Truy cập

Hôm nay:
2440
Hôm qua:
4094
Tuần này:
23349
Tháng này:
99549
Tất cả:
6346297

Những người giữ “Ngân hàng” đặc biệt

Để kịp thời cứu chữa bệnh nhân trong tình trạng khẩn cấp, nguy hiểm tính mạng, nhiều y bác sỹ đã không ngần ngại hiến máu của chính mình. Đó là câu chuyện thường ngày của các thầy thuốc trẻ trong “Câu lạc bộ ngân hàng máu sống tình nguyện 24/24” đang làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Bỉm Sơn.

Ngan hang mau.jpg
Thời gian qua, đội ngũ y, bác sỹ tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Bỉm Sơn mà nòng cốt là lực lượng đoàn viên thanh niên đã giúp nhiều bệnh nhân vượt qua cơn “Thập tử nhất sinh” tìm lại được sự sống, và góp phần xây dựng hình ảnh người bác sỹ “Lương y như từ mẫu”.

5h sáng, BVĐK Bỉm Sơn tiếp nhận bệnh nhân Trịnh Thị Thanh (42 tuổi) nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội và ra máu rất nhiều. Mất máu nhiều khiến chị Thanh nhợt nhạt, tiên lượng nếu không được truyền máu cấp cứu, chỉ chừng 20 phút sau chị Thanh sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Các bác sỹ lúc ấy vội liên hệ với các thành viên trong “CLB ngân hàng máu sống tình nguyện 24/24” của bệnh viện. Chỉ chưa đầy 5 phút sau, những bác sỹ có nhóm máu tương thích của CLB đã có mặt để sẵn sàng hiến máu cứu người. Vậy là thêm một sinh mạng đã được các y, bác sỹ giành lại từ tay tử thần.

Ngày chúng tôi đến, chị Thanh đã bình phục, tuy vẫn còn yếu, nhưng chị đã thực sự trở lại cuộc sống mà trước đó những tưởng chị không còn bao giờ có được. Ánh mắt nhoè đi, chị Thanh run run nói: “Đến giờ tôi vẫn cho rằng đây là một điều kỳ diệu, và tôi rất xúc động. Lúc ấy, tôi cứ nghĩ mình không qua khỏi, không còn một chút hy vọng nào. Vậy mà nhờ có lòng tốt của các y, bác sỹ kịp thời truyền máu, tôi đã được cứu sống, như trong truyện cổ tích”.

Không chỉ có chị Thanh, trường hợp gần đây của sản phụ Nguyễn Thị Thuý Vân (38 tuổi) ở phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn phải truyền đến 5 đơn vị máu, trong đó 2 đơn vị máu được truyền trực tiếp từ các y, bác sỹ ở bệnh viện. Đã có rất nhiều trường hợp cấp cứu trong tình trạng nguy kịch đến tính mạng, nếu không có máu truyền tại chỗ, họ đã không qua khỏi. Theo thống kê của bệnh viện, từ năm 2016 đến nay, CLB ngân hàng máu sống của BVĐK Bỉm Sơn đã cứu được 12 trường hợp trong trạng thái nguy kịch vì thiếu máu.

Được mệnh danh là “Ngân hàng máu sống” trong khoa, bác sỹ Mai Văn Cao (33 tuổi) phụ trách khoa Hồi sức cấp cứu tại BVĐK Bỉm Sơn là một tấm gương điển hình trong việc hiến máu tình nguyện. Bác sỹ Cao cho biết anh đã nhiều lần hiến máu và đến giờ không nhớ rõ là mình đã hiến bao nhiêu lần. Mỗi lần cần truyền máu cho bệnh nhân mà nguồn máu của người nhà không đủ hoặc không phù hợp là anh luôn sẵn lòng. Là bác sỹ nên anh hiểu rất rõ việc hiến máu không có hại gì cho sức khoẻ. Mỗi lần bệnh nhân cần máu mà mình thấy đủ điều kiện thì đâu có ngần ngại gì, vì tính mạng con người là quan trọng nhất.

Về công tác tại bệnh viện hơn 3 năm, nhưng bác sỹ trẻ Vũ Lại Thành Công sinh năm 1992 – Khoa Đông y – BVĐK Bỉm Sơn đã có thành tích hơn 10 lần hiến máu tình nguyện và 3 lần hiến máu trực tiếp, cứu sống bệnh nhân. Bác sỹ Công cho biết mình bắt đầu tham gia hiến máu nhân đạo từ khi còn là sinh viên năm thứ nhất của Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.

Khi được hỏi động lực nào để Công có thể có những hành động đáng quý như vậy, bác sỹ Công chia sẻ: “Đối với những bệnh nhân đang cần máu để cấp cứu, máu chính là thuốc. Đem máu của mình đi cấp cứu thì không suy nghĩ là để làm gì mà tâm niệm duy nhất làm thế nào để giúp sức cứu sống bệnh nhân. Sau khi hiến máu thì cảm giác của mình rất là hạnh phúc”.

Đây chỉ là hai trong số những y, bác sỹ trong CLB ngân hàng máu sống mà chúng tôi gặp. Với họ, cho đi là một nghĩa cử bình thường giữa con người với con người.

Bác sỹ Nguyễn Thị Phượng - Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bỉm Sơn cho biết: Trong quá trình mổ cấp cứu, nhiều trường hợp người bệnh liên quan đến thai sản, đa chấn thương…phải truyền máu, trong khi bệnh viện tuyến huyện không có ngân hàng máu dự trữ. Xuất phát từ nhu cầu truyền máu cứu chữa bệnh nhân, nhất là trong trường hợp quá khẩn cấp, khi bệnh nhân không có người thân hoặc nguồn máu dự trữ không phù hợp, đầu năm 2016, Ban Giám đốc bệnh viên đã phát động xây dựng CLB ngân hàng máu sống tình nguyện, cơ động 24/24. Đến nay, CLB có trên 20 thành viên, với lực lượng nòng cốt là đoàn viên, thanh niên của bệnh viện có sức khoẻ tốt, sẵn sàng hiến máu khi cần thiết. Ngoài việc biết nhóm máu của mình, các y bác sỹ còn định kỳ khám sức khoẻ hay test đột xuất để sẵn sàng hiến máu cứu bệnh nhân bất cứ lúc nào.

Trao đổi với chúng tôi, chị Ngô Thị Thu Phương, Bí thư Đoàn thanh niên BVĐK Bỉm Sơn chia sẻ: “Tình nguyện và cơ động 24/24 giờ là phương châm hoạt động của CLB ngân hàng máu sống BVĐK Bỉm Sơn. CLB Ngân hàng máu sống được thành lập với mục đích sẵn sàng hiến máu trong những trường hợp khẩn cấp. Những thành viên CLB công khai các nhóm máu và đã được sàng lọc để khi cần có thể liên hệ kịp thời. Trong đó có thông tin về nhóm máu, số điện thoại, khoa làm việc của từng thành viên. Mỗi khi có bệnh nhân cần máu gấp, CLB sẽ nhanh chóng liên lạc để thành viên đến hiến máu kịp thời. Các thành viên trong CLB đều có sức khoẻ tốt, đảm bảo được lượng máu khi hiến. Trong thời gian tới, CLB sẽ tiếp tục vận động thêm nhiều đoàn viên, thanh niên tham gia”.

Phương châm “Sống là phải cho đi” dường như đã lan toả khắp trong đoàn viên thanh niên của Chi đoàn BVĐK Bỉm Sơn. Hiến máu tình nguyện là một trong những hoạt động trọng tâm của phong trào thanh niên “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, gắn với nhiệm vụ, việc làm cụ thể, nội dung trọng tâm trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống trong đoàn viên, thanh niên. Hoạt động này không chỉ đem lại niềm vui cho người bệnh mà còn lan toả đến toàn bộ cán bộ, y bác sĩ trong bệnh viện. Chính vì vậy CLB Ngân hàng máu sống rất cần được nhân rộng và hy vọng sẽ ngày càng có nhiều đoàn viên thanh niên tham gia hoạt động đầy ý nghĩa này.

Hải Anh

Những người giữ “Ngân hàng” đặc biệt

Để kịp thời cứu chữa bệnh nhân trong tình trạng khẩn cấp, nguy hiểm tính mạng, nhiều y bác sỹ đã không ngần ngại hiến máu của chính mình. Đó là câu chuyện thường ngày của các thầy thuốc trẻ trong “Câu lạc bộ ngân hàng máu sống tình nguyện 24/24” đang làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Bỉm Sơn.

Ngan hang mau.jpg
Thời gian qua, đội ngũ y, bác sỹ tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Bỉm Sơn mà nòng cốt là lực lượng đoàn viên thanh niên đã giúp nhiều bệnh nhân vượt qua cơn “Thập tử nhất sinh” tìm lại được sự sống, và góp phần xây dựng hình ảnh người bác sỹ “Lương y như từ mẫu”.

5h sáng, BVĐK Bỉm Sơn tiếp nhận bệnh nhân Trịnh Thị Thanh (42 tuổi) nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội và ra máu rất nhiều. Mất máu nhiều khiến chị Thanh nhợt nhạt, tiên lượng nếu không được truyền máu cấp cứu, chỉ chừng 20 phút sau chị Thanh sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Các bác sỹ lúc ấy vội liên hệ với các thành viên trong “CLB ngân hàng máu sống tình nguyện 24/24” của bệnh viện. Chỉ chưa đầy 5 phút sau, những bác sỹ có nhóm máu tương thích của CLB đã có mặt để sẵn sàng hiến máu cứu người. Vậy là thêm một sinh mạng đã được các y, bác sỹ giành lại từ tay tử thần.

Ngày chúng tôi đến, chị Thanh đã bình phục, tuy vẫn còn yếu, nhưng chị đã thực sự trở lại cuộc sống mà trước đó những tưởng chị không còn bao giờ có được. Ánh mắt nhoè đi, chị Thanh run run nói: “Đến giờ tôi vẫn cho rằng đây là một điều kỳ diệu, và tôi rất xúc động. Lúc ấy, tôi cứ nghĩ mình không qua khỏi, không còn một chút hy vọng nào. Vậy mà nhờ có lòng tốt của các y, bác sỹ kịp thời truyền máu, tôi đã được cứu sống, như trong truyện cổ tích”.

Không chỉ có chị Thanh, trường hợp gần đây của sản phụ Nguyễn Thị Thuý Vân (38 tuổi) ở phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn phải truyền đến 5 đơn vị máu, trong đó 2 đơn vị máu được truyền trực tiếp từ các y, bác sỹ ở bệnh viện. Đã có rất nhiều trường hợp cấp cứu trong tình trạng nguy kịch đến tính mạng, nếu không có máu truyền tại chỗ, họ đã không qua khỏi. Theo thống kê của bệnh viện, từ năm 2016 đến nay, CLB ngân hàng máu sống của BVĐK Bỉm Sơn đã cứu được 12 trường hợp trong trạng thái nguy kịch vì thiếu máu.

Được mệnh danh là “Ngân hàng máu sống” trong khoa, bác sỹ Mai Văn Cao (33 tuổi) phụ trách khoa Hồi sức cấp cứu tại BVĐK Bỉm Sơn là một tấm gương điển hình trong việc hiến máu tình nguyện. Bác sỹ Cao cho biết anh đã nhiều lần hiến máu và đến giờ không nhớ rõ là mình đã hiến bao nhiêu lần. Mỗi lần cần truyền máu cho bệnh nhân mà nguồn máu của người nhà không đủ hoặc không phù hợp là anh luôn sẵn lòng. Là bác sỹ nên anh hiểu rất rõ việc hiến máu không có hại gì cho sức khoẻ. Mỗi lần bệnh nhân cần máu mà mình thấy đủ điều kiện thì đâu có ngần ngại gì, vì tính mạng con người là quan trọng nhất.

Về công tác tại bệnh viện hơn 3 năm, nhưng bác sỹ trẻ Vũ Lại Thành Công sinh năm 1992 – Khoa Đông y – BVĐK Bỉm Sơn đã có thành tích hơn 10 lần hiến máu tình nguyện và 3 lần hiến máu trực tiếp, cứu sống bệnh nhân. Bác sỹ Công cho biết mình bắt đầu tham gia hiến máu nhân đạo từ khi còn là sinh viên năm thứ nhất của Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.

Khi được hỏi động lực nào để Công có thể có những hành động đáng quý như vậy, bác sỹ Công chia sẻ: “Đối với những bệnh nhân đang cần máu để cấp cứu, máu chính là thuốc. Đem máu của mình đi cấp cứu thì không suy nghĩ là để làm gì mà tâm niệm duy nhất làm thế nào để giúp sức cứu sống bệnh nhân. Sau khi hiến máu thì cảm giác của mình rất là hạnh phúc”.

Đây chỉ là hai trong số những y, bác sỹ trong CLB ngân hàng máu sống mà chúng tôi gặp. Với họ, cho đi là một nghĩa cử bình thường giữa con người với con người.

Bác sỹ Nguyễn Thị Phượng - Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bỉm Sơn cho biết: Trong quá trình mổ cấp cứu, nhiều trường hợp người bệnh liên quan đến thai sản, đa chấn thương…phải truyền máu, trong khi bệnh viện tuyến huyện không có ngân hàng máu dự trữ. Xuất phát từ nhu cầu truyền máu cứu chữa bệnh nhân, nhất là trong trường hợp quá khẩn cấp, khi bệnh nhân không có người thân hoặc nguồn máu dự trữ không phù hợp, đầu năm 2016, Ban Giám đốc bệnh viên đã phát động xây dựng CLB ngân hàng máu sống tình nguyện, cơ động 24/24. Đến nay, CLB có trên 20 thành viên, với lực lượng nòng cốt là đoàn viên, thanh niên của bệnh viện có sức khoẻ tốt, sẵn sàng hiến máu khi cần thiết. Ngoài việc biết nhóm máu của mình, các y bác sỹ còn định kỳ khám sức khoẻ hay test đột xuất để sẵn sàng hiến máu cứu bệnh nhân bất cứ lúc nào.

Trao đổi với chúng tôi, chị Ngô Thị Thu Phương, Bí thư Đoàn thanh niên BVĐK Bỉm Sơn chia sẻ: “Tình nguyện và cơ động 24/24 giờ là phương châm hoạt động của CLB ngân hàng máu sống BVĐK Bỉm Sơn. CLB Ngân hàng máu sống được thành lập với mục đích sẵn sàng hiến máu trong những trường hợp khẩn cấp. Những thành viên CLB công khai các nhóm máu và đã được sàng lọc để khi cần có thể liên hệ kịp thời. Trong đó có thông tin về nhóm máu, số điện thoại, khoa làm việc của từng thành viên. Mỗi khi có bệnh nhân cần máu gấp, CLB sẽ nhanh chóng liên lạc để thành viên đến hiến máu kịp thời. Các thành viên trong CLB đều có sức khoẻ tốt, đảm bảo được lượng máu khi hiến. Trong thời gian tới, CLB sẽ tiếp tục vận động thêm nhiều đoàn viên, thanh niên tham gia”.

Phương châm “Sống là phải cho đi” dường như đã lan toả khắp trong đoàn viên thanh niên của Chi đoàn BVĐK Bỉm Sơn. Hiến máu tình nguyện là một trong những hoạt động trọng tâm của phong trào thanh niên “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, gắn với nhiệm vụ, việc làm cụ thể, nội dung trọng tâm trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống trong đoàn viên, thanh niên. Hoạt động này không chỉ đem lại niềm vui cho người bệnh mà còn lan toả đến toàn bộ cán bộ, y bác sĩ trong bệnh viện. Chính vì vậy CLB Ngân hàng máu sống rất cần được nhân rộng và hy vọng sẽ ngày càng có nhiều đoàn viên thanh niên tham gia hoạt động đầy ý nghĩa này.

Hải Anh

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC