Truy cập

Hôm nay:
3329
Hôm qua:
4094
Tuần này:
24238
Tháng này:
100438
Tất cả:
6347186

Tăng cường kiểm soát hoạt động các cơ sở giết mổ để phòng, chống lây lan dịch tả lợn Châu Phi

Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, cùng với các địa phương trong Tỉnh, Thị xã Bỉm Sơn đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, trong đó có tăng cường kiểm soát chặt hoạt động các cơ sở giết mổ lợn để đề phòng dịch bệnh lây lan.

Trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn có 10 cơ sở giết mổ lợn được cấp phép hoạt động, trong đó: Xã Quang Trung 06 cơ sở, xã Hà Lan: 03 cơ sở và phường Phú Sơn: 01 cơ sở; trung bình mỗi ngày giết mổ khoảng 30 con lợn. Song từ khi dịch bệnh tả lợn Châu Phi xảy ra trên địa bàn thị xã thì số lượng lợn được giết mổ giảm do lượng thịt lợn tiêu thụ trên thị trường giảm. Để kiểm soát chặt đầu vào, nhất là lợn được nhập từ các địa phương có dịch, Thị xã đã yêu cầu các phường, xã, các cơ quan chức năng kiên quyết không cho nhập lợn về cơ sở và tổ chức hoạt động giết mổ đối với những cơ sở không đảm bảo điều kiện giết mổ; Siết chặt quản lý giết mổ và tiêu thụ sản phẩm từ lợn phải được thực hiện theo đúng quy định của cơ quan Thú y.

Để tăng cường kiểm soát giết mổ, vận chuyển lợn và sản phẩm lợn phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, ngày 07/6/2019 Chủ tịch UBND thị xã đã ban hành Quyết định số 1860/QĐ-UBND về việc Thành lập Tổ kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ cho các cơ sở, điểm giết mổ lợn trong vùng dịch trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, gồm có 06 thành viên do Trưởng Trạm Thú y Bỉm Sơn làm tổ trưởng. Theo đó, Tổ kiểm tra có nhiệm vụ: Kiểm tra vệ sinh thú y của các điểm, cơ sở giết mổ theo quy định của Luật thú y;Kiểm tra việc thực hiện các quy định an toàn thực phẩm đối với người tham gia giết mổ, trang phục bảo hộ trong lúc làm việc, các điều kiện về địa điểm giết mổ, xử lý chất thải, nước thải trong quả trình giết mổ của các cơ sở giết mổ lợn thịt;Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ, tình trạng sức khỏe đàn lợn trước khi đưa vào giết mổ; Thực hiện quy trình đóng dấu kiểm dịch đối với thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm để sản phẩm được lưu thông trong vùng dịch; Phát hiện các hành vi không tuân thủ quy định của các điểm, cơ sở giết mổ lợn và báo cáo ngay cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định.

Kỹ sư Lê Văn Linh-Trưởng trạm Thú y thị xã Bỉm Sơn, Tổ trưởng Tổ kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ cho biết: Hàng ngày các cơ sở giết mổ nhập lợn về trong khoảng thời gian từ 14 giờ đến 19 giờ. Tại tất cả các cơ sở giết mổ đều có cán bộ Thú y trực để kiểm tra giấy phép vận chuyển và giấy kiểm dịch của cơ quan chức năng; các phương tiện vận chuyển đều được phun thuốc sát trùng trước khi nhập lợn vào cơ sở. Trước và sau khi giết mổ lợn đều được cán bộ Thú y kiểm tra, đồng thời tiến hành lăn dấu kiểm soát trước khi vận chuyển cung ứng thịt ra thị trường.

Mặt khác, Thị xã đã yêu cầu các phường, xã tiến hành điều tra lại, xác định cụ thể tổng đàn lợn trong vùng bệnh dịch; tổ chức tổng vệ sinh, thực hiện tiêu độc, khử trùng đúng phương pháp, phạm vi và tần suất quy định; tiến hành theo dõi và lấy mẫu xét nghiệm theo quy định để xác định vi rút bệnh dịch tả lợn châu Phi.Đối với lợn chưa bị dịch, Thị xã đã cũng đã chỉ đạo các phường, xã rà soát, thống kê các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi lợn tập trung có nhu cầu xuất bán lợn, báo cáo Tỉnh để hỗ trợ kết nối, tiêu thụ thịt lợn không nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi đủ tiêu chuẩn xuất chuồng.

Cùng với việc chỉ đạo các biện pháp phòng, chống, khống chế dịch tả lợn Châu Phi, cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường chỉ đạo việc chuẩn bị tốt các điều kiện để khôi phục chăn nuôi lợn ngay sau khi dịch bệnh được khống chế, đồng thời đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc khác, gia cầm, thủy sản, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Nguyễn Tới

Tăng cường kiểm soát hoạt động các cơ sở giết mổ để phòng, chống lây lan dịch tả lợn Châu Phi

Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, cùng với các địa phương trong Tỉnh, Thị xã Bỉm Sơn đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, trong đó có tăng cường kiểm soát chặt hoạt động các cơ sở giết mổ lợn để đề phòng dịch bệnh lây lan.

Trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn có 10 cơ sở giết mổ lợn được cấp phép hoạt động, trong đó: Xã Quang Trung 06 cơ sở, xã Hà Lan: 03 cơ sở và phường Phú Sơn: 01 cơ sở; trung bình mỗi ngày giết mổ khoảng 30 con lợn. Song từ khi dịch bệnh tả lợn Châu Phi xảy ra trên địa bàn thị xã thì số lượng lợn được giết mổ giảm do lượng thịt lợn tiêu thụ trên thị trường giảm. Để kiểm soát chặt đầu vào, nhất là lợn được nhập từ các địa phương có dịch, Thị xã đã yêu cầu các phường, xã, các cơ quan chức năng kiên quyết không cho nhập lợn về cơ sở và tổ chức hoạt động giết mổ đối với những cơ sở không đảm bảo điều kiện giết mổ; Siết chặt quản lý giết mổ và tiêu thụ sản phẩm từ lợn phải được thực hiện theo đúng quy định của cơ quan Thú y.

Để tăng cường kiểm soát giết mổ, vận chuyển lợn và sản phẩm lợn phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, ngày 07/6/2019 Chủ tịch UBND thị xã đã ban hành Quyết định số 1860/QĐ-UBND về việc Thành lập Tổ kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ cho các cơ sở, điểm giết mổ lợn trong vùng dịch trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, gồm có 06 thành viên do Trưởng Trạm Thú y Bỉm Sơn làm tổ trưởng. Theo đó, Tổ kiểm tra có nhiệm vụ: Kiểm tra vệ sinh thú y của các điểm, cơ sở giết mổ theo quy định của Luật thú y;Kiểm tra việc thực hiện các quy định an toàn thực phẩm đối với người tham gia giết mổ, trang phục bảo hộ trong lúc làm việc, các điều kiện về địa điểm giết mổ, xử lý chất thải, nước thải trong quả trình giết mổ của các cơ sở giết mổ lợn thịt;Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ, tình trạng sức khỏe đàn lợn trước khi đưa vào giết mổ; Thực hiện quy trình đóng dấu kiểm dịch đối với thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm để sản phẩm được lưu thông trong vùng dịch; Phát hiện các hành vi không tuân thủ quy định của các điểm, cơ sở giết mổ lợn và báo cáo ngay cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định.

Kỹ sư Lê Văn Linh-Trưởng trạm Thú y thị xã Bỉm Sơn, Tổ trưởng Tổ kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ cho biết: Hàng ngày các cơ sở giết mổ nhập lợn về trong khoảng thời gian từ 14 giờ đến 19 giờ. Tại tất cả các cơ sở giết mổ đều có cán bộ Thú y trực để kiểm tra giấy phép vận chuyển và giấy kiểm dịch của cơ quan chức năng; các phương tiện vận chuyển đều được phun thuốc sát trùng trước khi nhập lợn vào cơ sở. Trước và sau khi giết mổ lợn đều được cán bộ Thú y kiểm tra, đồng thời tiến hành lăn dấu kiểm soát trước khi vận chuyển cung ứng thịt ra thị trường.

Mặt khác, Thị xã đã yêu cầu các phường, xã tiến hành điều tra lại, xác định cụ thể tổng đàn lợn trong vùng bệnh dịch; tổ chức tổng vệ sinh, thực hiện tiêu độc, khử trùng đúng phương pháp, phạm vi và tần suất quy định; tiến hành theo dõi và lấy mẫu xét nghiệm theo quy định để xác định vi rút bệnh dịch tả lợn châu Phi.Đối với lợn chưa bị dịch, Thị xã đã cũng đã chỉ đạo các phường, xã rà soát, thống kê các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi lợn tập trung có nhu cầu xuất bán lợn, báo cáo Tỉnh để hỗ trợ kết nối, tiêu thụ thịt lợn không nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi đủ tiêu chuẩn xuất chuồng.

Cùng với việc chỉ đạo các biện pháp phòng, chống, khống chế dịch tả lợn Châu Phi, cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường chỉ đạo việc chuẩn bị tốt các điều kiện để khôi phục chăn nuôi lợn ngay sau khi dịch bệnh được khống chế, đồng thời đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc khác, gia cầm, thủy sản, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC