Truy cập

Hôm nay:
1128
Hôm qua:
4058
Tuần này:
9715
Tháng này:
129569
Tất cả:
6376317

Thực hiện cung cấp thông tin theo Luật Tiếp cận thông tin

Quyền tiếp cận thông tin là một trong những quyền cơ bản của con người, của công dân. Nhu cầu thông tin của công dân đang ngày càng gia tăng, nhất là các thông tin liên quan trực tiếp đến việc thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

luat-tiep-can-thong-tin-640x358-1530523996.png


Trong khi đó, việc công khai và cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của người dân, chưa tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thông tin một cách chủ động, nhanh chóng và thuận tiện. Do đó, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Tiếp cận thông tin. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

Đây là Luật liên quan trực tiếp đến quyền của công dân và trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân. Cung cấp thông tin cũng là một kênh mà qua đó cơ quan nhà nước đối thoại trực tiếp với người dân, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin của mình tạo ra, trừ trường hợp thông tin công dân không được tiếp cận (thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước). Để thực thi tốt các quy định của Luật, đòi hỏi người làm nhiệm vụ cung cấp thông tin tại các cơ quan nhà nước phải hiểu rõ và đúng tinh thần các quy định và yêu cầu của Luật, các văn bản hướng dẫn thi hành cũng như nắm chắc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan. Bởi cung cấp thông tin không chỉ đơn thuần là công việc tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin, cho sao chép hay sao chép rồi gửi văn bản cho người yêu cầu mà đòi hỏi người làm nhiệm vụ cung cấp thông tin phải đưa ra quyết định chính xác trong việc cung cấp hay không cung cấp thông tin.

Theo quy định của Luật thì Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện có trách nhiệm cung cấp thông tin do HĐND, Thường trực HĐND, các cơ quan của HĐND, UBND, Chủ tịch UBND cấp huyện tạo ra. Riêng đối với UBND cấp xã do đặc thù là nơi tiếp nhận hầu hết các thông tin chính thức của các cơ quan nhà nước cấp trên và là cấp cơ sở gần với người dân nhất, nơi cung cấp và giải đáp mọi nhu cầu, vướng mắc cho người dân, nên để tạo thuận lợi cho công dân và giảm chi phí tiếp cận thông tin cho công dân, Luật quy định ngoài trách nhiệm cung cấp thông tin do mình tạo ra, UBND cấp xã còn có trách nhiệm cung cấp cho công dân cư trú trên địa bàn những thông tin do mình nhận được từ các cơ quan khác để trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; cung cấp cho công dân các thông tin khác do mình nắm giữ trong trường hợp thông tin có liên quan trực tiếp đền quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Để tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận thông tin, Luật quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước công bố, công khai rộng rãi một số thông tin nhất định trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử, phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở. Việc công khai thông tin một cách chủ động và tích cực sẽ làm giảm gánh nặng hành chính cho việc trả lời những câu hỏi và yêu cầu thông thường. Các thông tin, tài liệu được công khai rộng rãi càng nhiều thì số lượng các yêu cầu tiếp cận thông tin sẽ càng giảm đi. Luật Tiếp cận thông tin quy định các thông tin phải được công khai bao gồm:

- Thông tin về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan và đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết các công việc của nhân dân; nội quy, quy chế do cơ quan nhà nước ban hành; thông tin về địa chỉ cơ quan, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử của nhà nước hoặc người làm đầu mối tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin;

- Văn bản QPPL, văn bàn hành chính có giá trị áp dụng chung;

- Dự thảo văn bản QPPL theo quy định của pháp luật về ban hành VB QPPL; nội dung và kết quả trưng cầu ý dân, tiếp thu ý kiến của nhân dân đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nhà nước mà đưa ra lấy ý kiến nhân dân theo quy định của pháp luật; đề án và dự thảo đề án thành lập, giải thể, nhập, chia tách đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính;
- Thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc của cơ quan nhà nước;

- Thông tin phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước;

- Chiến lược, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương; kết quả thực hiện; chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan nhà nước;

- Thông tin về dự toán ngân sách nhà nước, báo cáo tình hình thực hiện; ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước, dự toán, tình hình thực hiện, quyết toán ngân sách đối với các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước; thủ tục ngân sách nhà nước;

- Thông tin về phân bổ, quản lý, sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn viện trợ phi chính phủ theo quy định; thông tin về quản lý, sử dụng các khoản cứu trợ, trợ cấp xã hội; quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân, các loại quỹ;

- Thông tin về nh hinh mục dự án, chương trình đầu tư công, mua sắm công và quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công; thông tin về đấu thầu; thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất; thu hồi đất; phương án bồi thường, GPMB, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn;

- Thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có tác động tiêu cực đến sức khỏe, môi trường; kết luận kiểm tra, thanh tra, giám sát liên quan đến việc bảo vệ môi trường, sức khỏe của cộng động, an toàn thực phẩm, an toàn lao động.

- Báo cáo tình hình KT-XH, thu chi ngân sách định kỳ, năm; thông tin về tuyển dụng; thông tin về danh mục và kết quả chương trình, đề tài khoa học; thông tin về phí, lệ phí, thuế;

- Thông tin khác phải được công khai theo quy định của pháp luật.

Việc cung cấp thông tin cho người dân về tình hình đất nước, địa phương, về quản lý, điều hành của cơ quan nhà chính nhà nước là phương thức quan trọng để các cơ quan thực hiện nhiệm vụ, đồng thời cũng là biện pháp nhằm thúc đẩy hoàn thiện một nền hành chính hiệu quả, minh bạch và gần dân, mang lại những tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Hoàng Hùng

Thực hiện cung cấp thông tin theo Luật Tiếp cận thông tin

Quyền tiếp cận thông tin là một trong những quyền cơ bản của con người, của công dân. Nhu cầu thông tin của công dân đang ngày càng gia tăng, nhất là các thông tin liên quan trực tiếp đến việc thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

luat-tiep-can-thong-tin-640x358-1530523996.png


Trong khi đó, việc công khai và cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của người dân, chưa tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thông tin một cách chủ động, nhanh chóng và thuận tiện. Do đó, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Tiếp cận thông tin. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

Đây là Luật liên quan trực tiếp đến quyền của công dân và trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân. Cung cấp thông tin cũng là một kênh mà qua đó cơ quan nhà nước đối thoại trực tiếp với người dân, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin của mình tạo ra, trừ trường hợp thông tin công dân không được tiếp cận (thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước). Để thực thi tốt các quy định của Luật, đòi hỏi người làm nhiệm vụ cung cấp thông tin tại các cơ quan nhà nước phải hiểu rõ và đúng tinh thần các quy định và yêu cầu của Luật, các văn bản hướng dẫn thi hành cũng như nắm chắc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan. Bởi cung cấp thông tin không chỉ đơn thuần là công việc tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin, cho sao chép hay sao chép rồi gửi văn bản cho người yêu cầu mà đòi hỏi người làm nhiệm vụ cung cấp thông tin phải đưa ra quyết định chính xác trong việc cung cấp hay không cung cấp thông tin.

Theo quy định của Luật thì Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện có trách nhiệm cung cấp thông tin do HĐND, Thường trực HĐND, các cơ quan của HĐND, UBND, Chủ tịch UBND cấp huyện tạo ra. Riêng đối với UBND cấp xã do đặc thù là nơi tiếp nhận hầu hết các thông tin chính thức của các cơ quan nhà nước cấp trên và là cấp cơ sở gần với người dân nhất, nơi cung cấp và giải đáp mọi nhu cầu, vướng mắc cho người dân, nên để tạo thuận lợi cho công dân và giảm chi phí tiếp cận thông tin cho công dân, Luật quy định ngoài trách nhiệm cung cấp thông tin do mình tạo ra, UBND cấp xã còn có trách nhiệm cung cấp cho công dân cư trú trên địa bàn những thông tin do mình nhận được từ các cơ quan khác để trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; cung cấp cho công dân các thông tin khác do mình nắm giữ trong trường hợp thông tin có liên quan trực tiếp đền quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Để tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận thông tin, Luật quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước công bố, công khai rộng rãi một số thông tin nhất định trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử, phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở. Việc công khai thông tin một cách chủ động và tích cực sẽ làm giảm gánh nặng hành chính cho việc trả lời những câu hỏi và yêu cầu thông thường. Các thông tin, tài liệu được công khai rộng rãi càng nhiều thì số lượng các yêu cầu tiếp cận thông tin sẽ càng giảm đi. Luật Tiếp cận thông tin quy định các thông tin phải được công khai bao gồm:

- Thông tin về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan và đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết các công việc của nhân dân; nội quy, quy chế do cơ quan nhà nước ban hành; thông tin về địa chỉ cơ quan, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử của nhà nước hoặc người làm đầu mối tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin;

- Văn bản QPPL, văn bàn hành chính có giá trị áp dụng chung;

- Dự thảo văn bản QPPL theo quy định của pháp luật về ban hành VB QPPL; nội dung và kết quả trưng cầu ý dân, tiếp thu ý kiến của nhân dân đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nhà nước mà đưa ra lấy ý kiến nhân dân theo quy định của pháp luật; đề án và dự thảo đề án thành lập, giải thể, nhập, chia tách đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính;
- Thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc của cơ quan nhà nước;

- Thông tin phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước;

- Chiến lược, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương; kết quả thực hiện; chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan nhà nước;

- Thông tin về dự toán ngân sách nhà nước, báo cáo tình hình thực hiện; ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước, dự toán, tình hình thực hiện, quyết toán ngân sách đối với các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước; thủ tục ngân sách nhà nước;

- Thông tin về phân bổ, quản lý, sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn viện trợ phi chính phủ theo quy định; thông tin về quản lý, sử dụng các khoản cứu trợ, trợ cấp xã hội; quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân, các loại quỹ;

- Thông tin về nh hinh mục dự án, chương trình đầu tư công, mua sắm công và quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công; thông tin về đấu thầu; thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất; thu hồi đất; phương án bồi thường, GPMB, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn;

- Thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có tác động tiêu cực đến sức khỏe, môi trường; kết luận kiểm tra, thanh tra, giám sát liên quan đến việc bảo vệ môi trường, sức khỏe của cộng động, an toàn thực phẩm, an toàn lao động.

- Báo cáo tình hình KT-XH, thu chi ngân sách định kỳ, năm; thông tin về tuyển dụng; thông tin về danh mục và kết quả chương trình, đề tài khoa học; thông tin về phí, lệ phí, thuế;

- Thông tin khác phải được công khai theo quy định của pháp luật.

Việc cung cấp thông tin cho người dân về tình hình đất nước, địa phương, về quản lý, điều hành của cơ quan nhà chính nhà nước là phương thức quan trọng để các cơ quan thực hiện nhiệm vụ, đồng thời cũng là biện pháp nhằm thúc đẩy hoàn thiện một nền hành chính hiệu quả, minh bạch và gần dân, mang lại những tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Hoàng Hùng

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC