Truy cập

Hôm nay:
6235
Hôm qua:
7261
Tuần này:
34405
Tháng này:
110605
Tất cả:
6357353

Người tiên phong đưa các nhà máy may về nông thôn

Đi lên từ gian khó, sau 25 năm xây dựng và phát triển, đến nay, Tổng Công ty Tiên Sơn Thanh Hóa đã có 10 nhà máy may công nghiệp xuất khẩu và đang tạo việc làm cho hơn 1 vạn lao động nông thôn trong tỉnh. Thành công này phải nhắc đến vai trò đầu tàu là doanh nhân, CCB, thương binh Trịnh Xuân Lâm - Chủ tịch HĐQT Tổng công ty.

Ông "Lâm sắt vụn" và cuộc sống mưu sinh
Ở thị xã Bỉm Sơn, khi nhắc đến Công ty Tiên Sơn, mọi người đều nghĩ ngay đến ông Trịnh Xuân Lâm với tên gọi thân thuộc "Lâm sắt vụn". Thời gian đã qua nhưng những ký ức vẫn còn hiện hữu. Trong căn phòng khách ấm cúng tại trụ sở chính của Tổng công ty được xây dựng tại thị xã Bỉm Sơn, ông Trịnh Xuân Lâm không khỏi xúc động nhớ lại những ngày đầu khó khăn chồng chất khó khăn. Nhưng ông rất tự hào với những thành quả đạt được do chính sức lao động của mình và các thành viên trong gia đình đã dày công vun đắp phát triển Tổng công ty đến ngày hôm nay.
Ông tâm sự: Được sinh ra trong một gia đình đông con, gia đình nghèo rất khó khăn nên việc bế em, dọn nhà, đi mò cua, bắt ốc... phụ giúp bố mẹ là chuyện thường ngày, do đó không được học nhiều. Lớn lên, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc - 19 tuổi ông lên đường nhập ngũ và tham gia Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Và ông đã bị thương tại trận đánh ở ấp Bình Cơ, Bình Mỹ thuộc tỉnh Bình Dương ngày nay. Cuối năm 1975 ông được chuyển ra Bắc học lớp hạ sĩ quan pháo binh đầu tiên của Quân đoàn 1, Bộ Quốc phòng. Kết thúc khóa học, ông về đơn vị giữ chức Trung đội trưởng, Trung đội pháo binh thuộc Đại đội 2, Trung đoàn 186, Sư đoàn 312, Quân đoàn I. Đến tháng 10 năm 1977 ông được phục viên về địa phương tại xã Hà Vinh, huyện Hà Trung. Lúc này kinh tế gia đình rất khó khăn nên ông phải bươn chải từ Nam ra Bắc để kiếm sống, hỗ trợ gia đình... Năm 1990 ông đưa cả gia đình lên thị xã Bỉm Sơn bắt đầu lập nghiệp. Đây cũng là thời điểm gia đình gặp nhiều gian nan vất vả: Gia đình đông con, không có việc làm ổn định, hằng ngày phải vào Nhà máy xi măng Bỉm Sơn để quét, thu mua xi măng, sắt thép phế liệu mang ra Thái Nguyên để bán. Đồng thời đóng gạch block tiêu thụ tại địa bàn thị xã Bỉm Sơn. Năm 1995, ông đã quyết định thành lập Công ty TNHH đầu tiên tại thị xã Bỉm Sơn và cái tên "Tiên Sơn Thanh Hóa" đã ra đời từ đấy.
Tìm hướng đi và đầu tư mở rộng sản xuất
Trong 10 năm (1995 - 2005) với ý chí của người lính quyết không cam chịu đói nghèo, ông Trịnh Xuân Lâm đã trăn trở tìm hướng đi mới cho doanh nghiệp phát triển. Lúc đầu chỉ mua bán sắt thép phế liệu phế thải rồi làm xưởng xén kẻ giấy, đóng sách vở cho học sinh, mua thêm các phương tiện vận tải mở rộng ngành nghề bốc dỡ hàng hóa, thu hút lao động. Từ đó doanh thu, vốn điều lệ cũng được tăng lên. Năm 2002, ông tiếp tục xây dựng nhà máy sản xuất hàng đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, nhà máy đi vào hoạt động có hiệu quả, mỗi năm cho ra đời 130.000 đến 150.000 sản phẩm xuất khẩu sang các nước châu Âu, Mỹ, đạt giá trị 1.000.000 USD/năm, tạo việc làm cho hơn 300 lao động, vốn điều lệ tăng lên 20,8 tỷ đồng, doanh thu 18,7 tỷ đồng, nộp ngân sách tăng gấp 4 lần... Đây là bước tạo đà quan trọng cho công ty tiếp tục đi lên.
Lâm tiên sơn.jpg
Doanh nhân CCB Trịnh Xuân Lâm (thứ 2 từ trái sang) cùng các Hội - Hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân CCB cụm III thăm Nhà máy may xuất khẩu của Tổng Công ty Tiên Sơn.
Năm 2006, sau khi tìm hiểu thị trường nước ngoài, ông Trịnh Xuân Lâm thấy rằng: Ngành may công nghiệp xuất khẩu là ngành nghề sẽ thu hút được nhiều lao động, phù hợp với trình độ, năng lực của người lao động, nhất là lao động phổ thông tại các địa bàn nông thôn Thanh Hóa. Vì thế, ông đã quyết định tập trung mũi nhọn của công ty là phát triển ngành may công nghiệp xuất khẩu. Theo ông, đây là bước ngoặt lớn nhất cũng là dấu mốc quan trọng quyết định sự lớn mạnh của Tổng công ty hiện nay. Dấu mốc đầu tiên là ông mua lại Nhà máy may xuất khẩu Sơn Hà của Tổng Công ty CP May 40 Hà Nội đóng sát tại công ty ông có diện tích 4,5 ha. Ông đã đầu tư mở rộng sản xuất nâng từ 210 lao động lên 500 lao động. Năm 2007, ông tiếp tục đầu tư 5 tỷ đồng xây dựng xí nghiệp may xuất khẩu Kim Tân tại huyện Thạch Thành. Năm 2008 giai đoạn 2 Nhà máy may xuất khẩu Sơn Hà tại thị xã Bỉm Sơn tiếp tục được đầu tư mở rộng hơn 50 tỷ đồng, đủ chỗ làm việc cho 1.000 lao động. Năm 2009, Nhà máy may xuất khẩu Nga Sơn được đầu tư với số vốn 120 tỷ đồng, đủ chỗ làm việc cho 3.000 lao động. Năm 2010, tiếp tục tham gia mua cổ phần của Công ty LD May xuất khẩu Việt Thanh với 2 nhà máy, đủ chỗ làm việc cho 1.200 lao động. Sự thành công tiếp theo của ông còn được khẳng định với sự ra đời liên tiếp của nhà máy may xuất khẩu tại các huyện Yên Định, Thọ Xuân, Như Thanh, Triệu Sơn và nhà máy may xuất khẩu thứ 10 tại xã Quý Lộc (huyện Yên Định).
Chia sẻ về sự thành công trên, ông Lâm cho rằng: Ông đã biết chia sẻ công việc với các con cùng tham gia quản lý doanh nghiệp và tích cực hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư và quản lý. Vì thế các nhà máy đều hoạt động có hiệu quả và có những đóng góp nhất định cho ngân sách địa phương. Dự kiến trong thời gian 5 năm tới (2020 - 2025), Tổng công ty tiếp tục phát triển chiều sâu, nâng tầm thương hiệu, đáp ứng với thời kỳ công nghệ 4.0, niêm yết cổ phiếu tại sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Phấn đấu trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 đạt tổng doanh thu 6.253 tỷ đồng, nộp ngân sách 120 tỷ đồng, tạo việc làm cho 12.000 lao động trở lên với mức mức thu nhập bình quân 9 triệu đồng/người/tháng...
Đi đầu trong công tác xã hội, từ thiện
Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế, ông Trịnh Xuân Lâm còn luôn chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần, đảm bảo đầy đủ chế độ quyền lợi cho người lao động theo quy định của nhà nước. Cùng với đó là chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ ngày nghỉ, lễ, tết, đảm bảo môi trường làm việc an toàn xanh - sạch - đẹp cho người lao động. Ngoài ra còn có các chế độ phụ cấp chuyên cần, xăng xe, lương tháng 13, nhà ở cho người lao động, ăn ca miễn phí, có nhà trẻ trông giữ các cháu, trạm y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu, thăm hỏi hỗ trợ người lao động lúc ốm đau, hiếu, hỷ và gia đình công nhân có hoàn cảnh khó khăn...
khuyến học Lâm tiên sơn.jpeg
Ông Trịnh Xuân Lâm (ngoài cùng bên trái) tặng Quỹ khuyến học thị xã Bỉm Sơn 1 tỷ đồng.
Trong công tác hoạt động nhân đạo, từ thiện tại địa phương, Tổng công ty luôn đi đầu, nhận phụng dưỡng suốt đời 3 mẹ liệt sĩ tại thị xã Bỉm Sơn, 4 mẹ Việt Nam anh hùng ở huyện Như Thanh, đã tặng 31 ngôi nhà tình nghĩa ở các huyện, thị, thành phố trong và ngoài tỉnh... Đồng thời tích cực tham gia xây dựng các quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, quỹ nâng cánh ước mơ, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt. Đặc biệt ông đã xây dựng: "Quỹ khuyến học Trịnh Lâm" cho xã Hà Vinh, huyện Hà Trung 1 tỷ đồng và thị xã Bỉm Sơn 1 tỷ đồng, góp phần chăm lo sự nghiệp trồng người, động viên các cháu tích cực vươn lên trong học tập...
Có thể nói sự ra đời của Tổng Công ty Tiên Sơn Thanh Hóa sau 25 năm xây dựng và phát triển với 10 nhà máy may xuất khẩu có vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng đã và đang tạo việc làm cho hơn 10.000 lao động địa phương, trong đó phần lớn lao động là con cháu của CCB, các gia đình chính sách, hộ nghèo. Tổng công ty đã hướng về nông thôn để đầu tư mở rộng sản xuất ngành may công nghiệp, cùng liên kết phát triển, tạo nhiều việc làm cho lao động nông thôn. Ông Trịnh Xuân Lâm đã góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu lao động, từ đó làm cho diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới, người dân thêm ấm no, hạnh phúc. Ông xứng đáng là doanh nhân tiêu biểu toàn quốc, được vinh danh nhiều phần thưởng cao quý. Đặc biệt, vừa qua nhân ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), ông vinh dự đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.

Thúy Hòa

Người tiên phong đưa các nhà máy may về nông thôn

Đi lên từ gian khó, sau 25 năm xây dựng và phát triển, đến nay, Tổng Công ty Tiên Sơn Thanh Hóa đã có 10 nhà máy may công nghiệp xuất khẩu và đang tạo việc làm cho hơn 1 vạn lao động nông thôn trong tỉnh. Thành công này phải nhắc đến vai trò đầu tàu là doanh nhân, CCB, thương binh Trịnh Xuân Lâm - Chủ tịch HĐQT Tổng công ty.

Ông "Lâm sắt vụn" và cuộc sống mưu sinh
Ở thị xã Bỉm Sơn, khi nhắc đến Công ty Tiên Sơn, mọi người đều nghĩ ngay đến ông Trịnh Xuân Lâm với tên gọi thân thuộc "Lâm sắt vụn". Thời gian đã qua nhưng những ký ức vẫn còn hiện hữu. Trong căn phòng khách ấm cúng tại trụ sở chính của Tổng công ty được xây dựng tại thị xã Bỉm Sơn, ông Trịnh Xuân Lâm không khỏi xúc động nhớ lại những ngày đầu khó khăn chồng chất khó khăn. Nhưng ông rất tự hào với những thành quả đạt được do chính sức lao động của mình và các thành viên trong gia đình đã dày công vun đắp phát triển Tổng công ty đến ngày hôm nay.
Ông tâm sự: Được sinh ra trong một gia đình đông con, gia đình nghèo rất khó khăn nên việc bế em, dọn nhà, đi mò cua, bắt ốc... phụ giúp bố mẹ là chuyện thường ngày, do đó không được học nhiều. Lớn lên, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc - 19 tuổi ông lên đường nhập ngũ và tham gia Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Và ông đã bị thương tại trận đánh ở ấp Bình Cơ, Bình Mỹ thuộc tỉnh Bình Dương ngày nay. Cuối năm 1975 ông được chuyển ra Bắc học lớp hạ sĩ quan pháo binh đầu tiên của Quân đoàn 1, Bộ Quốc phòng. Kết thúc khóa học, ông về đơn vị giữ chức Trung đội trưởng, Trung đội pháo binh thuộc Đại đội 2, Trung đoàn 186, Sư đoàn 312, Quân đoàn I. Đến tháng 10 năm 1977 ông được phục viên về địa phương tại xã Hà Vinh, huyện Hà Trung. Lúc này kinh tế gia đình rất khó khăn nên ông phải bươn chải từ Nam ra Bắc để kiếm sống, hỗ trợ gia đình... Năm 1990 ông đưa cả gia đình lên thị xã Bỉm Sơn bắt đầu lập nghiệp. Đây cũng là thời điểm gia đình gặp nhiều gian nan vất vả: Gia đình đông con, không có việc làm ổn định, hằng ngày phải vào Nhà máy xi măng Bỉm Sơn để quét, thu mua xi măng, sắt thép phế liệu mang ra Thái Nguyên để bán. Đồng thời đóng gạch block tiêu thụ tại địa bàn thị xã Bỉm Sơn. Năm 1995, ông đã quyết định thành lập Công ty TNHH đầu tiên tại thị xã Bỉm Sơn và cái tên "Tiên Sơn Thanh Hóa" đã ra đời từ đấy.
Tìm hướng đi và đầu tư mở rộng sản xuất
Trong 10 năm (1995 - 2005) với ý chí của người lính quyết không cam chịu đói nghèo, ông Trịnh Xuân Lâm đã trăn trở tìm hướng đi mới cho doanh nghiệp phát triển. Lúc đầu chỉ mua bán sắt thép phế liệu phế thải rồi làm xưởng xén kẻ giấy, đóng sách vở cho học sinh, mua thêm các phương tiện vận tải mở rộng ngành nghề bốc dỡ hàng hóa, thu hút lao động. Từ đó doanh thu, vốn điều lệ cũng được tăng lên. Năm 2002, ông tiếp tục xây dựng nhà máy sản xuất hàng đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, nhà máy đi vào hoạt động có hiệu quả, mỗi năm cho ra đời 130.000 đến 150.000 sản phẩm xuất khẩu sang các nước châu Âu, Mỹ, đạt giá trị 1.000.000 USD/năm, tạo việc làm cho hơn 300 lao động, vốn điều lệ tăng lên 20,8 tỷ đồng, doanh thu 18,7 tỷ đồng, nộp ngân sách tăng gấp 4 lần... Đây là bước tạo đà quan trọng cho công ty tiếp tục đi lên.
Lâm tiên sơn.jpg
Doanh nhân CCB Trịnh Xuân Lâm (thứ 2 từ trái sang) cùng các Hội - Hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân CCB cụm III thăm Nhà máy may xuất khẩu của Tổng Công ty Tiên Sơn.
Năm 2006, sau khi tìm hiểu thị trường nước ngoài, ông Trịnh Xuân Lâm thấy rằng: Ngành may công nghiệp xuất khẩu là ngành nghề sẽ thu hút được nhiều lao động, phù hợp với trình độ, năng lực của người lao động, nhất là lao động phổ thông tại các địa bàn nông thôn Thanh Hóa. Vì thế, ông đã quyết định tập trung mũi nhọn của công ty là phát triển ngành may công nghiệp xuất khẩu. Theo ông, đây là bước ngoặt lớn nhất cũng là dấu mốc quan trọng quyết định sự lớn mạnh của Tổng công ty hiện nay. Dấu mốc đầu tiên là ông mua lại Nhà máy may xuất khẩu Sơn Hà của Tổng Công ty CP May 40 Hà Nội đóng sát tại công ty ông có diện tích 4,5 ha. Ông đã đầu tư mở rộng sản xuất nâng từ 210 lao động lên 500 lao động. Năm 2007, ông tiếp tục đầu tư 5 tỷ đồng xây dựng xí nghiệp may xuất khẩu Kim Tân tại huyện Thạch Thành. Năm 2008 giai đoạn 2 Nhà máy may xuất khẩu Sơn Hà tại thị xã Bỉm Sơn tiếp tục được đầu tư mở rộng hơn 50 tỷ đồng, đủ chỗ làm việc cho 1.000 lao động. Năm 2009, Nhà máy may xuất khẩu Nga Sơn được đầu tư với số vốn 120 tỷ đồng, đủ chỗ làm việc cho 3.000 lao động. Năm 2010, tiếp tục tham gia mua cổ phần của Công ty LD May xuất khẩu Việt Thanh với 2 nhà máy, đủ chỗ làm việc cho 1.200 lao động. Sự thành công tiếp theo của ông còn được khẳng định với sự ra đời liên tiếp của nhà máy may xuất khẩu tại các huyện Yên Định, Thọ Xuân, Như Thanh, Triệu Sơn và nhà máy may xuất khẩu thứ 10 tại xã Quý Lộc (huyện Yên Định).
Chia sẻ về sự thành công trên, ông Lâm cho rằng: Ông đã biết chia sẻ công việc với các con cùng tham gia quản lý doanh nghiệp và tích cực hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư và quản lý. Vì thế các nhà máy đều hoạt động có hiệu quả và có những đóng góp nhất định cho ngân sách địa phương. Dự kiến trong thời gian 5 năm tới (2020 - 2025), Tổng công ty tiếp tục phát triển chiều sâu, nâng tầm thương hiệu, đáp ứng với thời kỳ công nghệ 4.0, niêm yết cổ phiếu tại sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Phấn đấu trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 đạt tổng doanh thu 6.253 tỷ đồng, nộp ngân sách 120 tỷ đồng, tạo việc làm cho 12.000 lao động trở lên với mức mức thu nhập bình quân 9 triệu đồng/người/tháng...
Đi đầu trong công tác xã hội, từ thiện
Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế, ông Trịnh Xuân Lâm còn luôn chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần, đảm bảo đầy đủ chế độ quyền lợi cho người lao động theo quy định của nhà nước. Cùng với đó là chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ ngày nghỉ, lễ, tết, đảm bảo môi trường làm việc an toàn xanh - sạch - đẹp cho người lao động. Ngoài ra còn có các chế độ phụ cấp chuyên cần, xăng xe, lương tháng 13, nhà ở cho người lao động, ăn ca miễn phí, có nhà trẻ trông giữ các cháu, trạm y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu, thăm hỏi hỗ trợ người lao động lúc ốm đau, hiếu, hỷ và gia đình công nhân có hoàn cảnh khó khăn...
khuyến học Lâm tiên sơn.jpeg
Ông Trịnh Xuân Lâm (ngoài cùng bên trái) tặng Quỹ khuyến học thị xã Bỉm Sơn 1 tỷ đồng.
Trong công tác hoạt động nhân đạo, từ thiện tại địa phương, Tổng công ty luôn đi đầu, nhận phụng dưỡng suốt đời 3 mẹ liệt sĩ tại thị xã Bỉm Sơn, 4 mẹ Việt Nam anh hùng ở huyện Như Thanh, đã tặng 31 ngôi nhà tình nghĩa ở các huyện, thị, thành phố trong và ngoài tỉnh... Đồng thời tích cực tham gia xây dựng các quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, quỹ nâng cánh ước mơ, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt. Đặc biệt ông đã xây dựng: "Quỹ khuyến học Trịnh Lâm" cho xã Hà Vinh, huyện Hà Trung 1 tỷ đồng và thị xã Bỉm Sơn 1 tỷ đồng, góp phần chăm lo sự nghiệp trồng người, động viên các cháu tích cực vươn lên trong học tập...
Có thể nói sự ra đời của Tổng Công ty Tiên Sơn Thanh Hóa sau 25 năm xây dựng và phát triển với 10 nhà máy may xuất khẩu có vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng đã và đang tạo việc làm cho hơn 10.000 lao động địa phương, trong đó phần lớn lao động là con cháu của CCB, các gia đình chính sách, hộ nghèo. Tổng công ty đã hướng về nông thôn để đầu tư mở rộng sản xuất ngành may công nghiệp, cùng liên kết phát triển, tạo nhiều việc làm cho lao động nông thôn. Ông Trịnh Xuân Lâm đã góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu lao động, từ đó làm cho diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới, người dân thêm ấm no, hạnh phúc. Ông xứng đáng là doanh nhân tiêu biểu toàn quốc, được vinh danh nhiều phần thưởng cao quý. Đặc biệt, vừa qua nhân ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), ông vinh dự đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.

Thúy Hòa

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC