Truy cập

Hôm nay:
4233
Hôm qua:
5305
Tuần này:
21337
Tháng này:
164531
Tất cả:
6223839

Thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng vụ Chiêm Xuân 2020

Theo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã, do ảnh hưởng của thời tiết, vụ Chiêm Xuân 2020 sẽ có các loại sâu bệnh phát sinh, phát triển gây hại như: rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn, dòi đục nõn và chuột phá hoại trên cây lúa; sâu keo mùa thu trên ngô… Trên cơ sở dự báo, dự tính tình hình sâu bệnh có thể xảy ra trong vụ Chiêm Xuân vào các giai đoạn cụ thể, UBND Thị xã đã ban hành văn bản yêu cầu các ngành chức năng, các địa phương trên địa bàn thị xã triển khai thực hiện các giải pháp nhằm phòng, trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng trong toàn vụ Chiêm Xuân 2020.

Dich benh.jpg


Theo đó, để bảo vệ cây trồng trước nguy cơ sâu bệnh trong vụ Chiêm Xuân 2020, với phương châm phòng là chính,UBND thị xã yêu cầu UBND các phường, xã triển khai thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch hại cho cây trồng, cụ thể:

Đối với diện tích lúa gieo cấy điều tiết, cần giữ mực nước thường xuyên trên mặt ruộng từ 3 - 4cm tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh tập trung, hạn chế sâu, bệnh; thực hiện tốt việc chăm sóc, bón phân tập trung, làm cỏ và bảo vệ lúa theo đúng quy trình kỹ thuật. Bón thúc sớm để tạo điều kiện cho lúa phát triển khỏe và đẻ nhánh tập trung, kết hợp dặm tỉa cho đảm bảo mật độ đối với lúa sạ, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện các ổ dịch có biện pháp phòng trừ sớm, nhất là các loại sâu, bệnh đạo ôn, bệnh lùn sọc đen Phương Nam, bọ trĩ và dòi đục nõn gây hại trên các trà lúa xuân. Nếu phát hiện bệnh đạo ôn gây hại trên lúa, tiến hành phun phòng ngay bằng các loại thuốc như: Kabim 30WP, Katana 20SP, Beam 75WP,… nếu lúa bị bệnh nặng phun kép 2 lần (sau phun lần 1 từ 5 - 7 ngày bằng loại thuốc đặc hiệu Kabim 30WP, Beam 75WP), dừng bón phân đạm, phân bón qua lá và thuốc kích thích sinh trưởng; đối với bọ trĩ, dòi đục nõn thì phun thuốc Rigell 800WP,… đồng thời kết hợp với làm cỏ sục bùn, bón thêm lân và vôi tạo điều kiện cho cây lúa phát triển tốt hạn chế các bệnh do ngộ độc hữu cơ. Bên cạnh đó, cần tổ chức diệt chuột ngay từ đầu vụbằng các biện pháp tổng hợp để hạn chế mật độ, sử dụng các loại thuốc sinh học và những loại thuốc có độ an toàn cao như RATK 2%D; BiOrat; Bả diệt Chuột sinh học,… Đối với một số diện tích đất vàn thấp, ốc bươu vàng, cá rô phi gây hại, cần tổ chức thu gom ổ trứng, thu gom ốc trưởng thành, nơi có mật độ quá cao và không nuôi trồng thuỷ sản có thể sử dụng các loại thuốc ToMaHaw 4G; BiLos 6B; Gold Cup 575WP… để phòng trừ.

Đối với diện tích gieo trồng ngô,tiếp tục gieo trồng ngô Xuân theo đúng khung thời vụ, bón phân kết hợp làm cỏ xới phá váng cho diện tích ngô gieo trồng trước tết, ở giai đoạn này cần tập trung phun thuốc phòng trừ sâu sâu xám, sâu keo mùa thu phá hại cây non trên ngô.

Chủ tịch UBND thị xã cũng yêu cầu Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã tăng cường cán bộ chỉ đạo cơ sở, hướng dẫn các xã, phường và bà con nông dân về các kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại; thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, sớm phát hiện các loại sâu, bệnh hại, có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để bùng phát lây lan trên diện rộng; tham mưu UBND thị xã chỉ đạo phòng trừ chuột, sâu, bệnh hại đầu vụ trên cây trồng vụ Xuân và công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn. Chi nhánh Thủy lợi Bỉm Sơn căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất để điều tiết nước hợp lý, tiết kiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân chăm sóc lúa ở đầu vụ, ưu tiên cho các diện tích cuối nguồn để nhân dân chăm sóc lúa và cấy hết diện tích. Phòng Kinh tế phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thị xã cử cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở chỉ đạo UBND các xã, phường trong công tác chỉ đạo sản xuất, phòng trừ sâu bệnh hại, chuột trên cây trồng vụ Chiêm Xuân 2020.

Để công tác phòng, trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng trong vụ Chiêm Xuân đạt hiệu quả cao, Thị xã cũng khuyến cáo chính quyền các địa phương và bà con nông dân cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng cách) khi thực hiện phun trừ các loại sâu hại.
Hoàng Hùng

Thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng vụ Chiêm Xuân 2020

Theo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã, do ảnh hưởng của thời tiết, vụ Chiêm Xuân 2020 sẽ có các loại sâu bệnh phát sinh, phát triển gây hại như: rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn, dòi đục nõn và chuột phá hoại trên cây lúa; sâu keo mùa thu trên ngô… Trên cơ sở dự báo, dự tính tình hình sâu bệnh có thể xảy ra trong vụ Chiêm Xuân vào các giai đoạn cụ thể, UBND Thị xã đã ban hành văn bản yêu cầu các ngành chức năng, các địa phương trên địa bàn thị xã triển khai thực hiện các giải pháp nhằm phòng, trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng trong toàn vụ Chiêm Xuân 2020.

Dich benh.jpg


Theo đó, để bảo vệ cây trồng trước nguy cơ sâu bệnh trong vụ Chiêm Xuân 2020, với phương châm phòng là chính,UBND thị xã yêu cầu UBND các phường, xã triển khai thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch hại cho cây trồng, cụ thể:

Đối với diện tích lúa gieo cấy điều tiết, cần giữ mực nước thường xuyên trên mặt ruộng từ 3 - 4cm tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh tập trung, hạn chế sâu, bệnh; thực hiện tốt việc chăm sóc, bón phân tập trung, làm cỏ và bảo vệ lúa theo đúng quy trình kỹ thuật. Bón thúc sớm để tạo điều kiện cho lúa phát triển khỏe và đẻ nhánh tập trung, kết hợp dặm tỉa cho đảm bảo mật độ đối với lúa sạ, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện các ổ dịch có biện pháp phòng trừ sớm, nhất là các loại sâu, bệnh đạo ôn, bệnh lùn sọc đen Phương Nam, bọ trĩ và dòi đục nõn gây hại trên các trà lúa xuân. Nếu phát hiện bệnh đạo ôn gây hại trên lúa, tiến hành phun phòng ngay bằng các loại thuốc như: Kabim 30WP, Katana 20SP, Beam 75WP,… nếu lúa bị bệnh nặng phun kép 2 lần (sau phun lần 1 từ 5 - 7 ngày bằng loại thuốc đặc hiệu Kabim 30WP, Beam 75WP), dừng bón phân đạm, phân bón qua lá và thuốc kích thích sinh trưởng; đối với bọ trĩ, dòi đục nõn thì phun thuốc Rigell 800WP,… đồng thời kết hợp với làm cỏ sục bùn, bón thêm lân và vôi tạo điều kiện cho cây lúa phát triển tốt hạn chế các bệnh do ngộ độc hữu cơ. Bên cạnh đó, cần tổ chức diệt chuột ngay từ đầu vụbằng các biện pháp tổng hợp để hạn chế mật độ, sử dụng các loại thuốc sinh học và những loại thuốc có độ an toàn cao như RATK 2%D; BiOrat; Bả diệt Chuột sinh học,… Đối với một số diện tích đất vàn thấp, ốc bươu vàng, cá rô phi gây hại, cần tổ chức thu gom ổ trứng, thu gom ốc trưởng thành, nơi có mật độ quá cao và không nuôi trồng thuỷ sản có thể sử dụng các loại thuốc ToMaHaw 4G; BiLos 6B; Gold Cup 575WP… để phòng trừ.

Đối với diện tích gieo trồng ngô,tiếp tục gieo trồng ngô Xuân theo đúng khung thời vụ, bón phân kết hợp làm cỏ xới phá váng cho diện tích ngô gieo trồng trước tết, ở giai đoạn này cần tập trung phun thuốc phòng trừ sâu sâu xám, sâu keo mùa thu phá hại cây non trên ngô.

Chủ tịch UBND thị xã cũng yêu cầu Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã tăng cường cán bộ chỉ đạo cơ sở, hướng dẫn các xã, phường và bà con nông dân về các kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại; thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, sớm phát hiện các loại sâu, bệnh hại, có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để bùng phát lây lan trên diện rộng; tham mưu UBND thị xã chỉ đạo phòng trừ chuột, sâu, bệnh hại đầu vụ trên cây trồng vụ Xuân và công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn. Chi nhánh Thủy lợi Bỉm Sơn căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất để điều tiết nước hợp lý, tiết kiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân chăm sóc lúa ở đầu vụ, ưu tiên cho các diện tích cuối nguồn để nhân dân chăm sóc lúa và cấy hết diện tích. Phòng Kinh tế phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thị xã cử cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở chỉ đạo UBND các xã, phường trong công tác chỉ đạo sản xuất, phòng trừ sâu bệnh hại, chuột trên cây trồng vụ Chiêm Xuân 2020.

Để công tác phòng, trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng trong vụ Chiêm Xuân đạt hiệu quả cao, Thị xã cũng khuyến cáo chính quyền các địa phương và bà con nông dân cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng cách) khi thực hiện phun trừ các loại sâu hại.
Hoàng Hùng

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC