Truy cập

Hôm nay:
5216
Hôm qua:
5305
Tuần này:
22320
Tháng này:
165514
Tất cả:
6224822

Phòng, chống bệnh tay chân miệng

Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi để các bệnh về đường hô hấp, sốt xuất huyết, đặc biệt là bệnh chân tay miệng phát triển, nếu không được kiểm soát, xử lý rất dễ bùng phát trở thành dịch bệnh.

chan-tay-mieng.jpg
Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, Sở Y tế Thanh Hóa đã ghi nhận, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh Thanh Hóa có 334 bệnh nhân mắc tay chân miệng. Riêng tại thị xã Bỉm Sơn, tính đến ngày 30/9/2018 đã có 19 trường hợp mắc chân tay miệng.

Tìm hiểu về việc phòng chống bệnh tay chân miệng tại đối với các trẻ trong độ tuổi mầm non, chúng tôi đến Trường Mầm non tư thục Ngọc Trạo. Tiếp chúng tôi, bà Nguyễn Thị Thu – Hiệu Trưởng Trường Mầm non Tư thục Ngọc Trạo cho biết: Để phòng chống dịch tay chân miệng và các dịch bệnh trong mùa Thu – Đông 2018, Trường Mầm non Tư thục Ngọc Trạo đã thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo trường, lớp sạch sẽ, thoáng mát; Đặc biệt quy định rõ quy trình, quy định trong sử dụng và chế biến thực phẩm an toàn, vệ sinh khu vực chế biến, bát đũa được ngâm tráng nước sôi trước và sau khi dùng; Trẻ được hướng dẫn và đôn đốc thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân như: Vệ sinh răng miệng, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Trong trường hợp phát hiện trẻ mắc bệnh thì đề nghị phụ huynh cho trẻ ở nhà để tránh lây nhiễm sang các trẻ khác.

Để phòng chống bệnh tay chân miệng, ngăn không để bùng phát thành dịch, Trung tâm Y tế Bỉm Sơn đã xây dựng và triển khai Phương án phòng chống bệnh tay chân miệng năm 2018. Theo đó, các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, trường học cần chú trọng công tác truyền thông, nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành đúng của các bậc cha mẹ và học sinh về phòng chống bệnh chân tay miệng; Huấn luyện cán bộ, giáo viên, công nhân viên về tổ chức giám sát và phòng chống lây nhiễm bệnh tay chân miệng; Tổ chức vệ sinh môi trường ở các trường học, đặc biệt ở nhóm trẻ, lớp mầm non tư thục, trường mầm non, nơi có nhiều nguy cơ xảy ra dịch bệnh; Tăng cường công tác giám sát, phát hiện kịp thời các trường hơp mới mắc bệnh, tổ chức xử lý ổ dịch đúng quy trình, không để bùng phát lan rộng.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Phương – Trưởng phòng Y tế UBND thị xã Bỉm Sơn thì trẻ nhỏ dưới 1 tuổi bị tay chân miệng thường nặng hơn trẻ lớn. Các triệu chứng của bệnh thường bắt đầu bằng sốt, biếng ăn, đau họng và mệt mỏi; một hoặc hai ngày sau khi bắt đầu sốt, những vết lở loét có thể xuất hiện trong miệng. Những vết đốm đỏ mọng nước bắt đầu nổi dạng ban trên da ở tay và chân, có thể cả trên đầu gối, khuỷu tay và mông, phát ban này có thể có mủ nhưng thường sẽ không bị ngứa. Trong thời gian ủ bệnh, chưa nổi bóng nước, trẻ mang mầm bệnh đã có thể lây cho trẻ khác.Trong một số ít trường hợp, bệnh có thể diễn biến nhanh với các triệu chứng về thần kinh, hô hấp và nhanh chóng dẫn đến tử vong. Trẻ mắc bệnh tay chân miệng thì cần được cách ly, cho bệnh nhân đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, che miệng khi ho, hắt hơi; người bệnh và người chăm sóc cần thực hiện vệ sinh cá nhân đúng quy định.

Bệnh tay chân miệng dễ lây, chưa có vaccine dự phòng, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, biện pháp hiệu quả nhất hiện nay là vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường hạn chế lây lan. Hy vọng với sự chung tay vào cuộc của các cấp, các ngành, các trường học, đặc biệt sự quan tâm, theo dõi của cha mẹ học sinh thì bệnh chân tay miệng sẽ được khống chế, không phát triển thành dịch trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn.

Huy Hoàng

Phòng, chống bệnh tay chân miệng

Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi để các bệnh về đường hô hấp, sốt xuất huyết, đặc biệt là bệnh chân tay miệng phát triển, nếu không được kiểm soát, xử lý rất dễ bùng phát trở thành dịch bệnh.

chan-tay-mieng.jpg
Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, Sở Y tế Thanh Hóa đã ghi nhận, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh Thanh Hóa có 334 bệnh nhân mắc tay chân miệng. Riêng tại thị xã Bỉm Sơn, tính đến ngày 30/9/2018 đã có 19 trường hợp mắc chân tay miệng.

Tìm hiểu về việc phòng chống bệnh tay chân miệng tại đối với các trẻ trong độ tuổi mầm non, chúng tôi đến Trường Mầm non tư thục Ngọc Trạo. Tiếp chúng tôi, bà Nguyễn Thị Thu – Hiệu Trưởng Trường Mầm non Tư thục Ngọc Trạo cho biết: Để phòng chống dịch tay chân miệng và các dịch bệnh trong mùa Thu – Đông 2018, Trường Mầm non Tư thục Ngọc Trạo đã thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo trường, lớp sạch sẽ, thoáng mát; Đặc biệt quy định rõ quy trình, quy định trong sử dụng và chế biến thực phẩm an toàn, vệ sinh khu vực chế biến, bát đũa được ngâm tráng nước sôi trước và sau khi dùng; Trẻ được hướng dẫn và đôn đốc thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân như: Vệ sinh răng miệng, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Trong trường hợp phát hiện trẻ mắc bệnh thì đề nghị phụ huynh cho trẻ ở nhà để tránh lây nhiễm sang các trẻ khác.

Để phòng chống bệnh tay chân miệng, ngăn không để bùng phát thành dịch, Trung tâm Y tế Bỉm Sơn đã xây dựng và triển khai Phương án phòng chống bệnh tay chân miệng năm 2018. Theo đó, các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, trường học cần chú trọng công tác truyền thông, nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành đúng của các bậc cha mẹ và học sinh về phòng chống bệnh chân tay miệng; Huấn luyện cán bộ, giáo viên, công nhân viên về tổ chức giám sát và phòng chống lây nhiễm bệnh tay chân miệng; Tổ chức vệ sinh môi trường ở các trường học, đặc biệt ở nhóm trẻ, lớp mầm non tư thục, trường mầm non, nơi có nhiều nguy cơ xảy ra dịch bệnh; Tăng cường công tác giám sát, phát hiện kịp thời các trường hơp mới mắc bệnh, tổ chức xử lý ổ dịch đúng quy trình, không để bùng phát lan rộng.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Phương – Trưởng phòng Y tế UBND thị xã Bỉm Sơn thì trẻ nhỏ dưới 1 tuổi bị tay chân miệng thường nặng hơn trẻ lớn. Các triệu chứng của bệnh thường bắt đầu bằng sốt, biếng ăn, đau họng và mệt mỏi; một hoặc hai ngày sau khi bắt đầu sốt, những vết lở loét có thể xuất hiện trong miệng. Những vết đốm đỏ mọng nước bắt đầu nổi dạng ban trên da ở tay và chân, có thể cả trên đầu gối, khuỷu tay và mông, phát ban này có thể có mủ nhưng thường sẽ không bị ngứa. Trong thời gian ủ bệnh, chưa nổi bóng nước, trẻ mang mầm bệnh đã có thể lây cho trẻ khác.Trong một số ít trường hợp, bệnh có thể diễn biến nhanh với các triệu chứng về thần kinh, hô hấp và nhanh chóng dẫn đến tử vong. Trẻ mắc bệnh tay chân miệng thì cần được cách ly, cho bệnh nhân đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, che miệng khi ho, hắt hơi; người bệnh và người chăm sóc cần thực hiện vệ sinh cá nhân đúng quy định.

Bệnh tay chân miệng dễ lây, chưa có vaccine dự phòng, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, biện pháp hiệu quả nhất hiện nay là vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường hạn chế lây lan. Hy vọng với sự chung tay vào cuộc của các cấp, các ngành, các trường học, đặc biệt sự quan tâm, theo dõi của cha mẹ học sinh thì bệnh chân tay miệng sẽ được khống chế, không phát triển thành dịch trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn.

Huy Hoàng

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC