Truy cập

Hôm nay:
4776
Hôm qua:
4784
Tuần này:
18147
Tháng này:
138001
Tất cả:
6384749

Người Thương binh làm theo lời Bác

Khắc ghi lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Thương binh tàn nhưng không phế”, hàng vạn Thương bệnh binh đã và đang nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, tích cực lao động sản xuất, đóng góp công sức của mình làm giàu cho quê hương, đất nước và trở thành những tấm gương bình dị mà tỏa sáng, ngát hương giữa cuộc sống đời thường. Thương binh Phạm Văn Liên (thường trú tại khu phố 1, phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn) là một tấm gương như thế.

Banh mi.jpg
Ảnh minh họa.

Ông sinh năm 1956 ở vùng quê nghèo xã Hà Đông, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) giàu truyền thống cách mạng, yêu nước. Tháng 6 năm 1974, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc ông lên đường nhập ngũ, sau 15 năm ông xuất ngũ trở về quê hương với thương tật hạng ¾. Lúc này, hoàn cảnh gia kinh tế gia đình vô cùng khó khăn, đứa con thứ hai đang ốm nặng, ông phải huy động toàn lực từ gia đình, bạn bè để cứu chữa cho con. Tuy khó khăn chồng chất khó khăn, mỗi khi trái gió trở trời, vết thương lại nhức đau hành hạ, nhưng với tinh thần lạc quan, chưa lúc nào ông có ý nghĩ buông xuôi, chưa khó khăn nào làm ông khuất phục.

Sau nhiều đêm trăn trở tìm hướng xây dựng mô hình kinh tế cho gia đình, qua tìm hiểu nhận thấy tiềm năng lớn của thị trường bánh mì, vợ chồng ông đã mạnh dạn vay mượn tiền để mở lò làm bánh. Qua tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực này; cùng sự giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm của bạn bè và bằng cả tâm huyết, ông đã sản xuất thành công những mẻ bánh mì đầu tiên thơm ngon. Đến nay, cở sở làm bánh của gia đình ông ngày càng khẳng định uy tín và chất lượng; mỗi ngày có khoảng 3.000 chiếc bánh được đưa ra thị trường và cung ứng cho không chỉ nhân dân trên địa bàn thị xã mà còn tiêu thụ trên các địa bàn huyện Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa... Để vừa giúp làm bánh nhanh chóng, đều đẹp, lại vừa tiết kiệm chi phí, ông đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình làm bánh cho năng suất cao; trừ chi phí, mỗi năm thu nhập được khoảng 300 triệu đồng.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Liên còn luôn gương mẫu và tuyên truyền để gia đình, bà con chấp hành đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động xã hội, nhân đạo từ thiện tại địa phương, xây dựng nhà tình nghĩa cho các hộ nghèo, hội viên hội Cựu chiến binh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn....

Trong gia đình, ông luôn là người chồng, người cha, người ông mẫu mực; luôn giáo dục con, cháu phải thường xuyên tu dưỡng và rèn luyện đạo đức để trở thành người công dân tốt, có ích cho xã hội.

Có thể nói, trong thời chiến cũng như thời bình, ông Phạm Văn Liên luôn mang trong mình phẩm chất người lính Cụ Hồ, khắc phục khó khăn, tiếp tục xung phong trên các mặt trận phát triển kinh tế - xã hội. Những cống hiến của ông đã được Nhà nước tặng Huy chương Chiến sỹ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba; được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen Thương binh tiêu biểu có nhiều đóng góp cho gia đình và xã hội,cùng nhiều Giấy khen của các cấp, các ngành...

Thương binh hạng ¾ Phạm Văn Liên ở phường Lam Sơn là một trong số hàng trăm Thương binh trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, hàng ngàn Thương binh trong tỉnh Thanh Hóa và hàng vạn Thương binh cả nước đang vượt lên nỗi đau của thương tật để xây dựng cuộc sống mới, làm giàu cho gia đình, cho quê hương và đất nước. Các Anh thực sự là những điển hình của Người Thương binh làm theo lời Bác “Thương binh tàn nhưng không phế”.

Ban Tuyên giáo Thị ủy

Người Thương binh làm theo lời Bác

Khắc ghi lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Thương binh tàn nhưng không phế”, hàng vạn Thương bệnh binh đã và đang nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, tích cực lao động sản xuất, đóng góp công sức của mình làm giàu cho quê hương, đất nước và trở thành những tấm gương bình dị mà tỏa sáng, ngát hương giữa cuộc sống đời thường. Thương binh Phạm Văn Liên (thường trú tại khu phố 1, phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn) là một tấm gương như thế.

Banh mi.jpg
Ảnh minh họa.

Ông sinh năm 1956 ở vùng quê nghèo xã Hà Đông, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) giàu truyền thống cách mạng, yêu nước. Tháng 6 năm 1974, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc ông lên đường nhập ngũ, sau 15 năm ông xuất ngũ trở về quê hương với thương tật hạng ¾. Lúc này, hoàn cảnh gia kinh tế gia đình vô cùng khó khăn, đứa con thứ hai đang ốm nặng, ông phải huy động toàn lực từ gia đình, bạn bè để cứu chữa cho con. Tuy khó khăn chồng chất khó khăn, mỗi khi trái gió trở trời, vết thương lại nhức đau hành hạ, nhưng với tinh thần lạc quan, chưa lúc nào ông có ý nghĩ buông xuôi, chưa khó khăn nào làm ông khuất phục.

Sau nhiều đêm trăn trở tìm hướng xây dựng mô hình kinh tế cho gia đình, qua tìm hiểu nhận thấy tiềm năng lớn của thị trường bánh mì, vợ chồng ông đã mạnh dạn vay mượn tiền để mở lò làm bánh. Qua tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực này; cùng sự giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm của bạn bè và bằng cả tâm huyết, ông đã sản xuất thành công những mẻ bánh mì đầu tiên thơm ngon. Đến nay, cở sở làm bánh của gia đình ông ngày càng khẳng định uy tín và chất lượng; mỗi ngày có khoảng 3.000 chiếc bánh được đưa ra thị trường và cung ứng cho không chỉ nhân dân trên địa bàn thị xã mà còn tiêu thụ trên các địa bàn huyện Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa... Để vừa giúp làm bánh nhanh chóng, đều đẹp, lại vừa tiết kiệm chi phí, ông đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình làm bánh cho năng suất cao; trừ chi phí, mỗi năm thu nhập được khoảng 300 triệu đồng.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Liên còn luôn gương mẫu và tuyên truyền để gia đình, bà con chấp hành đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động xã hội, nhân đạo từ thiện tại địa phương, xây dựng nhà tình nghĩa cho các hộ nghèo, hội viên hội Cựu chiến binh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn....

Trong gia đình, ông luôn là người chồng, người cha, người ông mẫu mực; luôn giáo dục con, cháu phải thường xuyên tu dưỡng và rèn luyện đạo đức để trở thành người công dân tốt, có ích cho xã hội.

Có thể nói, trong thời chiến cũng như thời bình, ông Phạm Văn Liên luôn mang trong mình phẩm chất người lính Cụ Hồ, khắc phục khó khăn, tiếp tục xung phong trên các mặt trận phát triển kinh tế - xã hội. Những cống hiến của ông đã được Nhà nước tặng Huy chương Chiến sỹ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba; được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen Thương binh tiêu biểu có nhiều đóng góp cho gia đình và xã hội,cùng nhiều Giấy khen của các cấp, các ngành...

Thương binh hạng ¾ Phạm Văn Liên ở phường Lam Sơn là một trong số hàng trăm Thương binh trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, hàng ngàn Thương binh trong tỉnh Thanh Hóa và hàng vạn Thương binh cả nước đang vượt lên nỗi đau của thương tật để xây dựng cuộc sống mới, làm giàu cho gia đình, cho quê hương và đất nước. Các Anh thực sự là những điển hình của Người Thương binh làm theo lời Bác “Thương binh tàn nhưng không phế”.

Ban Tuyên giáo Thị ủy

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC