Truy cập

Hôm nay:
3730
Hôm qua:
5305
Tuần này:
20834
Tháng này:
164028
Tất cả:
6223336

Phòng chống cháy rừng từ ý thức và trách nhiệm của người dân

Nhận thức rõ rừng không chỉ là nguồn tài nguyên quý, có giá trị lớn về môi sinh, môi trường mà còn góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân.

Do đó, thời gian qua cấp ủy, chính quyền và các ngành chức năng trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển rừng. Song, để phòng, chống và hạn chế tối đa những thiệt hại do cháy rừng gây ra, bên cạnh sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương thì việc nêu cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác phòng, chống cháy rừng là rất cần thiết.

Năm 2018, từng xảy ra một đám cháy tại khu vực rừng trồng thuộc khu phố 12, phường Bắc Sơn, làm thiệt hại trên 1 ha rừng trồng, nguyên nhân vụ cháy được xác định là do người dân phát quang bụi rậm, đốt thực bì trong thời tiết nắng nóng, khiến ngọn lửa nhanh chóng bùng phát và lan ra. Có thể nói, yếu tố thời tiết là một trong những tác nhân chính gây ra các vụ cháy rừng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan xuất phát từ ý thức phòng, chống cháy rừng của người dân. Thực tế cho thấy nếu người dân đốt thực bì nhưng chủ quan, không áp dụng các kỹ thuật và biện pháp phòng cháy, chữa cháy thì khi đám cháy lan ra diện rộng sẽ gây rất nhiều khó khăn cho công tác dập lửa.

Thị xã Bỉm Sơn hiện có 1.293,52 ha đất lâm nghiệp, trong đó: Đất do hộ gia đình, cá nhân quản lý là 870,54 ha (chiếm 67,3%); đất do các tổ chức kinh tế quản lý là 339,05 ha (chiếm 26,2%); đất do cơ quan, đơn vị nhà nước quản lý là 83,93 ha (chiếm 6,5%). Theo Quyết định số 3230/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt 3 loại rừng Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2025, diện tích đất lâm nghiệp nằm trong quy hoạch 3 loại rừng của thị xã Bỉm Sơn là 911,35 ha, trong đó: Đất có rừng là 648,06 ha; đất trồng chưa có rừng là 263,29 ha. Đối với diện tích đất trồng chưa có rừng, hiện nay các hộ dân chủ yếu trồng cây nông nghiệp để phát triển kinh tế, như: Cây dứa, mía, thanh long, nhãn, vải… Như vậy, đất lâm nghiệp, đất rừng do hộ gia đình, cá nhân quản lý chiếm tỷ trọng rất lớn.

Xác định phương châm phòng là chính, ngay từ đầu năm 2020, cùng với việc nghiêm túc triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống cháy rừng, các chính quyền và các lực lượng chức năng trên địa bàn thị xã còn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để phát hiện, xử lý những trường hợp phá rừng, gây nguy hiểm cho rừng. Hạt Kiểm lâm Hà Trung luôn duy trì tổ chức các đợt kiểm tra, đôn đốc cơ sở, đơn vị chủ rừng triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; phân công các đơn vị trực 24/24 giờ trong mùa khô hanh, bố trí người và phương tiện, dụng cụ phòng cháy chữa cháy ở những điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao. Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã củng cố lực lượng tuyến cơ sở, đầu tư trang thiết bị, chủ động xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương châm "4 tại chỗ" (chỉ huy, lực lượng, phương tiện và hậu cần)... Cùng với đó, các tổ chức quản lý rừng, chủ rừng, ngành chức năng chủ động tu sửa, làm mới các công trình phòng cháy như làm đường băng trắng cản lửa, xây dựng các bảng tuyên truyền cố định, bảng dự báo cấp cháy rừng, bảng quy ước bảo vệ rừng, biển cấm lửa,…

Theo dự báo, mùa hè này sẽ có nhiều đợt nắng nóng, nguy cơ xảy ra cháy rừng là rất cao, hiện nay thị xã Bỉm Sơn đang tập trung chỉ đạo các đơn vị, địa phương và người dân luôn chủ động triển khai các hoạt động phòng cháy nhằm hạn chế mức thấp nhất các vụ cháy rừng có thể xảy ra trên địa bàn. Song thiết nghĩ, để phòng chống cháy rừng thành công,người dân sống bằng nghề rừng, sống gần rừng, cần nâng cao hơn nữa ý thức chăm sóc và bảo vệ rừng. Bởi đây là giải pháp hiệu quả nhất trong công tác phòng chống cháy rừng, bảo vệ màu xanh cuộc sống.
Nguyễn Tới

Phòng chống cháy rừng từ ý thức và trách nhiệm của người dân

Nhận thức rõ rừng không chỉ là nguồn tài nguyên quý, có giá trị lớn về môi sinh, môi trường mà còn góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân.

Do đó, thời gian qua cấp ủy, chính quyền và các ngành chức năng trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển rừng. Song, để phòng, chống và hạn chế tối đa những thiệt hại do cháy rừng gây ra, bên cạnh sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương thì việc nêu cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác phòng, chống cháy rừng là rất cần thiết.

Năm 2018, từng xảy ra một đám cháy tại khu vực rừng trồng thuộc khu phố 12, phường Bắc Sơn, làm thiệt hại trên 1 ha rừng trồng, nguyên nhân vụ cháy được xác định là do người dân phát quang bụi rậm, đốt thực bì trong thời tiết nắng nóng, khiến ngọn lửa nhanh chóng bùng phát và lan ra. Có thể nói, yếu tố thời tiết là một trong những tác nhân chính gây ra các vụ cháy rừng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan xuất phát từ ý thức phòng, chống cháy rừng của người dân. Thực tế cho thấy nếu người dân đốt thực bì nhưng chủ quan, không áp dụng các kỹ thuật và biện pháp phòng cháy, chữa cháy thì khi đám cháy lan ra diện rộng sẽ gây rất nhiều khó khăn cho công tác dập lửa.

Thị xã Bỉm Sơn hiện có 1.293,52 ha đất lâm nghiệp, trong đó: Đất do hộ gia đình, cá nhân quản lý là 870,54 ha (chiếm 67,3%); đất do các tổ chức kinh tế quản lý là 339,05 ha (chiếm 26,2%); đất do cơ quan, đơn vị nhà nước quản lý là 83,93 ha (chiếm 6,5%). Theo Quyết định số 3230/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt 3 loại rừng Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2025, diện tích đất lâm nghiệp nằm trong quy hoạch 3 loại rừng của thị xã Bỉm Sơn là 911,35 ha, trong đó: Đất có rừng là 648,06 ha; đất trồng chưa có rừng là 263,29 ha. Đối với diện tích đất trồng chưa có rừng, hiện nay các hộ dân chủ yếu trồng cây nông nghiệp để phát triển kinh tế, như: Cây dứa, mía, thanh long, nhãn, vải… Như vậy, đất lâm nghiệp, đất rừng do hộ gia đình, cá nhân quản lý chiếm tỷ trọng rất lớn.

Xác định phương châm phòng là chính, ngay từ đầu năm 2020, cùng với việc nghiêm túc triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống cháy rừng, các chính quyền và các lực lượng chức năng trên địa bàn thị xã còn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để phát hiện, xử lý những trường hợp phá rừng, gây nguy hiểm cho rừng. Hạt Kiểm lâm Hà Trung luôn duy trì tổ chức các đợt kiểm tra, đôn đốc cơ sở, đơn vị chủ rừng triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; phân công các đơn vị trực 24/24 giờ trong mùa khô hanh, bố trí người và phương tiện, dụng cụ phòng cháy chữa cháy ở những điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao. Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã củng cố lực lượng tuyến cơ sở, đầu tư trang thiết bị, chủ động xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương châm "4 tại chỗ" (chỉ huy, lực lượng, phương tiện và hậu cần)... Cùng với đó, các tổ chức quản lý rừng, chủ rừng, ngành chức năng chủ động tu sửa, làm mới các công trình phòng cháy như làm đường băng trắng cản lửa, xây dựng các bảng tuyên truyền cố định, bảng dự báo cấp cháy rừng, bảng quy ước bảo vệ rừng, biển cấm lửa,…

Theo dự báo, mùa hè này sẽ có nhiều đợt nắng nóng, nguy cơ xảy ra cháy rừng là rất cao, hiện nay thị xã Bỉm Sơn đang tập trung chỉ đạo các đơn vị, địa phương và người dân luôn chủ động triển khai các hoạt động phòng cháy nhằm hạn chế mức thấp nhất các vụ cháy rừng có thể xảy ra trên địa bàn. Song thiết nghĩ, để phòng chống cháy rừng thành công,người dân sống bằng nghề rừng, sống gần rừng, cần nâng cao hơn nữa ý thức chăm sóc và bảo vệ rừng. Bởi đây là giải pháp hiệu quả nhất trong công tác phòng chống cháy rừng, bảo vệ màu xanh cuộc sống.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC