Truy cập

Hôm nay:
8171
Hôm qua:
7261
Tuần này:
36341
Tháng này:
112541
Tất cả:
6359289

Người Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Mai Ngọc Thoảng

Theo chân cựu chiến binh Lê Văn Thống - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thị xã Bỉm Sơn đến thăm nhà Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Mai Ngọc Thoảng - Người anh hùng trong trận chiến lịch sử 81 ngày đêm bên dòng sông Thạch Hãn.

Ngoc Thoang.jpg
Anh hùng LLVTND Mai Ngọc Thoảng với di ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Ảnh Thái Bá).

Đón tiếp chúng tôi tại nhà riêng là người đàn ông có mái tóc đã bạc trắng, dáng người thấp đậm. Tuổi đã gần 70 nhưng ông vẫn còn rất nhanh nhẹn và hoạt bát, ánh mắt đầy cương nghị. Ông Thoảng sinh ra và lớn lên tại Chiến khu Ngọc Trạo, xã Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành trong gia đình có 8 anh chị em. Bằng giọng nói khỏe khoắn, ông Thoảng kể cho chúng tôi nghe kí ức về “Một thời hoa lửa”, đó là những năm tháng không thể nào quên của ông và những người đồng đội trên chiến trường Quảng Trị năm 1972.

Năm 1970ông Thoảng lên đường nhập ngũ, được huấn luyện rồi vào Trung đoàn 48, Sư đoàn 320B Quân đoàn 1 (nay là Sư đoàn 390). Năm 1972, đơn vị của ông được điều động tham gia chiến dịch giải phóng Quảng Trị, với nhiệm vụ đảm bảo đường dây thông tin phục vụ chiến đấu. Lúc ấy ông được giao nhiệm vụ Tiểu đội trưởng Tiểu đội thông tin hữu tuyến. Đơn vị của ông phải ngày đêm lăn lộn xông pha tiền tuyến, nơi nguy hiểm nhất để đảm bảo “mạch máu thông tin liên lạc” luôn luôn được thông suốt.

Theo lời kể của ông dòng sông Thạch Hãn là nơi tiếp tế lương thực, thực phẩm, đưa người và vũ khí của ta vào trận địa Thành Cổ, vì thế quân địch đánh phá rất ác liệt để cắt nguồn viện trợ của ta. Có thời gian quân địch dội bom liên tục suốt 48 tiếng đồng hồ, ban đêm thì thả pháo sáng. Chính vì thế đường dây thông tin liên lạc giữa trận địa với Sở chỉ huy liên tục bị đứt. Anh em đồng đội trong đơn vị ông hy sinh nhiều nhưng vẫn không sao nối được liên lạc. Thông tin trực chiến bị đứt quãng liên tục làm cho chiến trường mất phương hướng. Lúc đó, nếu không nối được liên lạc thì sẽ thương vong nặng nề hơn. Khi đã tìm được đầu dây bị đứt nhưng ông Thoảng cũng không biết phải làm sao nối lại được. Một ý nghĩ đã lóe lên trong đầu ông. Ông đã nghĩ ra cách dùng miệng mình để ngậm hai đầu dây bị đứt nối chúng lại để thông tin được thông suốt, còn lại hai tay và hai chân thì bơi để giữ thăng bằng trên sông. Cứ như thế mấy chục phút đồng hồ, có những lúc ông tưởng như mình ngất đi vì đuối sức. Hành động mưu trí của ông đã làm cho thông tin được thông suốt từ Sở chỉ huy đến trận địa. Sau trận chiến, ông Thoảng cũng mới biết: vào thời điểm ông dùng miệng ngậm nối dây thông tin giữa sông cũng là lúc Đại tướng Võ Nguyên Giáp gọi điện chỉ huy trực tiếp chiến dịch và động viên tinh thần bộ đội. Đại tướng đã nhắc nhở đơn vị của ông và ra lệnh: “Quang Sơn còn, Quảng Trị còn” (Quang Sơn - biệt hiệu đơn vị của ông Thoảng).

Thành tích của ông Thoảng đã góp công lớn vào chiến thắng 81 ngày đêm tại Thành cổ Quảng Trị. Một năm sau ngày ghi công, vào ngày 23/9/1973, ông Thoảng đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Lúc này ông Mai Ngọc Thoảng mới tròn 20 tuổi.

Bồi hồi kể về những kỷ niệm về một thời hoa lửa, ông còn đọc cho chúng tôi nghe đoạn thơ của Lê Bá Dương: Đò lên Thạch Hãn… ơi chèo nhẹ. Đáy sông còn đó bạn tôi nằm. Có tuổi đôi mươi thành sóng nước. Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm”.

Sau khi đất nước hòa bình thống nhất, ông Thoảng tiếp tục hoạt động trong quân đội. Năm 1993, ông về hưu và được nhân dân tín nhiệm bầu làm một số công tác trong chính quyền. Ở cương vị nào ông cũng dành hết tâm huyết cho công việc, hăng hái, nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ có những đóng góp tích cực xây dựng quê hương đất nước. Anh hùng Mai Ngọc Thoảng mãi là tấm gương sáng về phẩm chất, ý chí, đạo đức cách mạng, về tinh thần chiến đấu dũng cảm, ngoan cường để các thế hệ mai sau học tập và noi theo.
Thanh Dung

Người Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Mai Ngọc Thoảng

Theo chân cựu chiến binh Lê Văn Thống - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thị xã Bỉm Sơn đến thăm nhà Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Mai Ngọc Thoảng - Người anh hùng trong trận chiến lịch sử 81 ngày đêm bên dòng sông Thạch Hãn.

Ngoc Thoang.jpg
Anh hùng LLVTND Mai Ngọc Thoảng với di ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Ảnh Thái Bá).

Đón tiếp chúng tôi tại nhà riêng là người đàn ông có mái tóc đã bạc trắng, dáng người thấp đậm. Tuổi đã gần 70 nhưng ông vẫn còn rất nhanh nhẹn và hoạt bát, ánh mắt đầy cương nghị. Ông Thoảng sinh ra và lớn lên tại Chiến khu Ngọc Trạo, xã Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành trong gia đình có 8 anh chị em. Bằng giọng nói khỏe khoắn, ông Thoảng kể cho chúng tôi nghe kí ức về “Một thời hoa lửa”, đó là những năm tháng không thể nào quên của ông và những người đồng đội trên chiến trường Quảng Trị năm 1972.

Năm 1970ông Thoảng lên đường nhập ngũ, được huấn luyện rồi vào Trung đoàn 48, Sư đoàn 320B Quân đoàn 1 (nay là Sư đoàn 390). Năm 1972, đơn vị của ông được điều động tham gia chiến dịch giải phóng Quảng Trị, với nhiệm vụ đảm bảo đường dây thông tin phục vụ chiến đấu. Lúc ấy ông được giao nhiệm vụ Tiểu đội trưởng Tiểu đội thông tin hữu tuyến. Đơn vị của ông phải ngày đêm lăn lộn xông pha tiền tuyến, nơi nguy hiểm nhất để đảm bảo “mạch máu thông tin liên lạc” luôn luôn được thông suốt.

Theo lời kể của ông dòng sông Thạch Hãn là nơi tiếp tế lương thực, thực phẩm, đưa người và vũ khí của ta vào trận địa Thành Cổ, vì thế quân địch đánh phá rất ác liệt để cắt nguồn viện trợ của ta. Có thời gian quân địch dội bom liên tục suốt 48 tiếng đồng hồ, ban đêm thì thả pháo sáng. Chính vì thế đường dây thông tin liên lạc giữa trận địa với Sở chỉ huy liên tục bị đứt. Anh em đồng đội trong đơn vị ông hy sinh nhiều nhưng vẫn không sao nối được liên lạc. Thông tin trực chiến bị đứt quãng liên tục làm cho chiến trường mất phương hướng. Lúc đó, nếu không nối được liên lạc thì sẽ thương vong nặng nề hơn. Khi đã tìm được đầu dây bị đứt nhưng ông Thoảng cũng không biết phải làm sao nối lại được. Một ý nghĩ đã lóe lên trong đầu ông. Ông đã nghĩ ra cách dùng miệng mình để ngậm hai đầu dây bị đứt nối chúng lại để thông tin được thông suốt, còn lại hai tay và hai chân thì bơi để giữ thăng bằng trên sông. Cứ như thế mấy chục phút đồng hồ, có những lúc ông tưởng như mình ngất đi vì đuối sức. Hành động mưu trí của ông đã làm cho thông tin được thông suốt từ Sở chỉ huy đến trận địa. Sau trận chiến, ông Thoảng cũng mới biết: vào thời điểm ông dùng miệng ngậm nối dây thông tin giữa sông cũng là lúc Đại tướng Võ Nguyên Giáp gọi điện chỉ huy trực tiếp chiến dịch và động viên tinh thần bộ đội. Đại tướng đã nhắc nhở đơn vị của ông và ra lệnh: “Quang Sơn còn, Quảng Trị còn” (Quang Sơn - biệt hiệu đơn vị của ông Thoảng).

Thành tích của ông Thoảng đã góp công lớn vào chiến thắng 81 ngày đêm tại Thành cổ Quảng Trị. Một năm sau ngày ghi công, vào ngày 23/9/1973, ông Thoảng đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Lúc này ông Mai Ngọc Thoảng mới tròn 20 tuổi.

Bồi hồi kể về những kỷ niệm về một thời hoa lửa, ông còn đọc cho chúng tôi nghe đoạn thơ của Lê Bá Dương: Đò lên Thạch Hãn… ơi chèo nhẹ. Đáy sông còn đó bạn tôi nằm. Có tuổi đôi mươi thành sóng nước. Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm”.

Sau khi đất nước hòa bình thống nhất, ông Thoảng tiếp tục hoạt động trong quân đội. Năm 1993, ông về hưu và được nhân dân tín nhiệm bầu làm một số công tác trong chính quyền. Ở cương vị nào ông cũng dành hết tâm huyết cho công việc, hăng hái, nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ có những đóng góp tích cực xây dựng quê hương đất nước. Anh hùng Mai Ngọc Thoảng mãi là tấm gương sáng về phẩm chất, ý chí, đạo đức cách mạng, về tinh thần chiến đấu dũng cảm, ngoan cường để các thế hệ mai sau học tập và noi theo.
Thanh Dung

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC