Truy cập

Hôm nay:
1275
Hôm qua:
5994
Tuần này:
25880
Tháng này:
145734
Tất cả:
6392482

Nỗ lực đào tạo, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở thị xã Bỉm Sơn luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, nhờ đó đã phát huy hiệu quả thiết thực. Nhiều lao động tại địa phương đã có trình độ tay nghề nhất định, biết cách tổ chức sản xuất, tăng thu nhập.

Để nắm bắt nhu cầu việc làm của người lao động, thị xã đã chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các phường, xã thực hiện rà soát nhu cầu học nghề của lao động, nhất là lao động nông thôn. Qua đó, có cơ sở để định hướng nghề nghiệp, mở các lớp đào tạo nghề phù hợp cho từng nhóm đối tượng cụ thể, ưu tiên nguồn kinh phí đào tạo nghề cho lao động.

Theo thống kê , tính đến tháng 6/2020, thị xã Bỉm Sơn có tổng dân số trên 61.580 người, trong đó, số người trong độ tuổi lao động trên 35.500 người. Chất lượng lao động từng bước được nâng lên, đáp ứng được yêu cầu trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bởi tỷ lệ lao động qua đào tạo được tăng qua các năm, cụ thể: năm 2017 có 75,5% lao động được đào tạo; năm 2018 đạt tỷ lệ 77,2%; năm 2019 đạt 79,1% ; dự kiến năm 2020 có 80% lao động qua đào tạo. Cũng thông qua việc đào tạo mà số lao động được tạo việc làm năm sau đều cao hơn năm trước, cụ thể: Năm 2017 có 1.900 người được tạo việc làm; năm 2018 có 2.010 người; năm 2019 tạo việc làm cho 2.260 người và 6 tháng đầu năm 2020 đã tạo việc làm cho 1.430 người bằng 55% kế hoạch.

Trong hoạt động đào tạo nghề, thị xã đã duy trì và nhân rộng một số mô hình mang lại hiệu quả, chất lượng cao, tiêu biểu là Mô hình phi nông nghiệp, thị xã đã mở 16 lớp May công nghiệp, đáp ứng nhu cầu lao động may mặc cho các đơn vị như: Xí nghiệp May Bỉm Sơn; Công ty TNHH KH Vina; Công ty TNHH Y.S Vina; Công ty TNHH May Đông Hả, Công ty Vaude Việt Nam...hoặc Mô hình nghề nông nghiệp, thị xã đã triển khai 3 lớp nuôi trồng thủy sản, 1 lớp trồng rau an toàn nhằm nâng cao hiểu biết, ứng dụng khoa học công nghệ cho lao động thuộc khu vực nông thôn; quá trình tổ chức thực hiện chương trình đào tạo đã gắn liền giữa lý thuyết và thực hành thực tế trên chính mảnh đất của bà con nông dân, mang lại hiệu quả chất lượng của cây, con giống, nâng cao thu nhập trên 1 đơn vị diện tích canh tác. Cùng với đó, Thị xã thực hiện giải quyết việc làm cho người lao động thông qua chương trình xuất khẩu lao động, trong năm 2019 có 200 người được xuất khẩu lao động, dự kiến trong năm 2020 có 180 người được xuất khẩu lao động; Các ngành chức năng của thị xã và các địa phương đã phối hợp với Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội thị xã cũng duy trì và mở rộng việc làm thông qua dự án vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm.

Bên cạnh việc mở rộng đào tạo nghề, để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của từng phường, xã, các tổ chức chính trị - xã hội như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh, Đoàn thanh niên đã phối hợp với các ngành chức năng của thị xã mở nhiều lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong phát triển trồng trọt, chăn nuôi, đưa thêm các giống cây trồng, vật nuôi mang hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. Đồng thời tín chấp cho hội viên, đoàn viên vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đầu tư phát triển đa dạng các mô hình kinh tế.

Theo lãnh đạo phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, trong giai đoạn 2021-2025, Thị xã đề ra mục tiêu: Phát huy tối đa tiềm năng, điều kiện tự nhiên, lợi thế nguồn nhân lực, xây dựng nền kinh tế của Thị xã theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, có tốc độ tăng trưởng cao, đột phá và bền vững từng bước mở rộng thị trường có sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân. Thị xã sẽ tập trung đào tạo nghề cho lao động nông thôn, góp phần đảm bảo nguồn nhân lực cho nền kinh tế, chuyển mới một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của người dân. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo của thị xã đạt 90% trên tổng số lao động; giảm tỷ lệ lao động nông thôn xuống còn 17%.

Có thể thấy với những nỗ lực trong công tác đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, những năm qua, cơ cấu lao động trên địa bàn thị xã đã chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lao động trong các ngành nghề phi nông nghiệp. Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu kế hoạch đề ra, bên cạnh việc tiếp tục rà soát nhu cầu việc làm, kết nối giữa người lao động với các doanh nghiệp, thị xã tăng cường chỉ đạo các phường, xã trên địa bàn phối hợp với các cơ quan chức năng làm tốt các hoạt động hỗ trợ về vốn, phương tiện, kỹ thuật sản xuất; định hướng phát triển, giới thiệu việc làm cho người lao động sau học nghề có nhu cầu; quan tâm giải quyết việc làm sau đào tạo cho người lao động
Hoàng Hùng

Nỗ lực đào tạo, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở thị xã Bỉm Sơn luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, nhờ đó đã phát huy hiệu quả thiết thực. Nhiều lao động tại địa phương đã có trình độ tay nghề nhất định, biết cách tổ chức sản xuất, tăng thu nhập.

Để nắm bắt nhu cầu việc làm của người lao động, thị xã đã chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các phường, xã thực hiện rà soát nhu cầu học nghề của lao động, nhất là lao động nông thôn. Qua đó, có cơ sở để định hướng nghề nghiệp, mở các lớp đào tạo nghề phù hợp cho từng nhóm đối tượng cụ thể, ưu tiên nguồn kinh phí đào tạo nghề cho lao động.

Theo thống kê , tính đến tháng 6/2020, thị xã Bỉm Sơn có tổng dân số trên 61.580 người, trong đó, số người trong độ tuổi lao động trên 35.500 người. Chất lượng lao động từng bước được nâng lên, đáp ứng được yêu cầu trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bởi tỷ lệ lao động qua đào tạo được tăng qua các năm, cụ thể: năm 2017 có 75,5% lao động được đào tạo; năm 2018 đạt tỷ lệ 77,2%; năm 2019 đạt 79,1% ; dự kiến năm 2020 có 80% lao động qua đào tạo. Cũng thông qua việc đào tạo mà số lao động được tạo việc làm năm sau đều cao hơn năm trước, cụ thể: Năm 2017 có 1.900 người được tạo việc làm; năm 2018 có 2.010 người; năm 2019 tạo việc làm cho 2.260 người và 6 tháng đầu năm 2020 đã tạo việc làm cho 1.430 người bằng 55% kế hoạch.

Trong hoạt động đào tạo nghề, thị xã đã duy trì và nhân rộng một số mô hình mang lại hiệu quả, chất lượng cao, tiêu biểu là Mô hình phi nông nghiệp, thị xã đã mở 16 lớp May công nghiệp, đáp ứng nhu cầu lao động may mặc cho các đơn vị như: Xí nghiệp May Bỉm Sơn; Công ty TNHH KH Vina; Công ty TNHH Y.S Vina; Công ty TNHH May Đông Hả, Công ty Vaude Việt Nam...hoặc Mô hình nghề nông nghiệp, thị xã đã triển khai 3 lớp nuôi trồng thủy sản, 1 lớp trồng rau an toàn nhằm nâng cao hiểu biết, ứng dụng khoa học công nghệ cho lao động thuộc khu vực nông thôn; quá trình tổ chức thực hiện chương trình đào tạo đã gắn liền giữa lý thuyết và thực hành thực tế trên chính mảnh đất của bà con nông dân, mang lại hiệu quả chất lượng của cây, con giống, nâng cao thu nhập trên 1 đơn vị diện tích canh tác. Cùng với đó, Thị xã thực hiện giải quyết việc làm cho người lao động thông qua chương trình xuất khẩu lao động, trong năm 2019 có 200 người được xuất khẩu lao động, dự kiến trong năm 2020 có 180 người được xuất khẩu lao động; Các ngành chức năng của thị xã và các địa phương đã phối hợp với Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội thị xã cũng duy trì và mở rộng việc làm thông qua dự án vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm.

Bên cạnh việc mở rộng đào tạo nghề, để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của từng phường, xã, các tổ chức chính trị - xã hội như: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh, Đoàn thanh niên đã phối hợp với các ngành chức năng của thị xã mở nhiều lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong phát triển trồng trọt, chăn nuôi, đưa thêm các giống cây trồng, vật nuôi mang hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. Đồng thời tín chấp cho hội viên, đoàn viên vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đầu tư phát triển đa dạng các mô hình kinh tế.

Theo lãnh đạo phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, trong giai đoạn 2021-2025, Thị xã đề ra mục tiêu: Phát huy tối đa tiềm năng, điều kiện tự nhiên, lợi thế nguồn nhân lực, xây dựng nền kinh tế của Thị xã theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, có tốc độ tăng trưởng cao, đột phá và bền vững từng bước mở rộng thị trường có sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân. Thị xã sẽ tập trung đào tạo nghề cho lao động nông thôn, góp phần đảm bảo nguồn nhân lực cho nền kinh tế, chuyển mới một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của người dân. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo của thị xã đạt 90% trên tổng số lao động; giảm tỷ lệ lao động nông thôn xuống còn 17%.

Có thể thấy với những nỗ lực trong công tác đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, những năm qua, cơ cấu lao động trên địa bàn thị xã đã chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lao động trong các ngành nghề phi nông nghiệp. Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu kế hoạch đề ra, bên cạnh việc tiếp tục rà soát nhu cầu việc làm, kết nối giữa người lao động với các doanh nghiệp, thị xã tăng cường chỉ đạo các phường, xã trên địa bàn phối hợp với các cơ quan chức năng làm tốt các hoạt động hỗ trợ về vốn, phương tiện, kỹ thuật sản xuất; định hướng phát triển, giới thiệu việc làm cho người lao động sau học nghề có nhu cầu; quan tâm giải quyết việc làm sau đào tạo cho người lao động
Hoàng Hùng

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC