuyên canh sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng hàng hóa bảo đảm năng suất, chất lượng, cho thu nhập cao.

Đây là mô hình mới đầu tiên tại địa bàn Thị xã, đã được Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng nông, lâm, thủy sản Thanh Hóa cấp Giấy chứng nhận VietGAP.
Tại vùng rau an toàn thôn Nghĩa Môn, cây rau màu các loại được gieo trồng hàng năm duy trì ổn định trên diện tích tập trung 3 ha, sản lượng rau dự kiến đạt 100 tấn/năm. Cơ cấu chủng loại rau gồm các nhóm rau ngắn ngày, nhóm rau củ quả ngắn ngày và nhóm rau ăn củ quả dài ngày. Trong đó, nhóm rau ngắn ngày bao gồm các loại rau có thời gian sinh trưởng dưới 60 ngày như cải xanh, cải ngọt, cải trắng cải thìa, xà lách, rau dền, mồng tơi, tần ô, rau đay, rau muống… chiếm tỷ lệ 80%; Nhóm rau củ quả ngắn ngày gồm những cây có thời gian sinh trưởng khoảng 4 tháng như đậu cu ve, đậu đũa, dưa leo, mướp, cải củ… chiếm tỷ lệ 15%; Nhóm rau củ quả dài ngày gồm những cây rau có thơi gian sinh trưởng trên 4 tháng như bầu, bí, cà các loại, ớt… chiếm tỷ lệ 5%. UBND phường tích cực chỉ đạo Hợp tác xã Tây Sơn chủ động trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ đưa giống cây có năng suất, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất; thúc đẩy phát triển vùng rau an toàn, đảm bảo các khâu dịch vụ tưới tiêu và chăm sóc.
Trong những năm qua, kinh tế nông nghiệp trên địa bàn phường Lam Sơn có bước phát triển tích cực, nhiều cây trồng được đưa vào trồng khảo nghiệm như: ớt, khoai tây, cà chua, bí xanh... và nhiều loại cây rau màu khác. Có thể nói, thực hiện tích tụ ruộng đất để đưa cơ giới hóa vào sản xuất là phương án mang tính đột phá trong nông nghiệp, mang tính khả thi và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người lao động. Thông qua các kênh thông tin, UBND phường tổ chức tuyên truyền sâu rộng về lợi ích, ý nghĩa của chủ trương tích tụ ruộng đất đến toàn thể cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Uỷ ban MTTQ và các Hội đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến hội viên, đoàn thể nhằm nâng cao nhận thức và vận động mọi người tích cực tham gia thực hiện chủ trương tích tụ ruộng đất, hình thành cánh đồng lớn đảm bảo đồng bộ hệ thống thủy lợi tưới tiêu trong vùng và không ảnh hưởng đến sản xuất của khu vực lân cận, thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, giảm sức lao động của người nông dân. Bên cạnh đó, một bộ phận nông dân không có nhu cầu sản xuất nông nghiệp sẽ có cơ hội đổi hoặc chuyển nhượng ruộng cho những hộ khác để chuyển đổi nghề nghiệp, không còn xảy ra tình trạng bỏ ruộng hoang chờ bồi thường khi có dự án đầu tư. Góp phần, từng bước thực hiện Nghị quyết số 16/NQ-TU của Tỉnh ủy Thanh Hóa về tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng và phát triển bền vững.
Với việc xây dựng thành công vùng chuyên canh rau màu đã mở ra hướng đi mới, đúng đắn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa bàn. Từ đó giúp nhiều hộ gia đình vươn lên phát triển kinh tế ngay chính trên thửa ruộng của mình. Chia sẻ về hiệu quả từ mô hình trồng cà chua an toàn cung cấp cho thị trường, ông Vũ Văn Đản - Đội trưởng Đội sản xuất Hợp tác xã Tây Sơn cho biết mô hình trồng cây cà chua an toàn tại vùng chuyên canh cho kết quả rất khả quan. Qua theo dõi, cây cà chua có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu được các loại bệnh do thời tiết khí hậu như sương muối trong mùa đông. Do được trồng trong và chăm sóc đúng kỹ thuật nên cây cà chua ít bị sâu bệnh, cho năng suất, chất lượng cao, giá bán trung bình 10.000đ/kg cà chua. Ông Đản ước tính, trừ chi phí đầu tư gia đình ông thu lãi từ 15-20 triệu đồng/ 1 sào (500m2). Từ thành công này, sắp tới gia đình ông Đản tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích trồng cà chua trong nhà lưới, cung cấp cho thị trường sản phẩm rau an toàn.
Thôn Nghĩa Môn là địa bàn có truyền thống về sản xuất nông nghiệp, có lợi thế về địa hình và các điều kiện canh tác, việc xây dựng vùng chuyên canh tại đây đảm bảo phù hợp với tiềm năng và điều kiện của địa phương. Thời gian qua, phường Lam Sơn đã đầu tư hệ thống mương cứng gần 300 m, 2 giếng khoan, tổng giá trị trên 400 triệu đồng. Hiện nay, Phường tiếp tục quan tâm đầu tư hệ thống tưới tiêu, giao thông, điện, đảm bảo các điều kiện thuận lợi đáp ứng sản xuất tại vùng rau. Để phát huy thế mạnh của địa phương, trong thời gian tới UBND phường Lam Sơn vận động thành lập nhiều tổ hợp tác trên cơ sở nhân rộng các mô hình trồng rau cùng trao đổi kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả kinh tế; Phát triển sản xuất gắn liền với việc tiêu thụ nông sản, chú trọng phát triển công nghệ chế biến để nâng cao giá trị sản xuất; Tăng cường hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh tăng vụ gắn với bảo vệ và giữ gìn tài nguyên đất canh tác, hạn chế ô nhiễm môi trường do thuốc bảo vệ thực vật.
Trao đổi với phóng viên Đài TT-TH Bỉm Sơn, ông Tống Văn Ninh - Phó Chủ tịch UBND phường Lam Sơn cho biết mô hình trồng rau an toàn tại vùng rau màu chuyên canh đã tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại địa bàn. Về định hướng phát triển vùng rau an toàn thôn Nghĩa Môn trong thời gian tới, UBND phường chú trọng phối hợp với Hội làm vườn và Trang trại Thị xã mở các gian hàng thu mua sản phẩm tại vùng chuyên canh, thành lập và củng cố các liên kết, hợp tác sản xuất - tiêu thụ rau an toàn giữa các cá nhân, tổ chức trồng rau; đẩy nhanh việc ứng dụng các giống rau mới, kỹ thuật, khoa học công nghệ mới vào trong sản xuất rau trên địa bàn. Đồng thời, ứng dụng cơ giới hóa phù hợp với sản xuất rau của vùng chuyên canh, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật hiệu quả cao như: nhà lưới, phủ bạt, ứng dụng các chế phẩm sinh học trong sản xuất rau như phân hữu cơ vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học.
Từ những hiệu quả bước đầu của sản xuất rau an toàn tại thôn Nghĩa Môn đã tạo điều kiện để người lao động mở rộng mô hình ứng dụng khoa học - công nghệ, tạo nguồn sản phẩm hàng hoá ổn định và lâu dài, góp phần nâng cao thu nhập và tạo việc làm cho người dân, cung cấp sản phẩm rau an toàn cho người tiêu dùng trên địa bàn Thị xã.
Nguyễn Hảo

Mô hình trồng rau an toàn, hiệu quả tại thôn Nghĩa Môn, phường Lam Sơn - bước chuyển mới trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao

Nhằm đáp ứng nhu cầu nông sản cho thị trường tiêu dùng và chế biến, phường Lam Sơn đã triển khai xây dựng vùng rau an toàn tại thôn Nghĩa Môn, chuyên canh sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng hàng hóa bảo đảm năng suất, chất lượng, cho thu nhập cao.

Đây là mô hình mới đầu tiên tại địa bàn Thị xã, đã được Trung tâm kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng nông, lâm, thủy sản Thanh Hóa cấp Giấy chứng nhận VietGAP.
Tại vùng rau an toàn thôn Nghĩa Môn, cây rau màu các loại được gieo trồng hàng năm duy trì ổn định trên diện tích tập trung 3 ha, sản lượng rau dự kiến đạt 100 tấn/năm. Cơ cấu chủng loại rau gồm các nhóm rau ngắn ngày, nhóm rau củ quả ngắn ngày và nhóm rau ăn củ quả dài ngày. Trong đó, nhóm rau ngắn ngày bao gồm các loại rau có thời gian sinh trưởng dưới 60 ngày như cải xanh, cải ngọt, cải trắng cải thìa, xà lách, rau dền, mồng tơi, tần ô, rau đay, rau muống… chiếm tỷ lệ 80%; Nhóm rau củ quả ngắn ngày gồm những cây có thời gian sinh trưởng khoảng 4 tháng như đậu cu ve, đậu đũa, dưa leo, mướp, cải củ… chiếm tỷ lệ 15%; Nhóm rau củ quả dài ngày gồm những cây rau có thơi gian sinh trưởng trên 4 tháng như bầu, bí, cà các loại, ớt… chiếm tỷ lệ 5%. UBND phường tích cực chỉ đạo Hợp tác xã Tây Sơn chủ động trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ đưa giống cây có năng suất, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất; thúc đẩy phát triển vùng rau an toàn, đảm bảo các khâu dịch vụ tưới tiêu và chăm sóc.
Trong những năm qua, kinh tế nông nghiệp trên địa bàn phường Lam Sơn có bước phát triển tích cực, nhiều cây trồng được đưa vào trồng khảo nghiệm như: ớt, khoai tây, cà chua, bí xanh... và nhiều loại cây rau màu khác. Có thể nói, thực hiện tích tụ ruộng đất để đưa cơ giới hóa vào sản xuất là phương án mang tính đột phá trong nông nghiệp, mang tính khả thi và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người lao động. Thông qua các kênh thông tin, UBND phường tổ chức tuyên truyền sâu rộng về lợi ích, ý nghĩa của chủ trương tích tụ ruộng đất đến toàn thể cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Uỷ ban MTTQ và các Hội đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến hội viên, đoàn thể nhằm nâng cao nhận thức và vận động mọi người tích cực tham gia thực hiện chủ trương tích tụ ruộng đất, hình thành cánh đồng lớn đảm bảo đồng bộ hệ thống thủy lợi tưới tiêu trong vùng và không ảnh hưởng đến sản xuất của khu vực lân cận, thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, giảm sức lao động của người nông dân. Bên cạnh đó, một bộ phận nông dân không có nhu cầu sản xuất nông nghiệp sẽ có cơ hội đổi hoặc chuyển nhượng ruộng cho những hộ khác để chuyển đổi nghề nghiệp, không còn xảy ra tình trạng bỏ ruộng hoang chờ bồi thường khi có dự án đầu tư. Góp phần, từng bước thực hiện Nghị quyết số 16/NQ-TU của Tỉnh ủy Thanh Hóa về tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng và phát triển bền vững.
Với việc xây dựng thành công vùng chuyên canh rau màu đã mở ra hướng đi mới, đúng đắn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa bàn. Từ đó giúp nhiều hộ gia đình vươn lên phát triển kinh tế ngay chính trên thửa ruộng của mình. Chia sẻ về hiệu quả từ mô hình trồng cà chua an toàn cung cấp cho thị trường, ông Vũ Văn Đản - Đội trưởng Đội sản xuất Hợp tác xã Tây Sơn cho biết mô hình trồng cây cà chua an toàn tại vùng chuyên canh cho kết quả rất khả quan. Qua theo dõi, cây cà chua có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu được các loại bệnh do thời tiết khí hậu như sương muối trong mùa đông. Do được trồng trong và chăm sóc đúng kỹ thuật nên cây cà chua ít bị sâu bệnh, cho năng suất, chất lượng cao, giá bán trung bình 10.000đ/kg cà chua. Ông Đản ước tính, trừ chi phí đầu tư gia đình ông thu lãi từ 15-20 triệu đồng/ 1 sào (500m2). Từ thành công này, sắp tới gia đình ông Đản tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích trồng cà chua trong nhà lưới, cung cấp cho thị trường sản phẩm rau an toàn.
Thôn Nghĩa Môn là địa bàn có truyền thống về sản xuất nông nghiệp, có lợi thế về địa hình và các điều kiện canh tác, việc xây dựng vùng chuyên canh tại đây đảm bảo phù hợp với tiềm năng và điều kiện của địa phương. Thời gian qua, phường Lam Sơn đã đầu tư hệ thống mương cứng gần 300 m, 2 giếng khoan, tổng giá trị trên 400 triệu đồng. Hiện nay, Phường tiếp tục quan tâm đầu tư hệ thống tưới tiêu, giao thông, điện, đảm bảo các điều kiện thuận lợi đáp ứng sản xuất tại vùng rau. Để phát huy thế mạnh của địa phương, trong thời gian tới UBND phường Lam Sơn vận động thành lập nhiều tổ hợp tác trên cơ sở nhân rộng các mô hình trồng rau cùng trao đổi kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả kinh tế; Phát triển sản xuất gắn liền với việc tiêu thụ nông sản, chú trọng phát triển công nghệ chế biến để nâng cao giá trị sản xuất; Tăng cường hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh tăng vụ gắn với bảo vệ và giữ gìn tài nguyên đất canh tác, hạn chế ô nhiễm môi trường do thuốc bảo vệ thực vật.
Trao đổi với phóng viên Đài TT-TH Bỉm Sơn, ông Tống Văn Ninh - Phó Chủ tịch UBND phường Lam Sơn cho biết mô hình trồng rau an toàn tại vùng rau màu chuyên canh đã tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại địa bàn. Về định hướng phát triển vùng rau an toàn thôn Nghĩa Môn trong thời gian tới, UBND phường chú trọng phối hợp với Hội làm vườn và Trang trại Thị xã mở các gian hàng thu mua sản phẩm tại vùng chuyên canh, thành lập và củng cố các liên kết, hợp tác sản xuất - tiêu thụ rau an toàn giữa các cá nhân, tổ chức trồng rau; đẩy nhanh việc ứng dụng các giống rau mới, kỹ thuật, khoa học công nghệ mới vào trong sản xuất rau trên địa bàn. Đồng thời, ứng dụng cơ giới hóa phù hợp với sản xuất rau của vùng chuyên canh, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật hiệu quả cao như: nhà lưới, phủ bạt, ứng dụng các chế phẩm sinh học trong sản xuất rau như phân hữu cơ vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học.
Từ những hiệu quả bước đầu của sản xuất rau an toàn tại thôn Nghĩa Môn đã tạo điều kiện để người lao động mở rộng mô hình ứng dụng khoa học - công nghệ, tạo nguồn sản phẩm hàng hoá ổn định và lâu dài, góp phần nâng cao thu nhập và tạo việc làm cho người dân, cung cấp sản phẩm rau an toàn cho người tiêu dùng trên địa bàn Thị xã.
Nguyễn Hảo

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC