Truy cập

Hôm nay:
4685
Hôm qua:
4094
Tuần này:
25594
Tháng này:
101794
Tất cả:
6348542

Thị xã Bỉm Sơn phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn

Nhằm tạo chuyển biến căn bản về năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, trong những năm gần đây, nhất là sau khi thực hiện việc dồn điền, đổi thửa, thị xã Bỉm Sơn đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích các hộ dân đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường.

Theo chân cán bộ Phòng Kinh tế, UBND thị xã Bỉm Sơn, chúng tôi tới thăm một số mô hình trồng cây ăn quả được đầu tư thâm canh, ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến tại xã Quang Trung và phường Bắc Sơn. Không chỉ phát triển cây thanh long ruột đỏ, những năm gần đây, nhiều hội viên Hội Làm vườn và Trang trại đã nghiên cứu, đầu tư trồng các loại cây đặc sản, có giá trị kinh tế cao, như: Nhãn chín muộn, cam vàng, bưởi da xanh... Tại khu trang trại rộng 4 ha ở thôn 3, xã Quang Trung, gia đình ông Đỗ Lương Dũng đã đầu tư gần 1 tỷ đồng cải tạo mặt bằng, làm đường và trồng 2.000 gốc thanh long, 300 gốc bưởi da xanh, 400 gốc bưởi hoàng. Năm 2016, các loại cây này đã cho thu hoạch lứa đầu tiên. Năm nay, do thời tiết phù hợp nên các loại cây ăn quả đều sai trái, doanh thu ước đạt 1,5 tỷ đồng. Ông Dũng cho biết, trên cơ sở nghiên cứu chất đất và tham khảo ý kiến của các chuyên gia, ông đã tự tay đi chọn lựa các loại cây ăn quả cho phù hợp với điều kiện khí hậu ở địa phương. Các loại cây trồng đều được áp dụng quy trình thâm canh chuẩn, các biện pháp kỹ thuật ở từng thời kỳ sinh trưởng để cây phát triển và cho tỷ lệ đậu quả cao. Ông cũng thường xuyên tham vấn ý kiến của các chuyên gia về cây ăn quả để kịp thời đối phó với tình hình thời tiết, các loại sâu bệnh và điều chỉnh kỹ thuật để đạt hiệu quả cao trong sản xuất.

Bên cạnh phát triển các loại cây ăn quả, thị xã Bỉm Sơn cũng đang xây dựng, khuyến khích phát triển các mô hình trồng rau an toàn (RAT), đáp ứng nhu cầu nông sản cho thị trường tiêu dùng và chế biến. Điển hình như mô hình RAT tại thôn Nghĩa Môn, phường Lam Sơn đã chuyên canh sản xuất các loại rau tập trung theo hướng hàng hóa. Tại vùng RAT thôn Nghĩa Môn, cây rau màu các loại được gieo trồng hàng năm duy trì ổn định trên diện tích tập trung 3 ha, sản lượng rau đạt khoảng 100 tấn/năm. Cơ cấu chủng loại rau gồm các nhóm rau, củ, quả ngắn ngày và dài ngày. UBND phường Lam Sơn thường xuyên chỉ đạo HTX Tây Sơn chủ động trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, đưa giống cây có năng suất, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất; thúc đẩy phát triển vùng RAT, bảo đảm các khâu dịch vụ tưới tiêu và chăm sóc. Theo tính toán của các hộ dân thôn Nghĩa Môn, sản xuất RAT cho thu nhập từ 15-20 triệu đồng/sào/năm. Từ thành công của mô hình này, sắp tới, một số hộ dân sẽ đầu tư mở rộng diện tích và xây dựng mô hình sản xuất RAT trong nhà lưới để cung cấp nhiều loại sản phẩm RAT trái vụ cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

Trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn hiện đã phát triển được 110 trang trại, gia trại, giải quyết việc làm và thu nhập cho gần 1.000 lao động. Trong thời gian tới, thị xã Bỉm Sơn sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về lợi ích, ý nghĩa của chủ trương tích tụ ruộng đất đến toàn thể nhân dân qua các kênh thông tin. Nâng cao nhận thức và vận động nhân dân tích cực hưởng ứng chủ trương tích tụ ruộng đất, hình thành cánh đồng lớn, thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, quan tâm đầu tư hệ thống tưới tiêu, giao thông, điện, bảo đảm các điều kiện thuận lợi đáp ứng sản xuất. Vận động thành lập các tổ hợp tác, HTX trên cơ sở nhân rộng các mô hình để trao đổi kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả kinh tế. Phát triển sản xuất gắn liền với việc tiêu thụ sản phẩm chú trọng phát triển công nghệ chế biến để nâng cao giá trị sản xuất. Tăng cường hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh tăng vụ gắn với bảo vệ và giữ gìn tài nguyên đất canh tác, hạn chế ô nhiễm môi trường do thuốc bảo vệ thực vật.

Tùng Lâm

Thị xã Bỉm Sơn phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn

Nhằm tạo chuyển biến căn bản về năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, trong những năm gần đây, nhất là sau khi thực hiện việc dồn điền, đổi thửa, thị xã Bỉm Sơn đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích các hộ dân đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường.

Theo chân cán bộ Phòng Kinh tế, UBND thị xã Bỉm Sơn, chúng tôi tới thăm một số mô hình trồng cây ăn quả được đầu tư thâm canh, ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến tại xã Quang Trung và phường Bắc Sơn. Không chỉ phát triển cây thanh long ruột đỏ, những năm gần đây, nhiều hội viên Hội Làm vườn và Trang trại đã nghiên cứu, đầu tư trồng các loại cây đặc sản, có giá trị kinh tế cao, như: Nhãn chín muộn, cam vàng, bưởi da xanh... Tại khu trang trại rộng 4 ha ở thôn 3, xã Quang Trung, gia đình ông Đỗ Lương Dũng đã đầu tư gần 1 tỷ đồng cải tạo mặt bằng, làm đường và trồng 2.000 gốc thanh long, 300 gốc bưởi da xanh, 400 gốc bưởi hoàng. Năm 2016, các loại cây này đã cho thu hoạch lứa đầu tiên. Năm nay, do thời tiết phù hợp nên các loại cây ăn quả đều sai trái, doanh thu ước đạt 1,5 tỷ đồng. Ông Dũng cho biết, trên cơ sở nghiên cứu chất đất và tham khảo ý kiến của các chuyên gia, ông đã tự tay đi chọn lựa các loại cây ăn quả cho phù hợp với điều kiện khí hậu ở địa phương. Các loại cây trồng đều được áp dụng quy trình thâm canh chuẩn, các biện pháp kỹ thuật ở từng thời kỳ sinh trưởng để cây phát triển và cho tỷ lệ đậu quả cao. Ông cũng thường xuyên tham vấn ý kiến của các chuyên gia về cây ăn quả để kịp thời đối phó với tình hình thời tiết, các loại sâu bệnh và điều chỉnh kỹ thuật để đạt hiệu quả cao trong sản xuất.

Bên cạnh phát triển các loại cây ăn quả, thị xã Bỉm Sơn cũng đang xây dựng, khuyến khích phát triển các mô hình trồng rau an toàn (RAT), đáp ứng nhu cầu nông sản cho thị trường tiêu dùng và chế biến. Điển hình như mô hình RAT tại thôn Nghĩa Môn, phường Lam Sơn đã chuyên canh sản xuất các loại rau tập trung theo hướng hàng hóa. Tại vùng RAT thôn Nghĩa Môn, cây rau màu các loại được gieo trồng hàng năm duy trì ổn định trên diện tích tập trung 3 ha, sản lượng rau đạt khoảng 100 tấn/năm. Cơ cấu chủng loại rau gồm các nhóm rau, củ, quả ngắn ngày và dài ngày. UBND phường Lam Sơn thường xuyên chỉ đạo HTX Tây Sơn chủ động trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, đưa giống cây có năng suất, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất; thúc đẩy phát triển vùng RAT, bảo đảm các khâu dịch vụ tưới tiêu và chăm sóc. Theo tính toán của các hộ dân thôn Nghĩa Môn, sản xuất RAT cho thu nhập từ 15-20 triệu đồng/sào/năm. Từ thành công của mô hình này, sắp tới, một số hộ dân sẽ đầu tư mở rộng diện tích và xây dựng mô hình sản xuất RAT trong nhà lưới để cung cấp nhiều loại sản phẩm RAT trái vụ cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

Trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn hiện đã phát triển được 110 trang trại, gia trại, giải quyết việc làm và thu nhập cho gần 1.000 lao động. Trong thời gian tới, thị xã Bỉm Sơn sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về lợi ích, ý nghĩa của chủ trương tích tụ ruộng đất đến toàn thể nhân dân qua các kênh thông tin. Nâng cao nhận thức và vận động nhân dân tích cực hưởng ứng chủ trương tích tụ ruộng đất, hình thành cánh đồng lớn, thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, quan tâm đầu tư hệ thống tưới tiêu, giao thông, điện, bảo đảm các điều kiện thuận lợi đáp ứng sản xuất. Vận động thành lập các tổ hợp tác, HTX trên cơ sở nhân rộng các mô hình để trao đổi kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả kinh tế. Phát triển sản xuất gắn liền với việc tiêu thụ sản phẩm chú trọng phát triển công nghệ chế biến để nâng cao giá trị sản xuất. Tăng cường hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh tăng vụ gắn với bảo vệ và giữ gìn tài nguyên đất canh tác, hạn chế ô nhiễm môi trường do thuốc bảo vệ thực vật.

Tùng Lâm

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC