Truy cập

Hôm nay:
2362
Hôm qua:
4784
Tuần này:
15733
Tháng này:
135587
Tất cả:
6382335

Thị xã Bỉm Sơn: Xây dựng phường, xã an toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm giờ đây đã trở thành sự quan tâm hàng đầu bởi thực phẩm là nhu cầu không thể thiếu hàng ngày của mỗi người, mỗi gia đình; không chỉ đóng vai trò quan trọng bảo vệ sức khỏe con người mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

ATTP.jpg
Ảnh minh họa.

Chính vì vậy, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn luôn quan tâm, chú trọng tới công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, với nhiều cách làm, giải pháp được triển khai đồng bộ và sâu rộng tại địa phương.Xây dựng phường, xã an toàn thực phẩm (ATTP) là một trong những nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng của Thị xã.

Hà Lan được chọn xây dựng mô hình điểm Xã ATTP trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn. Xã đã tích cực tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các quy định về ATTP từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, nhờ đó nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác đảm bảo vệ sinh ATTP đã được nâng lên rõ rệt. Người dân tự nguyện, chủ động tìm hiểu và tham gia thực hiện các quy định của nhà nước về ATTP. Toàn xã có 115 hộ sản xuất nhỏ lẻ thuộc ngành nông nghiệp quản lý, trong đó: lĩnh vực trồng trọt có 73 hộ, lĩnh vực chăn nuôi có 32 hộ, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản 10 hộ; 100% hộ sản xuất đã thực hiện ký cam kết với UBND xã về sản xuất thực phẩm đảm bảo an toàn. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, trên địa bàn xã có 42 hộ, trong đó: 17 hộ kinh doanh thuộc ngành nông nghiệp quản lý, 05 hộ nấu rượu truyền thống; 15 hộ kinh doanh thuộc ngành công thương quản lý; 05 hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống nhỏ lẻ; Đến nay, 100% các hộ đã được cấp Giấy phép kinh doanh, bảo đảm cơ sở vật chất, địa điểm kinh doanh; thực hiện ký cam kết đảm bảo ATTP với UBND xã, thực hiện khám sức khỏe định kỳ và được cấp Giấy chứng nhận kiến thức ATTP; 04/4 hộ giết mổ gia súc, gia cầm được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; 100% các sản phẩm động vật xuất phát các cơ sở giết mổ trên địa bàn xã được đóng dấu kiểm tra vệ sinh thú ý trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Bên cạnh đó, từ tháng 10 năm 2018, gian hàng kinh doanh thực phẩm an toàn xã Hà Lan được cấp Giấy phép kinh doanh và chứng nhận cơ sở đảm bảo đủ điều kiện ATTP, các sản phẩm bày bán tại cửa hàng đều được dán tem, mác, có nguồn gốc xuất xứ theo đúng quy định của Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, đã tạo niềm tin cho người tiêu dùng về thực phẩm an toàn, rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ. Mặt khác, bếp ăn tập thể Trường mầm non Hà Lan được Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa cấp “Giấy công nhận bếp ăn tập thể trường mầm non đảm bảo ATTP” đã góp phần hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu trong bộ tiêu chí về xã ATTP. Xã cũng đã xây dựng được một chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và cấp tem truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

Nếu xã Hà Lan là xã sản xuất nông nghiệp thì phường Ngọc Trạo lại là trung tâm thương mại của thị xã Bỉm Sơn, có Chợ Bỉm Sơn, đườngQuốc lộ 1A chạy qua và Ga Bỉm Sơn, đây là nơi thông thương sản xuất, kinh doanh, buôn bán, trao đổi hàng hóa của Thị xã và các huyện lân cận đi khắp cả nước. Do đó, để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm là rất khó khăn. Khắc phục những khó khăn, Đảng ủy, Chính quyền Phường đã đề ra nhiều giải pháp hữu hiệu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Hàng năm, Đảng ủy phường Ngọc Trạo đã có chỉ đạo về công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn, với những mục tiêu thực hiện các tiêu chí ATTP được xác định cụ thể. Bên cạnh việc kiện toàn Ban chỉ đạo công tác vệ sinh ATTP và thành lập 08 Tổ giám sát cộng đồng, phường Ngọc Trạo đã tổ chức rà soát, thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp, các nhà hàng, bếp ăn tập thể. Đồng thời, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các đơn vị trường học, chợ thực hiện đầy đủ các quy trình xây dựng cơ sở đủ điều kiện bảo đảm về ATTP. Hiện nay, 164/164 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn phường đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo quy định; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP đã thực hiện ký cam kết và tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm ATTP theo quy định; Phường đã xây dựng 01 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn.

Song song với việc thực hiện các tiêu chí về ATTP, Đảng ủy Phường còn huy động các đoàn thể chính trị - xã hội vào cuộc để tuyên truyền đến hội viên, đoàn viên tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh ATTP tại các tổ dân phố. Nổi bật như Hội Phụ nữ phường đã triển khai mô hình Chi hội phụ nữ tự quản về ATTP tại các khu phố. Nhờ vậy, nhận thức và ý thức trách nhiệm về bảo đảm ATTP của cán bộ, đảng viên, người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng đã được nâng lên. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của nhân dân và cách làm phù hợp, phường Ngọc Trạo đã hoàn thành 4/4 nhóm tiêu chí phường ATTP, gồm: Công tác chỉ đạo, điều hành; công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định và công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về ATTP.

Là 01 trong 07 phường, xã được Thị xã giao xây dựng đạt tiêu chí Xã, Phường ATTP trong năm 2019, cùng với việc hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới, xã Quang Trung cũng đã tích cực phấn đấu hoàn thành 4 nhóm tiêu chí với 16 chỉ tiêu thành phần theo quy định tại Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND ngày 12/11/2018 của UBND tỉnh “về việc ban hành Quy định tiêu chí, trình tự thủ tục, hồ sơ công nhận, công khai xã, phường, thị trấn an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh”. UBND Xã đã phân công nhiệm vụ cho từng thành viên BCĐ tiến hành cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ ký cam kếtđảm bảo ATTP theo quy định và thuộc quản lý của 3 ngành: Y tế, Nông nghiệp và Công thương. Trên địa bàn Xã hiện có 52 hộ trang trại, gia trại, 37 hộ sản xuất, kinh doanh buôn bán thực phẩm đã thực hiện ký cam kết thuộc quyền quản lý của cấp xã; 06 hộ giết mổ gia súc, gia cầm đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh ATTP, các sản phẩm thực phẩm sau giết mổ đưa ra thị trường được đóng dấu kiểm soát; 12 hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp đảm bảo chất lượng theo quy định. Xã đã thực hiện 01 mô hình chuỗi giá trị sản phẩm an toàn. Hiện nay, Xã đang xây dựng Cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn tại thôn 4, hoàn thành trong năm 2019.

Năm 2019, Thị xã được UBND tỉnh giao chỉ tiêu xây dựng 7 phường, xã đạt tiêu chí Xã, Phường ATTP. Thực hiện các chỉ tiêu Tỉnh giao trong năm nay, Thị xã đã xây dựng được 8 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn (vượt chỉ tiểu Tỉnh giao 02 chuỗi), bao gồm: 02 chuỗi cung ứng lúa, gạo an toàn; 02 chuỗi cung ứng rau, củ, quả an toàn; 01 chuỗi cung ứng thịt lợn an toàn; 02 chuỗi cung ứng thịt gà an toàn và 01chuỗi cung ứng trứng vịt an toàn. Đến nay, Thị xã đã có: 03 chợ được cấp Giấy Chứng nhận Chợ ATTP theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11856:2017; 07 gian hàng thực phẩm an toàn; 100% bếp ăn tập thể của các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, nhà hàng, khách sạn đáp ứng quy định về điều kiện ATTP; 60% sản phẩm thực phẩm cung ứng từ bên ngoài thị xã được đưa vào các chợ, cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị trên địa bàn thị xã được kiểm soát chặt chẽ, đáp ứng các quy định về ATTP; 30% thực phảm tiêu dùng trên địa bàn được cung cấp thông qua các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn có xác nhận; 100% cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đáp ứng quy định về điều kiện vệ sinh ATTP; 80% thực phẩm có nguồn gốc động vật tiêu thụ trên địa bàn Thị xã được kiểm tra vệ sinh thú y.

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, Thị xã đã nghiên cứu, triển khai các văn bản chỉ đạo của cấp trên, cơ quan quản lý chuyên ngành, nhất là Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND ngày 12/11/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa “về việc ban hành Quy định tiêu chí, trình tự thủ tục, hồ sơ công nhận, công khai xã, phường, thị trấn an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh”, chỉ đạo các phường, xã thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo Quản lý vệ sinh ATTP, Ban nông nghiệp hoặc giao đơn vị đầu mối quản lý ATTP; Thành lập, kiện toàn tổ giám sát cộng đồng. Công tác tập huấn, công tác thông tin, tuyên truyền cũng được đẩy mạnh với nhiều hình thức. Thị xã đã tổ chức được 14 lớp truyền thông, tập huấn, với 953 người tham gia, nội dung tuyên truyền tập trung vào việc chuyển tải Luật, Nghị quyết,….. các văn bản chỉ đạo, điều hành liên quan đến ATTP để nâng cao nhận thức cho các cấp lãnh đạo và các tầng lớp nhân dân; nâng cao tính tự giác trong bảo đảm vệ sinh ATTP, nhất là việc sử dụng vật tư, hóa chất để sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; Hướng dẫn chăn nuôi an toàn... Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về vệ sinh ATTP cũng được tăng cường. Toàn Thị xã có 1.569cơ sở SXKD thực phẩm, trong đó: Cấp Tỉnh quản lý 23 cơ sở; Cấp Thị xã quản lý 305 cơ sở và xã, phường quản lý 1.241 cơ sở. Thời gian qua, các lực lượng chức năng đã kiểm tra 559 lượt cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, trong đó xử phạt 47 cơ sở với tổng số tiền phạt trên 109 triệu đồng.

Theo cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo về Quản lý ATTP Thị xã: Đến thời điểm này 7/7 phường, xã được chọn thực hiện Xã, Phường đạt tiêu chí ATTP năm 2019 đã cơ bản hoàn thành 4 nhóm tiêu chí với 16 nội dung. Các phường, xã đang hoàn thiện hồ sơ trình Thị xã thẩm tra và mời cơ quan cấp Tỉnh về thẩm định theo kế hoạch đã đề ra. Phường Lam Sơn, tuy không nằm trong số xã, phường thực hiện Tiêu chí xã, phường ATTP trong năm nay nhưng Phường cũng đã nỗ lực hoàn thành 2/4 tiêu chí.

Để bảo đảm mục tiêu hoàn thành tiến độ xây dựng 7 xã, phường đạt tiêu chí ATTP, trong những tháng còn lại của năm 2019, Cấp ủy, Chính quyền cùng các tổ chức đoàn thể thị xã Bỉm Sơn tiếp tục chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về ATTP; Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý ATTP, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm chủ động, tự giác thực hiện bảo đảm vệ sinh ATTP.

Hoàng Hùng

Thị xã Bỉm Sơn: Xây dựng phường, xã an toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm giờ đây đã trở thành sự quan tâm hàng đầu bởi thực phẩm là nhu cầu không thể thiếu hàng ngày của mỗi người, mỗi gia đình; không chỉ đóng vai trò quan trọng bảo vệ sức khỏe con người mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

ATTP.jpg
Ảnh minh họa.

Chính vì vậy, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn luôn quan tâm, chú trọng tới công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, với nhiều cách làm, giải pháp được triển khai đồng bộ và sâu rộng tại địa phương.Xây dựng phường, xã an toàn thực phẩm (ATTP) là một trong những nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng của Thị xã.

Hà Lan được chọn xây dựng mô hình điểm Xã ATTP trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn. Xã đã tích cực tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các quy định về ATTP từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, nhờ đó nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác đảm bảo vệ sinh ATTP đã được nâng lên rõ rệt. Người dân tự nguyện, chủ động tìm hiểu và tham gia thực hiện các quy định của nhà nước về ATTP. Toàn xã có 115 hộ sản xuất nhỏ lẻ thuộc ngành nông nghiệp quản lý, trong đó: lĩnh vực trồng trọt có 73 hộ, lĩnh vực chăn nuôi có 32 hộ, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản 10 hộ; 100% hộ sản xuất đã thực hiện ký cam kết với UBND xã về sản xuất thực phẩm đảm bảo an toàn. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, trên địa bàn xã có 42 hộ, trong đó: 17 hộ kinh doanh thuộc ngành nông nghiệp quản lý, 05 hộ nấu rượu truyền thống; 15 hộ kinh doanh thuộc ngành công thương quản lý; 05 hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống nhỏ lẻ; Đến nay, 100% các hộ đã được cấp Giấy phép kinh doanh, bảo đảm cơ sở vật chất, địa điểm kinh doanh; thực hiện ký cam kết đảm bảo ATTP với UBND xã, thực hiện khám sức khỏe định kỳ và được cấp Giấy chứng nhận kiến thức ATTP; 04/4 hộ giết mổ gia súc, gia cầm được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; 100% các sản phẩm động vật xuất phát các cơ sở giết mổ trên địa bàn xã được đóng dấu kiểm tra vệ sinh thú ý trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Bên cạnh đó, từ tháng 10 năm 2018, gian hàng kinh doanh thực phẩm an toàn xã Hà Lan được cấp Giấy phép kinh doanh và chứng nhận cơ sở đảm bảo đủ điều kiện ATTP, các sản phẩm bày bán tại cửa hàng đều được dán tem, mác, có nguồn gốc xuất xứ theo đúng quy định của Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, đã tạo niềm tin cho người tiêu dùng về thực phẩm an toàn, rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ. Mặt khác, bếp ăn tập thể Trường mầm non Hà Lan được Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa cấp “Giấy công nhận bếp ăn tập thể trường mầm non đảm bảo ATTP” đã góp phần hoàn thành các tiêu chí, chỉ tiêu trong bộ tiêu chí về xã ATTP. Xã cũng đã xây dựng được một chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và cấp tem truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

Nếu xã Hà Lan là xã sản xuất nông nghiệp thì phường Ngọc Trạo lại là trung tâm thương mại của thị xã Bỉm Sơn, có Chợ Bỉm Sơn, đườngQuốc lộ 1A chạy qua và Ga Bỉm Sơn, đây là nơi thông thương sản xuất, kinh doanh, buôn bán, trao đổi hàng hóa của Thị xã và các huyện lân cận đi khắp cả nước. Do đó, để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm là rất khó khăn. Khắc phục những khó khăn, Đảng ủy, Chính quyền Phường đã đề ra nhiều giải pháp hữu hiệu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Hàng năm, Đảng ủy phường Ngọc Trạo đã có chỉ đạo về công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn, với những mục tiêu thực hiện các tiêu chí ATTP được xác định cụ thể. Bên cạnh việc kiện toàn Ban chỉ đạo công tác vệ sinh ATTP và thành lập 08 Tổ giám sát cộng đồng, phường Ngọc Trạo đã tổ chức rà soát, thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp, các nhà hàng, bếp ăn tập thể. Đồng thời, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các đơn vị trường học, chợ thực hiện đầy đủ các quy trình xây dựng cơ sở đủ điều kiện bảo đảm về ATTP. Hiện nay, 164/164 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn phường đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo quy định; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP đã thực hiện ký cam kết và tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm ATTP theo quy định; Phường đã xây dựng 01 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn.

Song song với việc thực hiện các tiêu chí về ATTP, Đảng ủy Phường còn huy động các đoàn thể chính trị - xã hội vào cuộc để tuyên truyền đến hội viên, đoàn viên tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh ATTP tại các tổ dân phố. Nổi bật như Hội Phụ nữ phường đã triển khai mô hình Chi hội phụ nữ tự quản về ATTP tại các khu phố. Nhờ vậy, nhận thức và ý thức trách nhiệm về bảo đảm ATTP của cán bộ, đảng viên, người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng đã được nâng lên. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của nhân dân và cách làm phù hợp, phường Ngọc Trạo đã hoàn thành 4/4 nhóm tiêu chí phường ATTP, gồm: Công tác chỉ đạo, điều hành; công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định và công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về ATTP.

Là 01 trong 07 phường, xã được Thị xã giao xây dựng đạt tiêu chí Xã, Phường ATTP trong năm 2019, cùng với việc hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới, xã Quang Trung cũng đã tích cực phấn đấu hoàn thành 4 nhóm tiêu chí với 16 chỉ tiêu thành phần theo quy định tại Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND ngày 12/11/2018 của UBND tỉnh “về việc ban hành Quy định tiêu chí, trình tự thủ tục, hồ sơ công nhận, công khai xã, phường, thị trấn an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh”. UBND Xã đã phân công nhiệm vụ cho từng thành viên BCĐ tiến hành cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ ký cam kếtđảm bảo ATTP theo quy định và thuộc quản lý của 3 ngành: Y tế, Nông nghiệp và Công thương. Trên địa bàn Xã hiện có 52 hộ trang trại, gia trại, 37 hộ sản xuất, kinh doanh buôn bán thực phẩm đã thực hiện ký cam kết thuộc quyền quản lý của cấp xã; 06 hộ giết mổ gia súc, gia cầm đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh ATTP, các sản phẩm thực phẩm sau giết mổ đưa ra thị trường được đóng dấu kiểm soát; 12 hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp đảm bảo chất lượng theo quy định. Xã đã thực hiện 01 mô hình chuỗi giá trị sản phẩm an toàn. Hiện nay, Xã đang xây dựng Cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn tại thôn 4, hoàn thành trong năm 2019.

Năm 2019, Thị xã được UBND tỉnh giao chỉ tiêu xây dựng 7 phường, xã đạt tiêu chí Xã, Phường ATTP. Thực hiện các chỉ tiêu Tỉnh giao trong năm nay, Thị xã đã xây dựng được 8 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn (vượt chỉ tiểu Tỉnh giao 02 chuỗi), bao gồm: 02 chuỗi cung ứng lúa, gạo an toàn; 02 chuỗi cung ứng rau, củ, quả an toàn; 01 chuỗi cung ứng thịt lợn an toàn; 02 chuỗi cung ứng thịt gà an toàn và 01chuỗi cung ứng trứng vịt an toàn. Đến nay, Thị xã đã có: 03 chợ được cấp Giấy Chứng nhận Chợ ATTP theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11856:2017; 07 gian hàng thực phẩm an toàn; 100% bếp ăn tập thể của các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, nhà hàng, khách sạn đáp ứng quy định về điều kiện ATTP; 60% sản phẩm thực phẩm cung ứng từ bên ngoài thị xã được đưa vào các chợ, cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị trên địa bàn thị xã được kiểm soát chặt chẽ, đáp ứng các quy định về ATTP; 30% thực phảm tiêu dùng trên địa bàn được cung cấp thông qua các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn có xác nhận; 100% cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đáp ứng quy định về điều kiện vệ sinh ATTP; 80% thực phẩm có nguồn gốc động vật tiêu thụ trên địa bàn Thị xã được kiểm tra vệ sinh thú y.

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, Thị xã đã nghiên cứu, triển khai các văn bản chỉ đạo của cấp trên, cơ quan quản lý chuyên ngành, nhất là Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND ngày 12/11/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa “về việc ban hành Quy định tiêu chí, trình tự thủ tục, hồ sơ công nhận, công khai xã, phường, thị trấn an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh”, chỉ đạo các phường, xã thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo Quản lý vệ sinh ATTP, Ban nông nghiệp hoặc giao đơn vị đầu mối quản lý ATTP; Thành lập, kiện toàn tổ giám sát cộng đồng. Công tác tập huấn, công tác thông tin, tuyên truyền cũng được đẩy mạnh với nhiều hình thức. Thị xã đã tổ chức được 14 lớp truyền thông, tập huấn, với 953 người tham gia, nội dung tuyên truyền tập trung vào việc chuyển tải Luật, Nghị quyết,….. các văn bản chỉ đạo, điều hành liên quan đến ATTP để nâng cao nhận thức cho các cấp lãnh đạo và các tầng lớp nhân dân; nâng cao tính tự giác trong bảo đảm vệ sinh ATTP, nhất là việc sử dụng vật tư, hóa chất để sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; Hướng dẫn chăn nuôi an toàn... Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về vệ sinh ATTP cũng được tăng cường. Toàn Thị xã có 1.569cơ sở SXKD thực phẩm, trong đó: Cấp Tỉnh quản lý 23 cơ sở; Cấp Thị xã quản lý 305 cơ sở và xã, phường quản lý 1.241 cơ sở. Thời gian qua, các lực lượng chức năng đã kiểm tra 559 lượt cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, trong đó xử phạt 47 cơ sở với tổng số tiền phạt trên 109 triệu đồng.

Theo cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo về Quản lý ATTP Thị xã: Đến thời điểm này 7/7 phường, xã được chọn thực hiện Xã, Phường đạt tiêu chí ATTP năm 2019 đã cơ bản hoàn thành 4 nhóm tiêu chí với 16 nội dung. Các phường, xã đang hoàn thiện hồ sơ trình Thị xã thẩm tra và mời cơ quan cấp Tỉnh về thẩm định theo kế hoạch đã đề ra. Phường Lam Sơn, tuy không nằm trong số xã, phường thực hiện Tiêu chí xã, phường ATTP trong năm nay nhưng Phường cũng đã nỗ lực hoàn thành 2/4 tiêu chí.

Để bảo đảm mục tiêu hoàn thành tiến độ xây dựng 7 xã, phường đạt tiêu chí ATTP, trong những tháng còn lại của năm 2019, Cấp ủy, Chính quyền cùng các tổ chức đoàn thể thị xã Bỉm Sơn tiếp tục chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về ATTP; Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý ATTP, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm chủ động, tự giác thực hiện bảo đảm vệ sinh ATTP.

Hoàng Hùng

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC