Truy cập

Hôm nay:
1111
Hôm qua:
7090
Tuần này:
17926
Tháng này:
94126
Tất cả:
6340874

Những cánh chim không mỏi trong đổi mới giáo dục – đào tạo

Trong những năm gần đây, kinh tế xã hội của Thị xã Bỉm Sơn đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Song hành cùng sự phát triển của thị xã công nghiệp trẻ, ngành giáo dục và đào tạo đã vượt lên những khó khăn, thách thức trong thời kỳ kinh tế thị trường và những vất vả đặc thù, thực hiện nhiều đổi mới và đạt được nhiều thành tựu quan trọng về đội ngũ nhà giáo, quy mô trường lớp và chất lượng giáo dục đào tạo; Qua đó, góp phần quan trọng trong việc bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân lực của địa phương.

truongptthbs.jpg

Ảnh minh họa.
Hiện nay, toàn Thị xã có gần 900 cán bộ, giáo viên và nhân viên. Trong đó đạt chuẩn 100%, trên chuẩn đạt 73,2%, có 24 cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ thạc sỹ, 3 nhà giáo ưu tú. Qua việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với các phong trào thi đua của ngành giáo dục và đào tạo như: “dạy tốt, học tốt”, “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia” đã góp phần xây dựng đội ngũ giàu năng lực, phẩm chất, tâm huyết với nghề.

Về quy mô trường lớp, Thị xã có 27 trường học, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên. Trong đó có 2 trường liên cấp THCS và Tiểu học. Trong những năm qua, các trường đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, tạo nên diện mạo mới ngày càng khang trang, xanh, sạch và đẹp. Có 21 trường trường đạt chuẩn quốc giađạt 77,7%, trong đó có 3 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Nhờ có đội ngũ giàu năng lực, phẩm chất, tâm huyết với nghề và cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được quan tâm đầu tư nên chất lượng giáo dục của Thị xã đã có những kết quả đáng tự hào. Về giáo dục đại trà: 100% các xã, phường đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi; chất lượng phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS đạt mức độ 3 (tăng 2 bậc so với năm 2013); bậc học THPT tỷ lệ học sinh học lực loại giỏi đạt 16,6%, loại khá 64,6%; tỷ lệ tốt nghiệp 99,8%, đỗ đại học đạt gần 80% - cao nhất từ trước tới nay. Chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được củng cố, nhiều em đạt được giải cao trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Đặc biệt, năm 2018, em Nguyễn Tiến Mạnh – Học sinh trường PTTH Bỉm Sơn đã xuất sắc dành ngôi vị quán quân trong Cuộc thi âm vang xứ Thanh.

Năm 2018 cũng là năm thứ 5, ngành giáo dục và đào tạo Thị xã thực hiện Nghị quyết số 29 ngày 4/11/2013 của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Có thể nói Nghị quyết số 29 đã thổi một luồng gió mới, tạo nên sự chuyển biến về nhận thức và hành động của từng cán bộ, giáo viên và nhân viên trong ngành giáo dục và đào tạo. Toàn ngành đã tích cực đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục và đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học.

Trong giáo dục mầm non, các trườngđã đổi mới theo hướng kết hợp giữa giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng, lấy trẻ làm trung tâm. Tiêu biểu có thể kể đến Trường mầm non Xi măng. Bám sát yêu cầu đổi mới của Nghị quyết 29 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI, nhà trường đã xây dựng kế hoạch lồng ghép một số chuyên đề vào quá trình giảng dạy, đồng thời thiết kế chương trình dạy học cho trẻ thông qua các hoạt động vui chơi và trải nghiệm. Qua đó khơi dạy cho các em sự tò mò và hứng thú với việc học.

Thực hiện chương trình hành động số 221 năm 2014 của UBND Thị xã về việc thực hiện Nghị quyết số 29, những năm qua, các trường đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, xây dựng trường chuẩn quốc gia đối với từng cấp học theo mục tiêu đề ra. Điểm sáng về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học có thể kể đến là Trường tiểu học Đông Sơn. Đây là yếu tố quan trọng giúp nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trở thành một trong những tốp đầu của Thị xã về giáo dục tiểu học và được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 năm 2014.

Một nội dung quan trọng trong đổi mới giáo dục được các trường quan tâm thực hiện, đó là dạy học theo hướng tích hợp cao ở lớp học dưới, phân hóa dần ở lớp học trên, tăng môn học theo chủ đề. Điều đó đã góp phần quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục mũi nhọn. Một trong những đơn vị tiêu biểu của ngành giáo dục & đào tạo Thị xã trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là Trường THCS Lê Qúy Đôn.

Nhờ đổi mới mạnh mẽ và toàn diện trong giáo dục nên nhiều trường đã có sự chuyển biến rõ nét trong chất lượng dạy và học. Trong đó có Trường THPT Lê Hồng Phong. Ấn tượng nhất là trong 3 năm trở lại đây, nhà trường đã nhảy vọt 26 bậc trong xếp hạng thi học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh; tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng ngày càng tăng lên, trở thành đơn vị tiên tiến xuất sắc của ngành giáo dục - đào tạo Thanh Hóa.

Trong lĩnh vực đào tạo nghề, Trường trung cấp nghề Bỉm Sơn đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhằm đáp ứng yêu cầu yêu cầu của thị trường lao động, đồng thời quyết tâm hoàn thành mục tiêu của ngành giáo dục và đào tạo Thanh Hóa đến năm 2020 phân luồng 30% học sinh sau khi tốt nghiệp THCS sẽ được học tại các cơ sở đào tạo nghề.

Cùng với hệ thống giáo dục công lập, các cơ sở giáo dục dân lập đã góp phần quan trọng trong thành tích chung của ngành giáo dục Thị xã, nhất là trong công tác phổ cập mầm non và nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thị xã trong thời kỳ hội nhập. Tiêu biểu có thể kể đến như Trường mầm non tư thục Bé Ngoan, Trường mầm non tư thục Ngọc Trạo, Trung tâm tiếng anh Apus và Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Ipro...

Xác định giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất để phát triển trí não và hình thành nhân cách cho trẻ, trong thời gian qua, Ban giám hiệu Trường mầm non tư thục Bé Ngoan đã nghiên cứu và áp dụng các phương pháp giáo dục mới kết hợp với phương pháp giáo dục truyền thống vào chương trình dạy học. Đồng thời mạnh dạn đầu tư gần 5 tỷ đồng để xây mới và cải tạo phòng học, phòng chức năng; mua sắm trang thiết bị dạy học hiện đại, đồ dùng đồ chơi, giúp cho việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ đạt chất lượng tốt hơn, tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh.

Góp phần vào thành tích chung của mỗi nhà trường, phải nhắc đến công lao to lớn của đội ngũ cán bộ quản lý, các thầy giáo, cô giáo – những người đóng vai trò hạt nhân trong đổi mới và các phong trào thi của ngành giáo dục. Họ là những người lái đò thầm lặng luôn mang trong mình tình yêu nghề và tận tâm với học, sinh. Sự cố gắng, nỗ lực của các thầy cô đã trang bị cho các thế hệ học trò những cánh buồm tri thức để các em tự tin vươn ra đại dương với bao ước mơ, hoài bão.

Một trong những cán bộ quản lý tiêu biểu có thể kể đến là bà Nguyễn Thị Thu Hường – Hiệu trưởng Trường mầm non Quang Trung. Là trường mầm non của xã nông nghiệp, khi mới tách ra từ trường cũ năm 2013, nhà trường gặp không ít thử thách về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất. Với vai trò là cán bộ quản lý, Bà Nguyễn Thị Thu Hường đã phát huy sức mạnh tập thể, xây dựng đội ngũ giáo viên yêu nghề mến trẻ, kêu gọi sự chung tay góp sức của nhân dân trong đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường. Nhờ đó, trường đã từng bước vượt qua gian nan, thách thức ban đầu và dần trở thành địa chỉ tin cậy để nhân dân địa phương gửi gắm con em.

Ở Trường mầm non Ba Đình, có một cô giáo đẹp người, đẹp nết, lạidành nhiều tâm huyết cho việc đổi mới phương pháp nuôi dạy trẻ. Đó là cô giáo Nguyễn Thị Huệ. Cô Huệ chia sẻ: "Nuôi dạy trẻ là một nghề đặc biệt, vì không chỉ dạy mà còn phải dỗ dành, chăm sóc các bé bằng chính tình yêu thương của cô giáo". Bằng tình yêu nghề, mến trẻ, cô luôn tìm tòi, sáng tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy để mang đến cho trẻ những giờ học hấp dẫn và bổ ích, phù hợp với từng độ tuổi.

Tạm biệt cô giáo Huệ, chúng tôi tới thăm Trường THCS Ba Đình khi các em học sinh lớp 8A đang say sưa học môn toán do cô giáo Lê Thị Ngân đứng lớp. Giản dị, nhiệt tình, có chuyên môn vững vàng và tận tâm với học sinh – đó là những gì chúng tôi cảm nhận được từ cô giáo Ngân. Không chỉ gương mẫu cho học sinh noi theo, cô Ngân cùng đồng nghiệp luôn nghiên cứu, cố gắng tìm ra những phương pháp dạy học để truyền thụ kiến thức cho các em học sinh một cách tốt nhất. Nhờ đó, nhà trường luôn đạt thành tích cao trong các phong trào thi đua, là tập thể lao động tiên tiến nhiều năm liền.

Chúng tôi tới thăm Trường THPT Bỉm Sơn đúng vào dịp nhà trường đang dấy lên các hoạt động sôi nổi thiết thực hướng tới kỷ niệm 35 năm thành lập trường. Tại đây, chúng tôi có dịp gặp gỡ cô Phạm Thị Hiền – Giáo viên môn Vật lý, là một trong những nhà giáo có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy. Đứng trên bục giảng đến nay đã gần 25 năm, trong đó có 16 năm công tác tại trường, cô Phạm Thị Hiền luôn gương mẫu đi đầu trong công tác chuyên môn. Cô đã đem hết tri thức và lòng nhiệt huyết để truyền cho học sinh sự đam mê, yêu thích với môn học vốn được coi là khô khan này. Không phụ công sức của cô, nhiều em đã đạt được kết quả cao trong học tập và dành được nhiều giải thưởng trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp, mang lại niềm tự hào cho ngôi trường có bề dày truyền thống dạy và học.

Gần 10 năm dạy học ở Trường trung cấp nghề Bỉm Sơn, là chừng ấy thời gian thầy giáo trẻ Đặng Thành Luân – giảng viên môn hàn không ngừng sáng tạo tìm ra phương pháp giảng dạy hiệu quả, gắn lý thuyết với thực hành, đem đến cho học viên nhiều thực tế nghề nghiệp. Nhiều học viên của thầy tham gia các kỳ thi học sinh giỏi tay nghề cấp tỉnh đạt giải cao. Cá nhân thầy cũng Thầy dành được nhiều giải cao trong các kỳ hội giảng giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh. Năm 2018 thầy đã xuất sắc đại giải ba Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc. Đây không chỉ là niềm tự hào của Trường Trung cấp nghề Bỉm Sơn mà còn là niềm vui chung của ngành giáo dục Thị xã.

Có dịp dự một tiết học nhạc tại Trường tiểu học Ngọc Trạo, chúng tôi mới thấy hết sự năng nổ, nhiệt tình và sáng tạo của cô giáo Nguyễn Thị Tuyết. Là giáo viên âm nhạc, đồng thời là Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, cô Tuyết luôn trăn trở làm thế nào để các em học sinh thấy được hoạt động Đội là sân chơi lành mạnh và bổ ích, từ đó khơi dậy sự tích cực, chủ động của các em, giúp các em tự tin hòa nhập với tập thể, giáo dục tính tổ chức, tính kỷ luật và tiếp thu các kỹ năng một cách dễ dàng. Với sự nhiệt tình và sáng tạo của cô Tuyết, hoạt động đội của Trường tiểu học Ngọc Trạo luôn được đánh giá cao. Năm 2016, cô vinh dự là một trong 10 gương mặt tổng phụ trách xuất sắc nhất cả nước nhận giải thưởng Cánh én hồng – một giải thưởng cao quý nhất dành cho đội ngũ cán bộ làm công tác Đội và phong trào thiếu niên.

Còn rất nhiều tấm gương nhà giáo khác đang tích cực nghiên cứu và đổi mới phương pháp dạy và học ở mỗi nhà trường. Sáng tạo là không giới hạn, đổi mới là quá trình lâu dài. Vì thế sẽ không có điểm dừng cho đổi mới và sáng tạo. Mặc dù còn nhiều khó khăn phía trước, nhưng tin tưởng rằng, bằng tình yêu nghề, trách nhiệm và niềm tự hào vì được làm nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, “những người lái đò thầm lặng” sẽ tiếp tục cố gắng hơn nữa trong sự nghiệp dạy chữ - dạy người, thắp lên ngọn lửa say mê học tập cho học sinh, khơi dậy cho các em khát khao lập thân, lập nghiệp và cống hiến để xây dựng quê hương đất nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ trồng người – một nhiệm vụ lớn lao mà Đảng và Nhà nước giao phó, xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân.

Hà Nghĩa

Những cánh chim không mỏi trong đổi mới giáo dục – đào tạo

Trong những năm gần đây, kinh tế xã hội của Thị xã Bỉm Sơn đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Song hành cùng sự phát triển của thị xã công nghiệp trẻ, ngành giáo dục và đào tạo đã vượt lên những khó khăn, thách thức trong thời kỳ kinh tế thị trường và những vất vả đặc thù, thực hiện nhiều đổi mới và đạt được nhiều thành tựu quan trọng về đội ngũ nhà giáo, quy mô trường lớp và chất lượng giáo dục đào tạo; Qua đó, góp phần quan trọng trong việc bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân lực của địa phương.

truongptthbs.jpg

Ảnh minh họa.
Hiện nay, toàn Thị xã có gần 900 cán bộ, giáo viên và nhân viên. Trong đó đạt chuẩn 100%, trên chuẩn đạt 73,2%, có 24 cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ thạc sỹ, 3 nhà giáo ưu tú. Qua việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với các phong trào thi đua của ngành giáo dục và đào tạo như: “dạy tốt, học tốt”, “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia” đã góp phần xây dựng đội ngũ giàu năng lực, phẩm chất, tâm huyết với nghề.

Về quy mô trường lớp, Thị xã có 27 trường học, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên. Trong đó có 2 trường liên cấp THCS và Tiểu học. Trong những năm qua, các trường đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, tạo nên diện mạo mới ngày càng khang trang, xanh, sạch và đẹp. Có 21 trường trường đạt chuẩn quốc giađạt 77,7%, trong đó có 3 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Nhờ có đội ngũ giàu năng lực, phẩm chất, tâm huyết với nghề và cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được quan tâm đầu tư nên chất lượng giáo dục của Thị xã đã có những kết quả đáng tự hào. Về giáo dục đại trà: 100% các xã, phường đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi; chất lượng phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS đạt mức độ 3 (tăng 2 bậc so với năm 2013); bậc học THPT tỷ lệ học sinh học lực loại giỏi đạt 16,6%, loại khá 64,6%; tỷ lệ tốt nghiệp 99,8%, đỗ đại học đạt gần 80% - cao nhất từ trước tới nay. Chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được củng cố, nhiều em đạt được giải cao trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Đặc biệt, năm 2018, em Nguyễn Tiến Mạnh – Học sinh trường PTTH Bỉm Sơn đã xuất sắc dành ngôi vị quán quân trong Cuộc thi âm vang xứ Thanh.

Năm 2018 cũng là năm thứ 5, ngành giáo dục và đào tạo Thị xã thực hiện Nghị quyết số 29 ngày 4/11/2013 của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Có thể nói Nghị quyết số 29 đã thổi một luồng gió mới, tạo nên sự chuyển biến về nhận thức và hành động của từng cán bộ, giáo viên và nhân viên trong ngành giáo dục và đào tạo. Toàn ngành đã tích cực đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục và đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học.

Trong giáo dục mầm non, các trườngđã đổi mới theo hướng kết hợp giữa giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng, lấy trẻ làm trung tâm. Tiêu biểu có thể kể đến Trường mầm non Xi măng. Bám sát yêu cầu đổi mới của Nghị quyết 29 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI, nhà trường đã xây dựng kế hoạch lồng ghép một số chuyên đề vào quá trình giảng dạy, đồng thời thiết kế chương trình dạy học cho trẻ thông qua các hoạt động vui chơi và trải nghiệm. Qua đó khơi dạy cho các em sự tò mò và hứng thú với việc học.

Thực hiện chương trình hành động số 221 năm 2014 của UBND Thị xã về việc thực hiện Nghị quyết số 29, những năm qua, các trường đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, xây dựng trường chuẩn quốc gia đối với từng cấp học theo mục tiêu đề ra. Điểm sáng về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học có thể kể đến là Trường tiểu học Đông Sơn. Đây là yếu tố quan trọng giúp nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trở thành một trong những tốp đầu của Thị xã về giáo dục tiểu học và được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 năm 2014.

Một nội dung quan trọng trong đổi mới giáo dục được các trường quan tâm thực hiện, đó là dạy học theo hướng tích hợp cao ở lớp học dưới, phân hóa dần ở lớp học trên, tăng môn học theo chủ đề. Điều đó đã góp phần quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục mũi nhọn. Một trong những đơn vị tiêu biểu của ngành giáo dục & đào tạo Thị xã trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là Trường THCS Lê Qúy Đôn.

Nhờ đổi mới mạnh mẽ và toàn diện trong giáo dục nên nhiều trường đã có sự chuyển biến rõ nét trong chất lượng dạy và học. Trong đó có Trường THPT Lê Hồng Phong. Ấn tượng nhất là trong 3 năm trở lại đây, nhà trường đã nhảy vọt 26 bậc trong xếp hạng thi học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh; tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng ngày càng tăng lên, trở thành đơn vị tiên tiến xuất sắc của ngành giáo dục - đào tạo Thanh Hóa.

Trong lĩnh vực đào tạo nghề, Trường trung cấp nghề Bỉm Sơn đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhằm đáp ứng yêu cầu yêu cầu của thị trường lao động, đồng thời quyết tâm hoàn thành mục tiêu của ngành giáo dục và đào tạo Thanh Hóa đến năm 2020 phân luồng 30% học sinh sau khi tốt nghiệp THCS sẽ được học tại các cơ sở đào tạo nghề.

Cùng với hệ thống giáo dục công lập, các cơ sở giáo dục dân lập đã góp phần quan trọng trong thành tích chung của ngành giáo dục Thị xã, nhất là trong công tác phổ cập mầm non và nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thị xã trong thời kỳ hội nhập. Tiêu biểu có thể kể đến như Trường mầm non tư thục Bé Ngoan, Trường mầm non tư thục Ngọc Trạo, Trung tâm tiếng anh Apus và Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Ipro...

Xác định giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất để phát triển trí não và hình thành nhân cách cho trẻ, trong thời gian qua, Ban giám hiệu Trường mầm non tư thục Bé Ngoan đã nghiên cứu và áp dụng các phương pháp giáo dục mới kết hợp với phương pháp giáo dục truyền thống vào chương trình dạy học. Đồng thời mạnh dạn đầu tư gần 5 tỷ đồng để xây mới và cải tạo phòng học, phòng chức năng; mua sắm trang thiết bị dạy học hiện đại, đồ dùng đồ chơi, giúp cho việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ đạt chất lượng tốt hơn, tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh.

Góp phần vào thành tích chung của mỗi nhà trường, phải nhắc đến công lao to lớn của đội ngũ cán bộ quản lý, các thầy giáo, cô giáo – những người đóng vai trò hạt nhân trong đổi mới và các phong trào thi của ngành giáo dục. Họ là những người lái đò thầm lặng luôn mang trong mình tình yêu nghề và tận tâm với học, sinh. Sự cố gắng, nỗ lực của các thầy cô đã trang bị cho các thế hệ học trò những cánh buồm tri thức để các em tự tin vươn ra đại dương với bao ước mơ, hoài bão.

Một trong những cán bộ quản lý tiêu biểu có thể kể đến là bà Nguyễn Thị Thu Hường – Hiệu trưởng Trường mầm non Quang Trung. Là trường mầm non của xã nông nghiệp, khi mới tách ra từ trường cũ năm 2013, nhà trường gặp không ít thử thách về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất. Với vai trò là cán bộ quản lý, Bà Nguyễn Thị Thu Hường đã phát huy sức mạnh tập thể, xây dựng đội ngũ giáo viên yêu nghề mến trẻ, kêu gọi sự chung tay góp sức của nhân dân trong đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường. Nhờ đó, trường đã từng bước vượt qua gian nan, thách thức ban đầu và dần trở thành địa chỉ tin cậy để nhân dân địa phương gửi gắm con em.

Ở Trường mầm non Ba Đình, có một cô giáo đẹp người, đẹp nết, lạidành nhiều tâm huyết cho việc đổi mới phương pháp nuôi dạy trẻ. Đó là cô giáo Nguyễn Thị Huệ. Cô Huệ chia sẻ: "Nuôi dạy trẻ là một nghề đặc biệt, vì không chỉ dạy mà còn phải dỗ dành, chăm sóc các bé bằng chính tình yêu thương của cô giáo". Bằng tình yêu nghề, mến trẻ, cô luôn tìm tòi, sáng tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy để mang đến cho trẻ những giờ học hấp dẫn và bổ ích, phù hợp với từng độ tuổi.

Tạm biệt cô giáo Huệ, chúng tôi tới thăm Trường THCS Ba Đình khi các em học sinh lớp 8A đang say sưa học môn toán do cô giáo Lê Thị Ngân đứng lớp. Giản dị, nhiệt tình, có chuyên môn vững vàng và tận tâm với học sinh – đó là những gì chúng tôi cảm nhận được từ cô giáo Ngân. Không chỉ gương mẫu cho học sinh noi theo, cô Ngân cùng đồng nghiệp luôn nghiên cứu, cố gắng tìm ra những phương pháp dạy học để truyền thụ kiến thức cho các em học sinh một cách tốt nhất. Nhờ đó, nhà trường luôn đạt thành tích cao trong các phong trào thi đua, là tập thể lao động tiên tiến nhiều năm liền.

Chúng tôi tới thăm Trường THPT Bỉm Sơn đúng vào dịp nhà trường đang dấy lên các hoạt động sôi nổi thiết thực hướng tới kỷ niệm 35 năm thành lập trường. Tại đây, chúng tôi có dịp gặp gỡ cô Phạm Thị Hiền – Giáo viên môn Vật lý, là một trong những nhà giáo có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy. Đứng trên bục giảng đến nay đã gần 25 năm, trong đó có 16 năm công tác tại trường, cô Phạm Thị Hiền luôn gương mẫu đi đầu trong công tác chuyên môn. Cô đã đem hết tri thức và lòng nhiệt huyết để truyền cho học sinh sự đam mê, yêu thích với môn học vốn được coi là khô khan này. Không phụ công sức của cô, nhiều em đã đạt được kết quả cao trong học tập và dành được nhiều giải thưởng trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp, mang lại niềm tự hào cho ngôi trường có bề dày truyền thống dạy và học.

Gần 10 năm dạy học ở Trường trung cấp nghề Bỉm Sơn, là chừng ấy thời gian thầy giáo trẻ Đặng Thành Luân – giảng viên môn hàn không ngừng sáng tạo tìm ra phương pháp giảng dạy hiệu quả, gắn lý thuyết với thực hành, đem đến cho học viên nhiều thực tế nghề nghiệp. Nhiều học viên của thầy tham gia các kỳ thi học sinh giỏi tay nghề cấp tỉnh đạt giải cao. Cá nhân thầy cũng Thầy dành được nhiều giải cao trong các kỳ hội giảng giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh. Năm 2018 thầy đã xuất sắc đại giải ba Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc. Đây không chỉ là niềm tự hào của Trường Trung cấp nghề Bỉm Sơn mà còn là niềm vui chung của ngành giáo dục Thị xã.

Có dịp dự một tiết học nhạc tại Trường tiểu học Ngọc Trạo, chúng tôi mới thấy hết sự năng nổ, nhiệt tình và sáng tạo của cô giáo Nguyễn Thị Tuyết. Là giáo viên âm nhạc, đồng thời là Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, cô Tuyết luôn trăn trở làm thế nào để các em học sinh thấy được hoạt động Đội là sân chơi lành mạnh và bổ ích, từ đó khơi dậy sự tích cực, chủ động của các em, giúp các em tự tin hòa nhập với tập thể, giáo dục tính tổ chức, tính kỷ luật và tiếp thu các kỹ năng một cách dễ dàng. Với sự nhiệt tình và sáng tạo của cô Tuyết, hoạt động đội của Trường tiểu học Ngọc Trạo luôn được đánh giá cao. Năm 2016, cô vinh dự là một trong 10 gương mặt tổng phụ trách xuất sắc nhất cả nước nhận giải thưởng Cánh én hồng – một giải thưởng cao quý nhất dành cho đội ngũ cán bộ làm công tác Đội và phong trào thiếu niên.

Còn rất nhiều tấm gương nhà giáo khác đang tích cực nghiên cứu và đổi mới phương pháp dạy và học ở mỗi nhà trường. Sáng tạo là không giới hạn, đổi mới là quá trình lâu dài. Vì thế sẽ không có điểm dừng cho đổi mới và sáng tạo. Mặc dù còn nhiều khó khăn phía trước, nhưng tin tưởng rằng, bằng tình yêu nghề, trách nhiệm và niềm tự hào vì được làm nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, “những người lái đò thầm lặng” sẽ tiếp tục cố gắng hơn nữa trong sự nghiệp dạy chữ - dạy người, thắp lên ngọn lửa say mê học tập cho học sinh, khơi dậy cho các em khát khao lập thân, lập nghiệp và cống hiến để xây dựng quê hương đất nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ trồng người – một nhiệm vụ lớn lao mà Đảng và Nhà nước giao phó, xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân.

Hà Nghĩa

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC