Truy cập

Hôm nay:
3746
Hôm qua:
5240
Tuần này:
22357
Tháng này:
142211
Tất cả:
6388959

Tinh thần doanh nhân Bỉm Sơn trong cuộc chiến chống COVID-19

Đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị đình trệ, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm lao động, thậm chí đứng trên bờ vực phá sản.

Trong bối cảnh khó khăn chung ấy, nhiều chủ doanh nghiệp của thị xã Bỉm Sơn đã mạnh dạn tìm ra những hướng đi mới, có sáng kiến như áp dụng giờ làmlinh hoạt; cắt giảm chi phí sản xuất; rà soát, tìm kiếm nguồn cung ứng nguyênvật liệu thay thế; tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là khaithác thị trường nội địa, nhanh nhạy nắm bắt cơ hội kinh doanh mới. Bằng trí tuệ và bản lĩnh của mình, họ đã nỗ lực chèo lái doanh nghiệp vượt qua sóng gió để tồn tại và phát triển.

Khi dịch Covid-19 bùng phát, ngành vật liệu xây dựng lao đao trong tình thế cung lớn hơn cầu. Giống như nhiều doanh nghiệp khác, Công ty CP Sản xuất và thương mại Lam Sơn cũng phải đứng trước lựa chọn “dừng lò hay tiếp tục sản xuất?”. Nếu dừng lò hàng trăm con người đang làm việc tại đây sẽ đứng trước nguy cơ mất việc làm. Còn nếu tiếp tục duy trì sản xuất, nguy cơ bị tồn hàng là rất cao. Trước tình hình ấy, ông Nguyễn Quang Qúy – Chủ tịch HĐQT Công ty đã xác định “mở rộng thị trường” là chìa khóa để tháo gỡ khó khăn và duy trì ổn định sản xuất - kinh doanh. Với bản lĩnh dám nghĩ, dám làm, ông đã lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, công nhân một mặt thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, một mặt tích cực mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Từ đầu năm đến nay, bên cạnh việc giữ vững thị phần ở các thị trường truyền thống, Công ty đã mở rộng thị trường ra thành phố Thanh Hóa và nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh như: huyện Quảng Xương, Tĩnh Gia… Nhờ đó Nhà máy gạch tuy nen Lam Sơn vẫn luôn “đỏ lửa”. Tính đến tháng 8/2020, tổng sản lượng sản xuất toàn công ty đạt 35,6 triệu viên, doanh thu 27,7 tỷ đồng, nộp NSNN 2,83 tỷ đồng, ổn định việc làm cho 240 lao động với mức lương trung bình trên 6,5 triệu đồng/người/tháng, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ quyền lợi cho người lao động.

Dịch Covid 19 cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc xuất khẩu. Với tố chất nhạy bén của người doanh nhân, ông Trịnh Xuân Lượng – Tổng giám đốc nhận thấy, trong khi các đơn hàng may mặc bị sụt giảm thì nhu cầu về khẩu trang y tế của thị trường trong nước và quốc tế lại tăng lên đáng kể. Chính vì thế, để bảo đảm hoạt động sản xuất của các nhà máy và duy trì việc làm cho người lao động, ông cùng Ban giám đốc đã chủ động cơ cấu lại sản xuất từ sản phẩm may mặc sang khẩu trang. Bên cạnh việc sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn để xuất khẩu sang thị trường quốc tế, Tổng công ty Tiên Sơn còn đầu tư 30 máy chuyên sản xuất khẩu trang y tế để đáp ứng cho thị trường trong nước. Sản phẩm của công ty được Tổ chức chứng nhận và giám định quốc tế cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 13485:2016 và Bộ y tế cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do, sản phẩm khẩu trang y tế kháng khuẩn 4 lớp Tatsu được xuất bán ra thị trường trong nước. Có thể nói, việc chủ động thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nhân Trịnh Xuân Lượng không chỉ đáp ứng “cơn khát” khẩu trang phòng chống dịch mà còn giúp doanh nghiệp đứng vững trong cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.

Là cơ sở giáo dục tư nhân, trong ba tháng thực hiện dãn cách xã hội để phòng chống dịch covid 19, Trường mầm non tư thục Bé Ngoan tạm dừng việc dạy và học. Điều này đồng nghĩa với việc, trong ba tháng đó, nhà trường không có nguồn thu để chi trả lương cho giáo viên. Mặc dù gặp không ít khó khăn, bà Vũ Thị Mai Anh – Hiệu trưởng nhà trường vẫn bố trí lịch trực cho cán bộ, giáo viên. Trong thời gian đó, cán bộ, giáo viên nhà trường thực hiện các video clip hướng dẫn phụ huynh tương tác với con và làm học liệu phục vụ cho chương trình dạy và học. Để đảm bảo đời sống cho cán bộ, giáo viên, Bà đã quyết định chi trả 50% lương cho các cán bộ, giáo viên đồng thời khuyến khích các cô giáo kinh doanh online trên mạng xã hội. Đến nay khi hết thời gian giãn cách xã hội, việc dạy và học của nhà trường tiếp tục trở lại bình thường.

Không chỉ duy trì ổn định hoạt động của đơn vị mình, các doanh nhân còn tích cực đi đầu trong ủng hộ phòng chống Covid-19. Nổi bật có Công ty xi măng Bỉm Sơn 100 triệu đồng, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bỉm Sơn 90 triệu đồng, Tổng Công ty Tiên Sơn Thanh Hóa 80 triệu đồng (gồm 50 triệu tiền mặt và 1 máy khử khuẩn trị giá 30 triệu), Nhà máy xi măng Long Sơn 50 triệu đồng; Công ty TNHH Vaude Việt Nam ủng hộ 100.000 khẩu trang và 2 tấn gạo. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp khác đã ủng hộ hàng chục nghìn khẩu trang, nước sát khuẩn ủng hộ công tác phòng chống dịch trong cộng đồng và tại các trường học.

Ngoài 3 tấm gương doanh nhân nói trên, còn rất nhiều doanh nhân khác của thị xã Bỉm Sơn đã chủ động, sáng tạo trước những biến động do cuộc khủng hoảng Covid-19 gây ra. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, câu nói trên đã phần nào thể hiện được tinh thần vượt khó, tự lực, tự cường của cộng đồng doanh nghiệp Bỉm Sơn trong việc nỗ lực duy trì sản xuất kinh doanhvà việc làm cho người lao động.Đây cũng là cơ sở để tin rằng thị xã Bỉm Sơn sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu kép: vừa chống dịch an toàn, vừa phát triển kinh tế.

Hà Nghĩa

Tinh thần doanh nhân Bỉm Sơn trong cuộc chiến chống COVID-19

Đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị đình trệ, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm lao động, thậm chí đứng trên bờ vực phá sản.

Trong bối cảnh khó khăn chung ấy, nhiều chủ doanh nghiệp của thị xã Bỉm Sơn đã mạnh dạn tìm ra những hướng đi mới, có sáng kiến như áp dụng giờ làmlinh hoạt; cắt giảm chi phí sản xuất; rà soát, tìm kiếm nguồn cung ứng nguyênvật liệu thay thế; tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là khaithác thị trường nội địa, nhanh nhạy nắm bắt cơ hội kinh doanh mới. Bằng trí tuệ và bản lĩnh của mình, họ đã nỗ lực chèo lái doanh nghiệp vượt qua sóng gió để tồn tại và phát triển.

Khi dịch Covid-19 bùng phát, ngành vật liệu xây dựng lao đao trong tình thế cung lớn hơn cầu. Giống như nhiều doanh nghiệp khác, Công ty CP Sản xuất và thương mại Lam Sơn cũng phải đứng trước lựa chọn “dừng lò hay tiếp tục sản xuất?”. Nếu dừng lò hàng trăm con người đang làm việc tại đây sẽ đứng trước nguy cơ mất việc làm. Còn nếu tiếp tục duy trì sản xuất, nguy cơ bị tồn hàng là rất cao. Trước tình hình ấy, ông Nguyễn Quang Qúy – Chủ tịch HĐQT Công ty đã xác định “mở rộng thị trường” là chìa khóa để tháo gỡ khó khăn và duy trì ổn định sản xuất - kinh doanh. Với bản lĩnh dám nghĩ, dám làm, ông đã lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, công nhân một mặt thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, một mặt tích cực mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Từ đầu năm đến nay, bên cạnh việc giữ vững thị phần ở các thị trường truyền thống, Công ty đã mở rộng thị trường ra thành phố Thanh Hóa và nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh như: huyện Quảng Xương, Tĩnh Gia… Nhờ đó Nhà máy gạch tuy nen Lam Sơn vẫn luôn “đỏ lửa”. Tính đến tháng 8/2020, tổng sản lượng sản xuất toàn công ty đạt 35,6 triệu viên, doanh thu 27,7 tỷ đồng, nộp NSNN 2,83 tỷ đồng, ổn định việc làm cho 240 lao động với mức lương trung bình trên 6,5 triệu đồng/người/tháng, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ quyền lợi cho người lao động.

Dịch Covid 19 cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc xuất khẩu. Với tố chất nhạy bén của người doanh nhân, ông Trịnh Xuân Lượng – Tổng giám đốc nhận thấy, trong khi các đơn hàng may mặc bị sụt giảm thì nhu cầu về khẩu trang y tế của thị trường trong nước và quốc tế lại tăng lên đáng kể. Chính vì thế, để bảo đảm hoạt động sản xuất của các nhà máy và duy trì việc làm cho người lao động, ông cùng Ban giám đốc đã chủ động cơ cấu lại sản xuất từ sản phẩm may mặc sang khẩu trang. Bên cạnh việc sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn để xuất khẩu sang thị trường quốc tế, Tổng công ty Tiên Sơn còn đầu tư 30 máy chuyên sản xuất khẩu trang y tế để đáp ứng cho thị trường trong nước. Sản phẩm của công ty được Tổ chức chứng nhận và giám định quốc tế cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 13485:2016 và Bộ y tế cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do, sản phẩm khẩu trang y tế kháng khuẩn 4 lớp Tatsu được xuất bán ra thị trường trong nước. Có thể nói, việc chủ động thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nhân Trịnh Xuân Lượng không chỉ đáp ứng “cơn khát” khẩu trang phòng chống dịch mà còn giúp doanh nghiệp đứng vững trong cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.

Là cơ sở giáo dục tư nhân, trong ba tháng thực hiện dãn cách xã hội để phòng chống dịch covid 19, Trường mầm non tư thục Bé Ngoan tạm dừng việc dạy và học. Điều này đồng nghĩa với việc, trong ba tháng đó, nhà trường không có nguồn thu để chi trả lương cho giáo viên. Mặc dù gặp không ít khó khăn, bà Vũ Thị Mai Anh – Hiệu trưởng nhà trường vẫn bố trí lịch trực cho cán bộ, giáo viên. Trong thời gian đó, cán bộ, giáo viên nhà trường thực hiện các video clip hướng dẫn phụ huynh tương tác với con và làm học liệu phục vụ cho chương trình dạy và học. Để đảm bảo đời sống cho cán bộ, giáo viên, Bà đã quyết định chi trả 50% lương cho các cán bộ, giáo viên đồng thời khuyến khích các cô giáo kinh doanh online trên mạng xã hội. Đến nay khi hết thời gian giãn cách xã hội, việc dạy và học của nhà trường tiếp tục trở lại bình thường.

Không chỉ duy trì ổn định hoạt động của đơn vị mình, các doanh nhân còn tích cực đi đầu trong ủng hộ phòng chống Covid-19. Nổi bật có Công ty xi măng Bỉm Sơn 100 triệu đồng, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bỉm Sơn 90 triệu đồng, Tổng Công ty Tiên Sơn Thanh Hóa 80 triệu đồng (gồm 50 triệu tiền mặt và 1 máy khử khuẩn trị giá 30 triệu), Nhà máy xi măng Long Sơn 50 triệu đồng; Công ty TNHH Vaude Việt Nam ủng hộ 100.000 khẩu trang và 2 tấn gạo. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp khác đã ủng hộ hàng chục nghìn khẩu trang, nước sát khuẩn ủng hộ công tác phòng chống dịch trong cộng đồng và tại các trường học.

Ngoài 3 tấm gương doanh nhân nói trên, còn rất nhiều doanh nhân khác của thị xã Bỉm Sơn đã chủ động, sáng tạo trước những biến động do cuộc khủng hoảng Covid-19 gây ra. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, câu nói trên đã phần nào thể hiện được tinh thần vượt khó, tự lực, tự cường của cộng đồng doanh nghiệp Bỉm Sơn trong việc nỗ lực duy trì sản xuất kinh doanhvà việc làm cho người lao động.Đây cũng là cơ sở để tin rằng thị xã Bỉm Sơn sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu kép: vừa chống dịch an toàn, vừa phát triển kinh tế.

Hà Nghĩa

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC