Truy cập

Hôm nay:
4353
Hôm qua:
7261
Tuần này:
32523
Tháng này:
108723
Tất cả:
6355471

Thị xã Bỉm Sơn: Phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch văn hóa tâm linh

Nằm án ngữ ngay cửa ngõ vào Thanh Hóa, trên đường thiên lý Bắc – Nam, Di tích Quốc gia đền Sòng Sơn (còn gọi là đền Sòng, thuộc phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn) từ xưa đã được xem là một trung tâm thờ Mẫu lớn không chỉ của riêng xứ Thanh. Đạo Mẫu có cội rễ và đã thấm rất sâu trong đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh tín ngưỡng người Việt.

Đó cũng chính là nền tảng cho đạo Mẫu và nơi thờ tự này, mặc dù trải không ít lần bị thiên tai và con người tàn phá, vẫn đứng vững và “sum sê cành lá” như chính bụi tre truyền thuyết nằm sát cạnh đền. Chúng tôi về đền Sòng không phải dịp hội đền (diễn ra từ ngày 10 đến 26-2 âm lịch), nhưng người qua kẻ lại hầu như không ngớt. Có người đến dâng hương đăng trà quả lẩm nhẩm cầu khấn; cũng có người sau khi thăm thú một vòng liền ngồi dưới tán cây trò chuyện; lại có không ít người theo vài ba bản hội đến hầu đồng, nghe hát... Song, đền Sòng không vì chừng ấy âm thanh mà trở nên huyên náo. Ngược lại, du khách vẫn cảm nhận được không khí trầm mặc, tĩnh tại của nơi thờ mẫu Liễu Hạnh – một trong tứ bất tử linh thiêng của đất nước, cũng là nhân vật quyền uy đứng đầu các Mẫu, được triều đình nhà Lê - Trịnh, Nguyễn cấp sắc phong “Thượng thượng đẳng tối linh tôn thần”. Không những thế, đền Sòng được bao bọc trong khung cảnh non nước xanh tươi, nơi có con suối Sòng quanh năm trong vắt và dãy Tam Điệp sừng sững như thần hộ pháp bảo vệ. Bởi vậy, đây còn là thắng tích đẹp có tiếng của xứ Thanh. Cũng chính sự linh thiêng, cùng nhiều câu chuyện huyền bí được người đời truyền tụng và vẻ đẹp, mà đền Sòng có được sức hấp dẫn lớn đối với khách thập phương. Đặc biệt, hội đền Sòng đã trở thành một trong những lễ hội tâm linh tín ngưỡng lớn nhất tại Thanh Hóa. Nói về sức hút của hội đền Sòng, trong dân gian còn lưu truyền câu ca: “Nhất vui là hội Phủ Dày/ Vui là vui vậy chưa tày Sòng Sơn”.
Những ngày trẩy hội đền thiêng diễn ra vào tháng 2 âm lịch hằng năm, cũng là những ngày du lịch Bỉm Sơn gặt hái thành quả lớn nhất. Để rồi, cùng với đền Sòng, các địa danh đền Chín Giếng, đền Bát Hải Long Vương, chùa Khánh Quang... đang góp phần hoàn thiện và tăng sức hấp dẫn cho sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh tín ngưỡng của thị xã. Nói đến mật độ dày đặc các di tích, thì Bỉm Sơn không thể so sánh với các huyện Vĩnh Lộc, Thọ Xuân. Song, không thể phủ nhận đây vẫn là điểm đến yêu thích của du khách thập phương những dịp lễ hội đầu xuân và nhiều thời điểm khác trong năm. Theo số liệu thống kê, từ năm 2011 đến tháng 7-2016, tổng thu từ các di tích trên địa bàn thị xã là trên 72,4 tỷ đồng. Riêng năm 2015, địa phương thu được trên 14,6 tỷ đồng, trong đó, 2 di tích đền Sòng và đền Chín Giếng đã góp tới trên 14,2 tỷ đồng, số còn lại tập trung ở di tích chùa Khánh Quang. Những con số này đã phần nào cho thấy, thị xã Bỉm Sơn đang đi đúng hướng trong việc phát huy giá trị di tích, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Việc có nhiều thắng tích nổi tiếng là lợi thế lớn của thị xã Bỉm Sơn. Song, điều quan trọng không kém là cách chính quyền địa phương phát huy được các lợi thế ấy. Để làm được điều đó, trước hết thị xã Bỉm Sơn đã chú trọng công tác bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp đối với các di tích. Hiện thị xã có 15 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh, 9 di tích đang được kiểm kê. Tổng kinh phí đầu tư chống xuống cấp, tôn tạo di tích trong 5 năm trở lại đây là trên 21,5 tỷ đồng. Điều đáng nói là 100% kinh phí đều được huy động từ các nguồn xã hội hóa. Trong đó, kinh phí thực hiện dự án trùng tu, tôn tạo đền Sòng Sơn đã chiếm tới gần 19 tỷ đồng. Cũng nhờ nguồn kinh phí này là hiện nay đền Sòng đã được tôn tạo, xây dựng thêm nhiều công trình tâm linh và các hạng mục phụ trợ, góp phần nâng cao giá trị và làm đẹp cảnh quan thắng tích. Bên cạnh đó, các di tích sau khi được xếp hạng các cấp đã được địa phương khoanh vùng bảo vệ, quản lý. Đồng thời, để phát huy giá trị các di tích phục vụ phát triển du lịch, UBND thị xã đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học và các xã, phường trên địa bàn thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá về giá trị di tích bằng nhiều hình thức, trên nhiều phương tiện thông tin truyền thông. Ngoài ra, chính quyền địa phương còn tăng cường công tác quản lý Nhà nước về di tích thông qua các hình thức và giải pháp tuyên truyền pháp luật; ngăn ngừa tình trạng xâm phạm di tích do đô thị hóa và khai thác khoáng sản; tích cực bảo vệ môi trường; lựa chọn các nhà thầu có năng lực trong thực hiện tôn tạo di tích...
Mặc dù vậy, cũng như nhiều địa phương có di tích tâm linh tín ngưỡng, việc phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch cũng đang đặt ra cho chính quyền thị xã Bỉm Sơn không ít thách thức đó là công tác quản lý lễ hội sao cho các lễ hội tín ngưỡng tâm linh trên địa bàn vừa thu hút du khách, vừa giữ được mỹ tục, vừa tránh được các hủ tục, tệ nạn “đội lốt” tâm linh hủy hoại đi các giá trị văn hóa đích thực; “giảm tải” gánh nặng cho môi trường di tích mỗi dịp lễ hội; quản lý tiền dầu đèn được khách thả khắp nơi... Để làm tốt điều này, bên cạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức gìn giữ di sản cho nhân dân và du khách, thiết nghĩ, quan trọng hơn phải là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với di sản nói chung và lễ hội nói riêng để phát triển du lịch và bảo vệ các di tích, di sản ấy một cách hiệu quả và bền vững.
Khôi Nguyên

Thị xã Bỉm Sơn: Phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch văn hóa tâm linh

Nằm án ngữ ngay cửa ngõ vào Thanh Hóa, trên đường thiên lý Bắc – Nam, Di tích Quốc gia đền Sòng Sơn (còn gọi là đền Sòng, thuộc phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn) từ xưa đã được xem là một trung tâm thờ Mẫu lớn không chỉ của riêng xứ Thanh. Đạo Mẫu có cội rễ và đã thấm rất sâu trong đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh tín ngưỡng người Việt.

Đó cũng chính là nền tảng cho đạo Mẫu và nơi thờ tự này, mặc dù trải không ít lần bị thiên tai và con người tàn phá, vẫn đứng vững và “sum sê cành lá” như chính bụi tre truyền thuyết nằm sát cạnh đền. Chúng tôi về đền Sòng không phải dịp hội đền (diễn ra từ ngày 10 đến 26-2 âm lịch), nhưng người qua kẻ lại hầu như không ngớt. Có người đến dâng hương đăng trà quả lẩm nhẩm cầu khấn; cũng có người sau khi thăm thú một vòng liền ngồi dưới tán cây trò chuyện; lại có không ít người theo vài ba bản hội đến hầu đồng, nghe hát... Song, đền Sòng không vì chừng ấy âm thanh mà trở nên huyên náo. Ngược lại, du khách vẫn cảm nhận được không khí trầm mặc, tĩnh tại của nơi thờ mẫu Liễu Hạnh – một trong tứ bất tử linh thiêng của đất nước, cũng là nhân vật quyền uy đứng đầu các Mẫu, được triều đình nhà Lê - Trịnh, Nguyễn cấp sắc phong “Thượng thượng đẳng tối linh tôn thần”. Không những thế, đền Sòng được bao bọc trong khung cảnh non nước xanh tươi, nơi có con suối Sòng quanh năm trong vắt và dãy Tam Điệp sừng sững như thần hộ pháp bảo vệ. Bởi vậy, đây còn là thắng tích đẹp có tiếng của xứ Thanh. Cũng chính sự linh thiêng, cùng nhiều câu chuyện huyền bí được người đời truyền tụng và vẻ đẹp, mà đền Sòng có được sức hấp dẫn lớn đối với khách thập phương. Đặc biệt, hội đền Sòng đã trở thành một trong những lễ hội tâm linh tín ngưỡng lớn nhất tại Thanh Hóa. Nói về sức hút của hội đền Sòng, trong dân gian còn lưu truyền câu ca: “Nhất vui là hội Phủ Dày/ Vui là vui vậy chưa tày Sòng Sơn”.
Những ngày trẩy hội đền thiêng diễn ra vào tháng 2 âm lịch hằng năm, cũng là những ngày du lịch Bỉm Sơn gặt hái thành quả lớn nhất. Để rồi, cùng với đền Sòng, các địa danh đền Chín Giếng, đền Bát Hải Long Vương, chùa Khánh Quang... đang góp phần hoàn thiện và tăng sức hấp dẫn cho sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh tín ngưỡng của thị xã. Nói đến mật độ dày đặc các di tích, thì Bỉm Sơn không thể so sánh với các huyện Vĩnh Lộc, Thọ Xuân. Song, không thể phủ nhận đây vẫn là điểm đến yêu thích của du khách thập phương những dịp lễ hội đầu xuân và nhiều thời điểm khác trong năm. Theo số liệu thống kê, từ năm 2011 đến tháng 7-2016, tổng thu từ các di tích trên địa bàn thị xã là trên 72,4 tỷ đồng. Riêng năm 2015, địa phương thu được trên 14,6 tỷ đồng, trong đó, 2 di tích đền Sòng và đền Chín Giếng đã góp tới trên 14,2 tỷ đồng, số còn lại tập trung ở di tích chùa Khánh Quang. Những con số này đã phần nào cho thấy, thị xã Bỉm Sơn đang đi đúng hướng trong việc phát huy giá trị di tích, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Việc có nhiều thắng tích nổi tiếng là lợi thế lớn của thị xã Bỉm Sơn. Song, điều quan trọng không kém là cách chính quyền địa phương phát huy được các lợi thế ấy. Để làm được điều đó, trước hết thị xã Bỉm Sơn đã chú trọng công tác bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp đối với các di tích. Hiện thị xã có 15 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh, 9 di tích đang được kiểm kê. Tổng kinh phí đầu tư chống xuống cấp, tôn tạo di tích trong 5 năm trở lại đây là trên 21,5 tỷ đồng. Điều đáng nói là 100% kinh phí đều được huy động từ các nguồn xã hội hóa. Trong đó, kinh phí thực hiện dự án trùng tu, tôn tạo đền Sòng Sơn đã chiếm tới gần 19 tỷ đồng. Cũng nhờ nguồn kinh phí này là hiện nay đền Sòng đã được tôn tạo, xây dựng thêm nhiều công trình tâm linh và các hạng mục phụ trợ, góp phần nâng cao giá trị và làm đẹp cảnh quan thắng tích. Bên cạnh đó, các di tích sau khi được xếp hạng các cấp đã được địa phương khoanh vùng bảo vệ, quản lý. Đồng thời, để phát huy giá trị các di tích phục vụ phát triển du lịch, UBND thị xã đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học và các xã, phường trên địa bàn thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá về giá trị di tích bằng nhiều hình thức, trên nhiều phương tiện thông tin truyền thông. Ngoài ra, chính quyền địa phương còn tăng cường công tác quản lý Nhà nước về di tích thông qua các hình thức và giải pháp tuyên truyền pháp luật; ngăn ngừa tình trạng xâm phạm di tích do đô thị hóa và khai thác khoáng sản; tích cực bảo vệ môi trường; lựa chọn các nhà thầu có năng lực trong thực hiện tôn tạo di tích...
Mặc dù vậy, cũng như nhiều địa phương có di tích tâm linh tín ngưỡng, việc phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch cũng đang đặt ra cho chính quyền thị xã Bỉm Sơn không ít thách thức đó là công tác quản lý lễ hội sao cho các lễ hội tín ngưỡng tâm linh trên địa bàn vừa thu hút du khách, vừa giữ được mỹ tục, vừa tránh được các hủ tục, tệ nạn “đội lốt” tâm linh hủy hoại đi các giá trị văn hóa đích thực; “giảm tải” gánh nặng cho môi trường di tích mỗi dịp lễ hội; quản lý tiền dầu đèn được khách thả khắp nơi... Để làm tốt điều này, bên cạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức gìn giữ di sản cho nhân dân và du khách, thiết nghĩ, quan trọng hơn phải là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với di sản nói chung và lễ hội nói riêng để phát triển du lịch và bảo vệ các di tích, di sản ấy một cách hiệu quả và bền vững.
Khôi Nguyên

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC