Truy cập

Hôm nay:
7716
Hôm qua:
6831
Tuần này:
31651
Tháng này:
174845
Tất cả:
6234153

Thị xã Bỉm Sơn chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Xác định công tác đào tạo nghề là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã, những năm qua công tác đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được Thị xã quan tâm đầu tư thực hiện. Qua đó, từng bước trang bị kiến thức, kỹ năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trên địa bàn.

Hàng năm, UBND Thị xã chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND các phường, xã tổ chức tốt công tác điều tra, thống kê nhu cầu học nghề của lao động trong độ tuổi (đặc biệt là lao động thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách, người thiếu đất sản xuất), từ đó giao cho Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn phối hợp với các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trong và ngoài địa bàn thị xã triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn sát với thực tế và nhu cầu của người lao động. Bên cạnh đó, Thị xã cũng tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác đào tạo nghề để người lao động nông thôn tiếp cận được với chính sách, pháp luật về đào tạo nghề.

Mặt khác, các mục tiêu đào tạo nghề cho lao động ở từng giai đoạn được Thị xã xây dựng cụ thể, giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước. Cụ thể như: Giai đoạn 2010- 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo 70,0%, số lao động đượcc giải quyết việc làm 1.612 lao động, tỷ lệ lao động thất nghiệp còn 0,85%; Ước thực hiện năm 2019, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 79,1%, Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hộigiảm còn 19,23%, số lao động được giải quyết việc làm trên 2.000 lao động và kế hoạch đến năm 2020:Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 79,2%, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hộigiảm còn 18,2%, số lao động được giải quyết việc làm trên 2.000 lao động.

Để đạt được các mục tiêu trên, Thị xãđã đưa rađịnh hướng đối với công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn như: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đào tạo, củng cố lại kiến thức đã học, trang bị kiến thức tiên tiến đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của xã hội, của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, doanh nghiệp may mặc... Từ đó, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã chuyển mạnh từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở dạy nghề sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, gắn đào tạo nghề với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, từng bước gắn đào tạo với giải quyết việc làm cho người lao động.

Theo thông tin từ phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, thời gian qua, Thị xã đã tổ chức 22 lớp đào tạo nghề cho 745 lao động nông thôn với tổng kinh phí đào tạo trên 1,1 tỷ đồng ( trong đó có: 03 lớp nghề nuôi trồng thủy sản, 01 lớp nghề trồng rau an toàn, 16 lớp may công nghiệp, 01 lớp nâng cao năng lực giảm nghèo và 01 lớp bồi dưỡng kiến thức khuyến nông). Qua các lớp học nghề người lao động đã đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn; Chủ động hơn trong sản xuất, áp dụng các kiến thức đã học để mở rộng sản xuất, góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững, ổn định đời sống xã hội tại các địa phương.

Để nâng cao công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong thời gian tới, Thị xã đẩy mạnh công tác tư vấn cho người lao động nông thôn, phân luồng đối tượng, tuổi đời, trình độ học vấn trong việc lựa chọn nghề học và có điều kiện làm nghề sau khi học; Chú trọng lồng ghép công tác tuyển sinh học nghề với tư vấn, giới thiệu việc làm, định hướng hỗ trợ việc làm có địa chỉ cho người lao động. Bên cạnh đó, các phường, xã, các ngành tập trung xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn sát với thực tế địa phương, lồng ghép thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn với những chương trình, dự án thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề; Khảo sát nhu cầu tuyển dụng lao động sau đào tạo của doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn để hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động địa phương. Song song với đó, Thị xã cũng tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý công tác đào tạo nghề và hỗ trợđào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là huy động sự tham gia vào cuộc của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong việc giám sát, phản biện đối với công tác đào tạo nghề tại địa phương.

Hoàng Hùng

Thị xã Bỉm Sơn chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Xác định công tác đào tạo nghề là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã, những năm qua công tác đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được Thị xã quan tâm đầu tư thực hiện. Qua đó, từng bước trang bị kiến thức, kỹ năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trên địa bàn.

Hàng năm, UBND Thị xã chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND các phường, xã tổ chức tốt công tác điều tra, thống kê nhu cầu học nghề của lao động trong độ tuổi (đặc biệt là lao động thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách, người thiếu đất sản xuất), từ đó giao cho Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn phối hợp với các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trong và ngoài địa bàn thị xã triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn sát với thực tế và nhu cầu của người lao động. Bên cạnh đó, Thị xã cũng tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác đào tạo nghề để người lao động nông thôn tiếp cận được với chính sách, pháp luật về đào tạo nghề.

Mặt khác, các mục tiêu đào tạo nghề cho lao động ở từng giai đoạn được Thị xã xây dựng cụ thể, giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước. Cụ thể như: Giai đoạn 2010- 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo 70,0%, số lao động đượcc giải quyết việc làm 1.612 lao động, tỷ lệ lao động thất nghiệp còn 0,85%; Ước thực hiện năm 2019, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 79,1%, Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hộigiảm còn 19,23%, số lao động được giải quyết việc làm trên 2.000 lao động và kế hoạch đến năm 2020:Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 79,2%, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hộigiảm còn 18,2%, số lao động được giải quyết việc làm trên 2.000 lao động.

Để đạt được các mục tiêu trên, Thị xãđã đưa rađịnh hướng đối với công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn như: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đào tạo, củng cố lại kiến thức đã học, trang bị kiến thức tiên tiến đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của xã hội, của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, doanh nghiệp may mặc... Từ đó, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã chuyển mạnh từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở dạy nghề sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, gắn đào tạo nghề với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, từng bước gắn đào tạo với giải quyết việc làm cho người lao động.

Theo thông tin từ phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, thời gian qua, Thị xã đã tổ chức 22 lớp đào tạo nghề cho 745 lao động nông thôn với tổng kinh phí đào tạo trên 1,1 tỷ đồng ( trong đó có: 03 lớp nghề nuôi trồng thủy sản, 01 lớp nghề trồng rau an toàn, 16 lớp may công nghiệp, 01 lớp nâng cao năng lực giảm nghèo và 01 lớp bồi dưỡng kiến thức khuyến nông). Qua các lớp học nghề người lao động đã đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn; Chủ động hơn trong sản xuất, áp dụng các kiến thức đã học để mở rộng sản xuất, góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững, ổn định đời sống xã hội tại các địa phương.

Để nâng cao công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong thời gian tới, Thị xã đẩy mạnh công tác tư vấn cho người lao động nông thôn, phân luồng đối tượng, tuổi đời, trình độ học vấn trong việc lựa chọn nghề học và có điều kiện làm nghề sau khi học; Chú trọng lồng ghép công tác tuyển sinh học nghề với tư vấn, giới thiệu việc làm, định hướng hỗ trợ việc làm có địa chỉ cho người lao động. Bên cạnh đó, các phường, xã, các ngành tập trung xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn sát với thực tế địa phương, lồng ghép thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn với những chương trình, dự án thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề; Khảo sát nhu cầu tuyển dụng lao động sau đào tạo của doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn để hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động địa phương. Song song với đó, Thị xã cũng tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý công tác đào tạo nghề và hỗ trợđào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là huy động sự tham gia vào cuộc của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong việc giám sát, phản biện đối với công tác đào tạo nghề tại địa phương.

Hoàng Hùng

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC