Truy cập

Hôm nay:
2032
Hôm qua:
6831
Tuần này:
25967
Tháng này:
169161
Tất cả:
6228469

Người thương binh làm kinh tế giỏi

Theo chân ông Lê Văn Thống, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Bắc Sơn, tôi đến thăm nhà ông Đỗ Lường Trinh, thương binh hạng 4/4, tại khu phố 10, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi gặp ông là sự vui vẻ, gần gũi với nụ cười thân thiện luôn thường trực trên môi.

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà với khuôn viên rộng rãi thoáng mát, ông Trinh xúc động kể về những năm tháng đã qua. Tình nguyện lên đường nhập ngũ năm 1972 khi vừa tròn 19 tuổi, sau khi học tại quân y Hữu Ngạn được 8 tháng, ông vào tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị và tiếp đó là chiến trường miền Nam và trực tiếp tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. Sau nhiều năm chiến đấu ông được tặng Huân chương kháng chiến hạng Nhì và Huy chương giải phóng.

Năm 1977, ông chuyển ngành về công tác tại Công ty Thủy sản Thanh Hóa. Năm 1994, ông nghỉ hưu với tỷ lệ mất sức lao động 61%. Cuộc sống ở quê nhà quá vất vả khiến người thương binh ấy phải trăn trở tính kế sinh nhai. Ông động viên gia đình rời quê Hoằng Thanh, Hoằng Hóa đến lập nghiệp tại Bỉm Sơn. Ở đây tuy trong điều kiện còn nhiều khó khăn, vết thương cũ thường xuyên tái phát, nhưng bằng quyết tâm của người lính được rèn giũa trên chiến trường, ông không ngại khó, không ngại khổ, tích cực tham gia sản xuất lao động để vượt qua.

Thời gian đó, với chủ chủ trương phủ xanh đất trống đồi trọc, gia đình ông mạnh dạn nhận 1ha đồi và mua thêm 2,5 ha nữa để canh tác cây mía, dứa, sắn và chăn nuôi bò. Bên cạnh đó, ông không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp, các cây giống, con giống mới cho năng suất, chất lượng cao; học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình kinh tế trang trại lớn. Đến năm 2014, ông mua thêm 7 nghìn m2 đất làm trang trại nuôi gà sạch có vốn đầu tư hơn 1 tỷ đồng; chuồng trại chăn nuôi đạt tiêu chuẩn khoa học. Hằng năm bán khoảng 6 nghìn con ra thị trường, sản phẩm được khách hàng tin dùng. Tận dụng khoảng đất trống của trang trại, ông còn trồng thêm hàng trăm cây thanh long ruột đỏ. Hiện nay, doanh thu từ mô hình trang trại tổng hợp của gia đình ông đạt trên 2 tỷ đồng; trừ các khoản chi phí, thu lãi khoảng 200 triệu đồng. Giải quyết việc làm thường xuyên cho 3 lao động với mức lương từ 4,5 đến 5 triệu đồng/người/tháng; lao động thời vụ từ 500 đến 700 ngày công.

Không chỉ tập trung phát triển kinh tế gia đình, với vai trò là Chi hội phó Chi hội Cựu chiến binh khu phố 10, ông luôn quan tâm, nắm rõ điều kiện, hoàn cảnh của từng hội viên, động viên, giúp đỡ hội viên trong những lúc khó khăn, trao đổi kinh nghiệm với hội viên về phát triển kinh tế gia đình, làm giàu chính đáng...

Nói về ông Trinh, ông Đỗ Văn Cẩn, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh khu phố 10, phường Bắc Sơn chia sẻ: “Ông Trinh là một người cần cù chịu khó trong phát triển kinh tế gia đình; tích cực, nhiệt tình trong công tác hội và đặc biệt với chuyên môn là một y tá, ông luôn tận tình giúp đỡ bà con nhân dân trong khu phố chữa bệnh, tiêm, truyền không lấy công trong những lúc ốm đau, trái gió trở trời... vì vậy ông được người dân yêu mến, quý trọng”.

Ngoài ra, ông còn vận động các thành viên trong gia đình gương mẫu, nghiêm túc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các phong trào do địa phương phát động. Góp sức trong chương trình xây dựng nông thôn tại địa phương, gia đình ông đã hiến 100m2 đất để làm đường nội khu và ủng hộ khu phố 5 triệu đồng để làm đường dân sinh. Năm nào gia đình ông cũng đạt danh hiệu Gia đình văn hóa, các con của ông đều có công ăn việc làm ổn định.

Với những thành tích và đóng góp trong suốt thời gian qua, ông Đỗ Lường Trinh đã được tặng nhiều giấy khen và bằng khen của các cấp, các ngành. Ông xứng đáng là tấm gương thương binh vượt khó, làm kinh tế giỏi.

Lê Văn Tuấn

Người thương binh làm kinh tế giỏi

Theo chân ông Lê Văn Thống, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Bắc Sơn, tôi đến thăm nhà ông Đỗ Lường Trinh, thương binh hạng 4/4, tại khu phố 10, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi gặp ông là sự vui vẻ, gần gũi với nụ cười thân thiện luôn thường trực trên môi.

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà với khuôn viên rộng rãi thoáng mát, ông Trinh xúc động kể về những năm tháng đã qua. Tình nguyện lên đường nhập ngũ năm 1972 khi vừa tròn 19 tuổi, sau khi học tại quân y Hữu Ngạn được 8 tháng, ông vào tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị và tiếp đó là chiến trường miền Nam và trực tiếp tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. Sau nhiều năm chiến đấu ông được tặng Huân chương kháng chiến hạng Nhì và Huy chương giải phóng.

Năm 1977, ông chuyển ngành về công tác tại Công ty Thủy sản Thanh Hóa. Năm 1994, ông nghỉ hưu với tỷ lệ mất sức lao động 61%. Cuộc sống ở quê nhà quá vất vả khiến người thương binh ấy phải trăn trở tính kế sinh nhai. Ông động viên gia đình rời quê Hoằng Thanh, Hoằng Hóa đến lập nghiệp tại Bỉm Sơn. Ở đây tuy trong điều kiện còn nhiều khó khăn, vết thương cũ thường xuyên tái phát, nhưng bằng quyết tâm của người lính được rèn giũa trên chiến trường, ông không ngại khó, không ngại khổ, tích cực tham gia sản xuất lao động để vượt qua.

Thời gian đó, với chủ chủ trương phủ xanh đất trống đồi trọc, gia đình ông mạnh dạn nhận 1ha đồi và mua thêm 2,5 ha nữa để canh tác cây mía, dứa, sắn và chăn nuôi bò. Bên cạnh đó, ông không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp, các cây giống, con giống mới cho năng suất, chất lượng cao; học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình kinh tế trang trại lớn. Đến năm 2014, ông mua thêm 7 nghìn m2 đất làm trang trại nuôi gà sạch có vốn đầu tư hơn 1 tỷ đồng; chuồng trại chăn nuôi đạt tiêu chuẩn khoa học. Hằng năm bán khoảng 6 nghìn con ra thị trường, sản phẩm được khách hàng tin dùng. Tận dụng khoảng đất trống của trang trại, ông còn trồng thêm hàng trăm cây thanh long ruột đỏ. Hiện nay, doanh thu từ mô hình trang trại tổng hợp của gia đình ông đạt trên 2 tỷ đồng; trừ các khoản chi phí, thu lãi khoảng 200 triệu đồng. Giải quyết việc làm thường xuyên cho 3 lao động với mức lương từ 4,5 đến 5 triệu đồng/người/tháng; lao động thời vụ từ 500 đến 700 ngày công.

Không chỉ tập trung phát triển kinh tế gia đình, với vai trò là Chi hội phó Chi hội Cựu chiến binh khu phố 10, ông luôn quan tâm, nắm rõ điều kiện, hoàn cảnh của từng hội viên, động viên, giúp đỡ hội viên trong những lúc khó khăn, trao đổi kinh nghiệm với hội viên về phát triển kinh tế gia đình, làm giàu chính đáng...

Nói về ông Trinh, ông Đỗ Văn Cẩn, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh khu phố 10, phường Bắc Sơn chia sẻ: “Ông Trinh là một người cần cù chịu khó trong phát triển kinh tế gia đình; tích cực, nhiệt tình trong công tác hội và đặc biệt với chuyên môn là một y tá, ông luôn tận tình giúp đỡ bà con nhân dân trong khu phố chữa bệnh, tiêm, truyền không lấy công trong những lúc ốm đau, trái gió trở trời... vì vậy ông được người dân yêu mến, quý trọng”.

Ngoài ra, ông còn vận động các thành viên trong gia đình gương mẫu, nghiêm túc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các phong trào do địa phương phát động. Góp sức trong chương trình xây dựng nông thôn tại địa phương, gia đình ông đã hiến 100m2 đất để làm đường nội khu và ủng hộ khu phố 5 triệu đồng để làm đường dân sinh. Năm nào gia đình ông cũng đạt danh hiệu Gia đình văn hóa, các con của ông đều có công ăn việc làm ổn định.

Với những thành tích và đóng góp trong suốt thời gian qua, ông Đỗ Lường Trinh đã được tặng nhiều giấy khen và bằng khen của các cấp, các ngành. Ông xứng đáng là tấm gương thương binh vượt khó, làm kinh tế giỏi.

Lê Văn Tuấn

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC