Truy cập

Hôm nay:
3886
Hôm qua:
5065
Tuần này:
8951
Tháng này:
85151
Tất cả:
6331899

Người dân cần chủ động phòng chống bệnh Dại

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong những năm qua, tình hình bệnh Dại xảy ra trầm trọng, làm nhiều người tử vong và hàng trăm nghìn người buộc phải đi điều trị dự phòng, cụ thể: Trong năm 2018, cả nước có 103 người tử vong vì bệnh Dại (tăng 29 trường hợp so với năm 2017) và có 521.831 người bị phơi nhiễm phải đi tiêm vắc xin phòng bệnh Dại (tăng 21.117 trường hợp so với năm 2017).

Đáng lưu ý có 41% các trường hợp là do chó thả rông có biểu hiện ốm và lên cơn dại cắn; Trong 6 tháng đầu năm 2019, cả nước có 46 người tử vong vì bệnh Dại và trên 250.000 người phơi nhiễm phải đi tiêm vắc xin Dại; Tình trạng chó thả rông hoặc chưa được quản lý tốt, cắn người gây nhiều bức xúc trong xã hội.

Trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn có tổng đàn chó là 2.263 con. Nhận thức rõ nguy hiểm của bệnh Dại, các địa phương đã quyết liệt thực hiện công tác tiêm vắc xin phòng Dại cho đàn chó. Kết quả, kết thúc đợt 1 công tác tiêm phòng vắc xin đạt kết quả đáng ghi nhận, đã tiêm 2.083 con, đạt 92%; Các xã, phường đã tiêm phòng đạt tỷ lệ cao là Ngọc Trạo, Quang Trung và Ba Đình. Tuy nhiên, nhiều hộ nuôi vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về việc tiêm phòng dại cho đàn vật nuôi, chó thả rông, không nhốt nên công tác tiêm phòng gặp trở ngại. Ông Lê Văn Linh - Trưởng trạm Thú y thị xã Bỉm Sơn chia sẻ: “So với tiêm phòng cho lợn, gà, thì việc tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho chó gặp khó khăn hơn nhiều”.

Ðể góp phần phòng chống bệnh Dại, UBND các phường, xã tiếp tục tổ chức, thực hiện tốt công tác chuẩn bị rà soát, thống kê số lượng chó, mèo chưa được tiêm phòng và đã hết thời gian miễn dịch để tiêm phòng vắc xin Dại. Tuyên truyền tới từng hộ gia đình, trên loa truyền thanh về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, các biện pháp phòng chống bệnh dại trước và sau phơi nhiễm. Tuyên truyền người dân mua bán, giết mổ, vận chuyển chó, mèo thực hiện biện pháp quản lý và phòng bệnh theo hướng dẫn của cán bộ thú y. Bên cạnh đó, nhân viên thú y xã, phường tích cực kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời các trường hợp phát sinh dịch bệnh…

Cùng với đó, mỗi gia đình, cá nhân cần tích cực tham gia phòng và quản lý tốt đàn vật nuôi của gia đình; phải nuôi nhốt không được thả rông, chó ra đường phải được rọ mõm; Không cho trẻ đùa nghịch với chó, mèo, đặc biệt là khi chúng đang ăn; không tiếp xúc với con vật bị dại, nghi dại; không mua bán, vận chuyển chó mèo ra, vào vùng dịch; Báo ngay cho chính quyền, cơ quan thú y tại địa phương để có biện pháp tiêu hủy chó mèo bị Dại; cách ly theo dõi động vật nghi Dại.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và sự chủ động vào cuộc của chính người chăn nuôi, tin tưởng rằng việc thực hiện “Chương trình Quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại, giai đoạn 2017-2020” trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn sẽ đạt được kết quả tích cực. 100% tổng số đàn chó nuôi được tiêm phòng bệnh Dại; Công tác kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật, ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm dịch bệnh Dại vào địa bàn Thị xã được tăng cường đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

Hoàng Hùng

Người dân cần chủ động phòng chống bệnh Dại

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong những năm qua, tình hình bệnh Dại xảy ra trầm trọng, làm nhiều người tử vong và hàng trăm nghìn người buộc phải đi điều trị dự phòng, cụ thể: Trong năm 2018, cả nước có 103 người tử vong vì bệnh Dại (tăng 29 trường hợp so với năm 2017) và có 521.831 người bị phơi nhiễm phải đi tiêm vắc xin phòng bệnh Dại (tăng 21.117 trường hợp so với năm 2017).

Đáng lưu ý có 41% các trường hợp là do chó thả rông có biểu hiện ốm và lên cơn dại cắn; Trong 6 tháng đầu năm 2019, cả nước có 46 người tử vong vì bệnh Dại và trên 250.000 người phơi nhiễm phải đi tiêm vắc xin Dại; Tình trạng chó thả rông hoặc chưa được quản lý tốt, cắn người gây nhiều bức xúc trong xã hội.

Trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn có tổng đàn chó là 2.263 con. Nhận thức rõ nguy hiểm của bệnh Dại, các địa phương đã quyết liệt thực hiện công tác tiêm vắc xin phòng Dại cho đàn chó. Kết quả, kết thúc đợt 1 công tác tiêm phòng vắc xin đạt kết quả đáng ghi nhận, đã tiêm 2.083 con, đạt 92%; Các xã, phường đã tiêm phòng đạt tỷ lệ cao là Ngọc Trạo, Quang Trung và Ba Đình. Tuy nhiên, nhiều hộ nuôi vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về việc tiêm phòng dại cho đàn vật nuôi, chó thả rông, không nhốt nên công tác tiêm phòng gặp trở ngại. Ông Lê Văn Linh - Trưởng trạm Thú y thị xã Bỉm Sơn chia sẻ: “So với tiêm phòng cho lợn, gà, thì việc tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho chó gặp khó khăn hơn nhiều”.

Ðể góp phần phòng chống bệnh Dại, UBND các phường, xã tiếp tục tổ chức, thực hiện tốt công tác chuẩn bị rà soát, thống kê số lượng chó, mèo chưa được tiêm phòng và đã hết thời gian miễn dịch để tiêm phòng vắc xin Dại. Tuyên truyền tới từng hộ gia đình, trên loa truyền thanh về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, các biện pháp phòng chống bệnh dại trước và sau phơi nhiễm. Tuyên truyền người dân mua bán, giết mổ, vận chuyển chó, mèo thực hiện biện pháp quản lý và phòng bệnh theo hướng dẫn của cán bộ thú y. Bên cạnh đó, nhân viên thú y xã, phường tích cực kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời các trường hợp phát sinh dịch bệnh…

Cùng với đó, mỗi gia đình, cá nhân cần tích cực tham gia phòng và quản lý tốt đàn vật nuôi của gia đình; phải nuôi nhốt không được thả rông, chó ra đường phải được rọ mõm; Không cho trẻ đùa nghịch với chó, mèo, đặc biệt là khi chúng đang ăn; không tiếp xúc với con vật bị dại, nghi dại; không mua bán, vận chuyển chó mèo ra, vào vùng dịch; Báo ngay cho chính quyền, cơ quan thú y tại địa phương để có biện pháp tiêu hủy chó mèo bị Dại; cách ly theo dõi động vật nghi Dại.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và sự chủ động vào cuộc của chính người chăn nuôi, tin tưởng rằng việc thực hiện “Chương trình Quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại, giai đoạn 2017-2020” trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn sẽ đạt được kết quả tích cực. 100% tổng số đàn chó nuôi được tiêm phòng bệnh Dại; Công tác kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật, ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm dịch bệnh Dại vào địa bàn Thị xã được tăng cường đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

Hoàng Hùng

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC