Truy cập

Hôm nay:
10252
Hôm qua:
7261
Tuần này:
38422
Tháng này:
114622
Tất cả:
6361370

Ông Nguyễn Hồng Khanh - Người thương binh làm kinh tế giỏi.

Chiến tranh đã lùi xa và dù còn mang trên mình những vết thương, di chứng của chiến tranh. Phát huy bản lĩnh anh Bộ đội cụ Hồ trong cuộc sống đời thường, nhiều thương binh, cựu chiến binh ở thị xã Bỉm Sơn luôn gương mẫu chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nỗ lực vươn lên làm kinh tế giỏi. Cựu Chiến binh Nguyễn Hồng Khanh ở khu phố 4, phường Lam Sơn là một người như thế.

Ong Hong Khanh.jpg


Theo chân cán bộ Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã Bỉm Sơn, chúng tôi đến thăm gia trại của hộ ông Nguyễn Hồng Khanh - Thương binh hạng 4/4, đồng thời ông cũng là nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học màu da cam Dioxin dưới 61%. Theo lời ông kể: Tháng 12/1967, khi 18 tuổi, theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông Khanh lên đường nhập ngũ, chiến đấu tại các chiến trường Tây Nguyên, Thừa Thiên Huế, Nam Lào…Đến năm 1976, Trung úy – Đại đội trưởng Nguyễn Hồng Khanh được phục viên và công tác tại nhiều nơi như: Công ty Xây dựng số 5, Sân bay Sao Vàng…Đầu những năm 1990, ông về sinh sống tại khu phố 4, phường Lam Sơn.

Trở về cuộc sống đời thường, dù mang trên mình những vết thương của chiến tranh, song với tâm niệm “mình vẫn còn may mắn hơn những đồng đội khác khi được sống và trở về địa phương”, đã thôi thúc, tạo động lực để ông cố gắng hơn trong lao động sản xuất với mong muốn phát triển kinh tế gia đình, góp phần xây dựng quê hương. Ông tham gia vào Hợp Tác xã Tam Sơn hoạt động lĩnh vực nông – lâm nghiệp. Khi Công ty TNHH Mía đường Việt Nam – Đài Loan đi vào hoạt động, ông làm đầu mối thu gom mía nguyên liệu, cung cấp cho Công ty, từ đó đã tạo đà cho kinh tế gia đình phát triển. Không dừng lại ở đó, với khát vọng làm giàu từ nghề nông, sau khi tham khảo các mô hình đầu tư làm kinh tế gia trại, chuyển đổi cây trồng vật nuôi của một số hộ dân ở các địa phương khác, gia đình ông đã quyết định đầu tư vào nuôi gà thịt. Ông tiến hành xây dựng chuồng trại chăn nuôi và mua gà giống về thả. Thời gian đầu, bên cạnh khó khăn về vốn, do chưa cho kinh nghiệm, kỹ thuật nên năng suất thấp, lợi nhuận thu về chưa cao. Song với bản tính kiên trì, nhẫn nại, ham học hỏi, ông đã đăng ký tham gia các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, đồng thời tự nghiên cứu thêm kiến thức từ sách vở, học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình chăn nuôi hiệu quả trong và ngoài thị xã. Giờ đây, gia trại của gia đình ông duy trì từ 2.000 -2.500 con gà thịt/lứa, mỗi năm xuất chuồng 3 lứa, đem lại thu nhập cho gia đình từ 180-220 triệu đồng/năm. Cùng với đó, gia đình cũng duy trì đàn dê thịt dưới 50 con, đem thu nhập về gần 100 triệu đồng.
Chia sẻ về kinh nghiệm tổ chức sản xuất của mình, ông Nguyễn Hồng Khanh cho biết: Chăn nuôi là nghề mà cả hai vợ chồng ông đều rất đam mê, khi tổ chức chăn nuôi gia đình ông quyết định chọn một hướng đi riêng để phù hợp với điều kiện đầu tư của mình. Việc lựa cọn đối tượng nuôi cũng được gia đình tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng. Trên cơ sở tìm hiểu thị trường và nắm bắt những cái mới về khoa học kỹ thuật để vận dụng vào thực tiễn sản xuất cho phù hợp với điều kiện thực tế, con giống khi chọn nuôi phải có năng suất cao, có nguồn gốc rõ ràng. Do đó, nguồn giống được ông chọn lựa từ đơn vị cung cấp gà giống uy tín của Nhà nước tại Bắc Ninh. Theo hợp đồng, sau thời gian nuôi khoảng 3 tháng 20 ngày, Công ty sẽ vào tận nơi thu mua gà thịt. Vừa qua, gà đến giai đoạn xuất chuồng lại trùng với thời gian thực hiện cách ly, giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, Công ty không vào thu mua gà được, gia đình rất lo lắng bởi kéo dài thời gian nuôi đồng nghĩa với chi phí thức ăn cho gà sẽ tăng lên, với mức bình quân khoảng 2 triệu tiền cám/ngày. Song nỗi lo ấy đã nhanh chóng qua đi khi 5 tấn gà thịt của gia đình ông đã được người dân trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn tiêu thụ với giá thành phù hợp, đem lại lợi nhuận sau chi phí khoảng 60 triệu đồng. Theo ông Khanh, giá thịt lợn cao nên người dân có chiều hướng quay sang dùng thịt gà làm thực phẩm chính hàng ngày, đó là cơ hội cho những người chăn nuôi gà như ông.

Theo đánh giá của lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Bỉm Sơn: Gia đình ông Khanh rất chú trọng đến chuồng trại, diện tích phù hợp với số lượng vật nuôi, thông thoáng, định kỳ phun tiêu độc khử trùng để tiêu diệt mầm bệnh; Việc tiêm phòng cho đàn gia cầm để phòng bệnh cũng được gia đình tiến hành đầy đủ, đảm bảo an toàn dịch bệnh và năng suất.

Mặc dù đã trên 70 tuổi, không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Khanh vẫn tích cực tham gia các hoạt động, phong trào tại địa phương, nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm về chăn nuôi, chuyển đổi con giống cho các hộ chăn nuôi khác. Ông cho biết: Gia đình đang lập dự thảo Dự án đầu tư trang trại, nếu được cấp có thẩm quyền đồng ý cho thuê đất, gia đình ông sẽ đầu tư xây dựng trang trại nuôi gà thịt với quy mô trên 5.000 con/ lứa và phối hợp với Công ty Cổ phần giống gia súc Thanh Ninh để nuôi dê thịt với số lượng lớn.

Có thể nói hướng phát triển chăn nuôi và làm kinh tế của gia đình thương binh Nguyễn Hồng Khanh là cách làm có hiệu quả, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của hộ gia đình và tình hình thực tế tại nơi đây. Tin tưởng rằng, bằng sự nỗ lực và cố gắng không ngừng, mô hình làm kinh tế của ông Nguyễn Hồng Khanh sẽ tiếp tục phát triển bền vững, nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương; góp phần tích cực trong phát triển kinh tế gia trại, trang trại tại địa phương.
Nguyễn Tới

Ông Nguyễn Hồng Khanh - Người thương binh làm kinh tế giỏi.

Chiến tranh đã lùi xa và dù còn mang trên mình những vết thương, di chứng của chiến tranh. Phát huy bản lĩnh anh Bộ đội cụ Hồ trong cuộc sống đời thường, nhiều thương binh, cựu chiến binh ở thị xã Bỉm Sơn luôn gương mẫu chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nỗ lực vươn lên làm kinh tế giỏi. Cựu Chiến binh Nguyễn Hồng Khanh ở khu phố 4, phường Lam Sơn là một người như thế.

Ong Hong Khanh.jpg


Theo chân cán bộ Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã Bỉm Sơn, chúng tôi đến thăm gia trại của hộ ông Nguyễn Hồng Khanh - Thương binh hạng 4/4, đồng thời ông cũng là nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học màu da cam Dioxin dưới 61%. Theo lời ông kể: Tháng 12/1967, khi 18 tuổi, theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông Khanh lên đường nhập ngũ, chiến đấu tại các chiến trường Tây Nguyên, Thừa Thiên Huế, Nam Lào…Đến năm 1976, Trung úy – Đại đội trưởng Nguyễn Hồng Khanh được phục viên và công tác tại nhiều nơi như: Công ty Xây dựng số 5, Sân bay Sao Vàng…Đầu những năm 1990, ông về sinh sống tại khu phố 4, phường Lam Sơn.

Trở về cuộc sống đời thường, dù mang trên mình những vết thương của chiến tranh, song với tâm niệm “mình vẫn còn may mắn hơn những đồng đội khác khi được sống và trở về địa phương”, đã thôi thúc, tạo động lực để ông cố gắng hơn trong lao động sản xuất với mong muốn phát triển kinh tế gia đình, góp phần xây dựng quê hương. Ông tham gia vào Hợp Tác xã Tam Sơn hoạt động lĩnh vực nông – lâm nghiệp. Khi Công ty TNHH Mía đường Việt Nam – Đài Loan đi vào hoạt động, ông làm đầu mối thu gom mía nguyên liệu, cung cấp cho Công ty, từ đó đã tạo đà cho kinh tế gia đình phát triển. Không dừng lại ở đó, với khát vọng làm giàu từ nghề nông, sau khi tham khảo các mô hình đầu tư làm kinh tế gia trại, chuyển đổi cây trồng vật nuôi của một số hộ dân ở các địa phương khác, gia đình ông đã quyết định đầu tư vào nuôi gà thịt. Ông tiến hành xây dựng chuồng trại chăn nuôi và mua gà giống về thả. Thời gian đầu, bên cạnh khó khăn về vốn, do chưa cho kinh nghiệm, kỹ thuật nên năng suất thấp, lợi nhuận thu về chưa cao. Song với bản tính kiên trì, nhẫn nại, ham học hỏi, ông đã đăng ký tham gia các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, đồng thời tự nghiên cứu thêm kiến thức từ sách vở, học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình chăn nuôi hiệu quả trong và ngoài thị xã. Giờ đây, gia trại của gia đình ông duy trì từ 2.000 -2.500 con gà thịt/lứa, mỗi năm xuất chuồng 3 lứa, đem lại thu nhập cho gia đình từ 180-220 triệu đồng/năm. Cùng với đó, gia đình cũng duy trì đàn dê thịt dưới 50 con, đem thu nhập về gần 100 triệu đồng.
Chia sẻ về kinh nghiệm tổ chức sản xuất của mình, ông Nguyễn Hồng Khanh cho biết: Chăn nuôi là nghề mà cả hai vợ chồng ông đều rất đam mê, khi tổ chức chăn nuôi gia đình ông quyết định chọn một hướng đi riêng để phù hợp với điều kiện đầu tư của mình. Việc lựa cọn đối tượng nuôi cũng được gia đình tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng. Trên cơ sở tìm hiểu thị trường và nắm bắt những cái mới về khoa học kỹ thuật để vận dụng vào thực tiễn sản xuất cho phù hợp với điều kiện thực tế, con giống khi chọn nuôi phải có năng suất cao, có nguồn gốc rõ ràng. Do đó, nguồn giống được ông chọn lựa từ đơn vị cung cấp gà giống uy tín của Nhà nước tại Bắc Ninh. Theo hợp đồng, sau thời gian nuôi khoảng 3 tháng 20 ngày, Công ty sẽ vào tận nơi thu mua gà thịt. Vừa qua, gà đến giai đoạn xuất chuồng lại trùng với thời gian thực hiện cách ly, giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, Công ty không vào thu mua gà được, gia đình rất lo lắng bởi kéo dài thời gian nuôi đồng nghĩa với chi phí thức ăn cho gà sẽ tăng lên, với mức bình quân khoảng 2 triệu tiền cám/ngày. Song nỗi lo ấy đã nhanh chóng qua đi khi 5 tấn gà thịt của gia đình ông đã được người dân trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn tiêu thụ với giá thành phù hợp, đem lại lợi nhuận sau chi phí khoảng 60 triệu đồng. Theo ông Khanh, giá thịt lợn cao nên người dân có chiều hướng quay sang dùng thịt gà làm thực phẩm chính hàng ngày, đó là cơ hội cho những người chăn nuôi gà như ông.

Theo đánh giá của lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Bỉm Sơn: Gia đình ông Khanh rất chú trọng đến chuồng trại, diện tích phù hợp với số lượng vật nuôi, thông thoáng, định kỳ phun tiêu độc khử trùng để tiêu diệt mầm bệnh; Việc tiêm phòng cho đàn gia cầm để phòng bệnh cũng được gia đình tiến hành đầy đủ, đảm bảo an toàn dịch bệnh và năng suất.

Mặc dù đã trên 70 tuổi, không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Khanh vẫn tích cực tham gia các hoạt động, phong trào tại địa phương, nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm về chăn nuôi, chuyển đổi con giống cho các hộ chăn nuôi khác. Ông cho biết: Gia đình đang lập dự thảo Dự án đầu tư trang trại, nếu được cấp có thẩm quyền đồng ý cho thuê đất, gia đình ông sẽ đầu tư xây dựng trang trại nuôi gà thịt với quy mô trên 5.000 con/ lứa và phối hợp với Công ty Cổ phần giống gia súc Thanh Ninh để nuôi dê thịt với số lượng lớn.

Có thể nói hướng phát triển chăn nuôi và làm kinh tế của gia đình thương binh Nguyễn Hồng Khanh là cách làm có hiệu quả, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của hộ gia đình và tình hình thực tế tại nơi đây. Tin tưởng rằng, bằng sự nỗ lực và cố gắng không ngừng, mô hình làm kinh tế của ông Nguyễn Hồng Khanh sẽ tiếp tục phát triển bền vững, nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương; góp phần tích cực trong phát triển kinh tế gia trại, trang trại tại địa phương.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC