Truy cập

Hôm nay:
2302
Hôm qua:
4784
Tuần này:
15673
Tháng này:
135527
Tất cả:
6382275

Xây dựng mô hình sản xuất sản phẩm “ngon từ giống, sạch từ tâm”

Giống cam xoàn được vợ chồng chị Lê Thị Quyết, thôn 3, xã Quang Trung cất công mang cây giống từ miền Nam về trồng thử nghiệm trên diện tích đồi của gia đình, trải qua bao thăng trầm mới trụ được. Giờ đây, gần 2 ha cam đang vào vụ thu hoạch, được thương lái đến tận nơi thu mua, thật là, bõ công những ngày tháng “lao tâm khổ tứ”.

trước đây, vợ chồng chị thầu 3,7 ha chuyên trồng dứa. Có thời điểm cây dứa “lên ngôi”, gia đình chị thu lời kha khá, nhưng sản xuất nông nghiệp vốn phụ thuộc nhiều vào thời tiết và thị trường tiêu thụ nên sau nhiều năm gắn bó với cây dứa, vợ chồng chị quyết định chuyển hướng trồng cây ăn quả mà chủ lực là cây cam xoàn và bưởi. Từ vài chục gốc khảo nghiệm ban đầu, sau nhân lên vài trăm gốc. Chị Lê Thị Quyết cho biết: Giống cam xoàn ưa chân đất trong miền Nam, vì thế khi đưa về đây, giữ cho cây sống được đã là khó, để cho cây ra quả và có vị ngọt như chính nơi cây được sinh ra lại càng khó hơn. Gia đình tôi phải luôn thực hiện nghiêm quy trình trồng và chăm sóc. Tuyệt đối không dùng thuốc kích thích, thuốc bảo vệ thực vật nên mới có được thành quả như ngày hôm nay.

Nhiều chuyến đi về cơ sở, chúng tôi được chứng kiến không khí lao động của các thành viên của tổ hợp tác sản xuất rau hữu cơ xã Định Bình (Yên Định); tổ liên kết rau màu cao cấp xã Xuân Lai (Thọ Xuân); bà con sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP xã Thiệu Tân (Thiệu Hóa)... khá sôi động. Chị em hội viên, phụ nữ đã biết hạch toán làm kinh tế, hình thành tư duy sản xuất hàng hóa, coi trọng sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn. Tại các cơ sở sản xuất nông nghiệp này đều cam kết không sử dụng hóa chất kích thích tăng trưởng cho cây trồng, tuân thủ quy trình sản xuất được giám sát theo quy định, bảo đảm tiêu chuẩn an toàn. Sản phẩm nông nghiệp phải “ngon từ giống, sạch từ tâm” là câu nói thường trực của các chị. Hái quả dưa trên giàn, một chị thành viên tổ liên kết rau màu cao cấp xã Xuân Lai (Thọ Xuân) mời chúng tôi dùng thử. Chị cho biết: Chúng tôi ăn trước rồi mới bán, thậm chí ăn ngay trên đồng ruộng những quả dưa, quả cà chua ngọt, thơm này. Mô hình sản xuất sạch theo quy trình, xuất bán chủ yếu cho các trường học bán trú, nhà hàng... giữ uy tín thì mới sản xuất và tiêu thụ bền vững được.

Với vai trò là những người tham gia chính vào hoạt động sản xuất lương thực, thực phẩm cũng như tổ chức cuộc sống và tiêu dùng trong gia đình, thời gian qua, các cấp hội phụ nữ Thanh Hóa đã có nhiều hoạt động thiết thực xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mang lại nhiều lợi ích kinh tế, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Hiện nay, một số sản phẩm rau màu, con nuôi các loại... của hội viên phụ nữ trong tổ liên kết, tổ sản xuất đã được bán tại gian hàng giới thiệu sản phẩm của hội LHPN tỉnh; được các đơn vị trường học, bếp ăn tập thể của công ty, doanh nghiệp đặt hàng. Có được thành quả trên là do có sự nỗ lực cố gắng của các thành viên, các chị đã mạnh dạn thay đổi tư duy, nhận thức và áp dụng phương pháp khoa học trong lao động, sản xuất. Cùng với đó là sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, tổ chức hội phụ nữ các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và hỗ trợ thành lập mô hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sạch từ khâu chọn giống, chăm sóc, chế biến đến tiêu thụ với tất cả các loại sản phẩm. Năm 2017, các cấp hội LHPN Thanh Hóa đã xây dựng được hàng trăm mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn như nghề trồng nấm ăn, rau màu ở các huyện Đông Sơn, Nga Sơn, Thiệu Hóa, Yên Định; các mô hình trang trại không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại Hà Trung, Bỉm Sơn, Đông Sơn, Thạch Thành... Tiêu biểu như: “Tổ liên kết nuôi chim bồ câu Pháp lai” xã Xuân Tân, tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh mắm tép Hà Yên; HTX dịch vụ chăn nuôi tổng hợp Xuân Quỳnh (Cẩm Thủy); tổ liên kết sản xuất rau màu xã Vĩnh Thành (Vĩnh Lộc)... đồng thời thành lập mới 55 chi hội phụ nữ tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các huyện, thị, thành phố trong tỉnh...

Xác định mỗi người có một thay đổi nhỏ trong cuộc sống hàng ngày sẽ tạo ra thay đổi lớn cho cả cộng đồng, để các mô hình điểm hoạt động có hiệu quả và nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh, Hội LHPN tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo các cấp hội đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên phụ nữ và người dân về vai trò của sản xuất nông nghiệp an toàn; hỗ trợ quảng bá sản phẩm nông nghiệp an toàn; vận động cán bộ, hội viên sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp an toàn, có nguồn gốc xuất xứ... Các hoạt động này đã góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

Lê Hà

Xây dựng mô hình sản xuất sản phẩm “ngon từ giống, sạch từ tâm”

Giống cam xoàn được vợ chồng chị Lê Thị Quyết, thôn 3, xã Quang Trung cất công mang cây giống từ miền Nam về trồng thử nghiệm trên diện tích đồi của gia đình, trải qua bao thăng trầm mới trụ được. Giờ đây, gần 2 ha cam đang vào vụ thu hoạch, được thương lái đến tận nơi thu mua, thật là, bõ công những ngày tháng “lao tâm khổ tứ”.

trước đây, vợ chồng chị thầu 3,7 ha chuyên trồng dứa. Có thời điểm cây dứa “lên ngôi”, gia đình chị thu lời kha khá, nhưng sản xuất nông nghiệp vốn phụ thuộc nhiều vào thời tiết và thị trường tiêu thụ nên sau nhiều năm gắn bó với cây dứa, vợ chồng chị quyết định chuyển hướng trồng cây ăn quả mà chủ lực là cây cam xoàn và bưởi. Từ vài chục gốc khảo nghiệm ban đầu, sau nhân lên vài trăm gốc. Chị Lê Thị Quyết cho biết: Giống cam xoàn ưa chân đất trong miền Nam, vì thế khi đưa về đây, giữ cho cây sống được đã là khó, để cho cây ra quả và có vị ngọt như chính nơi cây được sinh ra lại càng khó hơn. Gia đình tôi phải luôn thực hiện nghiêm quy trình trồng và chăm sóc. Tuyệt đối không dùng thuốc kích thích, thuốc bảo vệ thực vật nên mới có được thành quả như ngày hôm nay.

Nhiều chuyến đi về cơ sở, chúng tôi được chứng kiến không khí lao động của các thành viên của tổ hợp tác sản xuất rau hữu cơ xã Định Bình (Yên Định); tổ liên kết rau màu cao cấp xã Xuân Lai (Thọ Xuân); bà con sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP xã Thiệu Tân (Thiệu Hóa)... khá sôi động. Chị em hội viên, phụ nữ đã biết hạch toán làm kinh tế, hình thành tư duy sản xuất hàng hóa, coi trọng sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn. Tại các cơ sở sản xuất nông nghiệp này đều cam kết không sử dụng hóa chất kích thích tăng trưởng cho cây trồng, tuân thủ quy trình sản xuất được giám sát theo quy định, bảo đảm tiêu chuẩn an toàn. Sản phẩm nông nghiệp phải “ngon từ giống, sạch từ tâm” là câu nói thường trực của các chị. Hái quả dưa trên giàn, một chị thành viên tổ liên kết rau màu cao cấp xã Xuân Lai (Thọ Xuân) mời chúng tôi dùng thử. Chị cho biết: Chúng tôi ăn trước rồi mới bán, thậm chí ăn ngay trên đồng ruộng những quả dưa, quả cà chua ngọt, thơm này. Mô hình sản xuất sạch theo quy trình, xuất bán chủ yếu cho các trường học bán trú, nhà hàng... giữ uy tín thì mới sản xuất và tiêu thụ bền vững được.

Với vai trò là những người tham gia chính vào hoạt động sản xuất lương thực, thực phẩm cũng như tổ chức cuộc sống và tiêu dùng trong gia đình, thời gian qua, các cấp hội phụ nữ Thanh Hóa đã có nhiều hoạt động thiết thực xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mang lại nhiều lợi ích kinh tế, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Hiện nay, một số sản phẩm rau màu, con nuôi các loại... của hội viên phụ nữ trong tổ liên kết, tổ sản xuất đã được bán tại gian hàng giới thiệu sản phẩm của hội LHPN tỉnh; được các đơn vị trường học, bếp ăn tập thể của công ty, doanh nghiệp đặt hàng. Có được thành quả trên là do có sự nỗ lực cố gắng của các thành viên, các chị đã mạnh dạn thay đổi tư duy, nhận thức và áp dụng phương pháp khoa học trong lao động, sản xuất. Cùng với đó là sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, tổ chức hội phụ nữ các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và hỗ trợ thành lập mô hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sạch từ khâu chọn giống, chăm sóc, chế biến đến tiêu thụ với tất cả các loại sản phẩm. Năm 2017, các cấp hội LHPN Thanh Hóa đã xây dựng được hàng trăm mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn như nghề trồng nấm ăn, rau màu ở các huyện Đông Sơn, Nga Sơn, Thiệu Hóa, Yên Định; các mô hình trang trại không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại Hà Trung, Bỉm Sơn, Đông Sơn, Thạch Thành... Tiêu biểu như: “Tổ liên kết nuôi chim bồ câu Pháp lai” xã Xuân Tân, tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh mắm tép Hà Yên; HTX dịch vụ chăn nuôi tổng hợp Xuân Quỳnh (Cẩm Thủy); tổ liên kết sản xuất rau màu xã Vĩnh Thành (Vĩnh Lộc)... đồng thời thành lập mới 55 chi hội phụ nữ tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các huyện, thị, thành phố trong tỉnh...

Xác định mỗi người có một thay đổi nhỏ trong cuộc sống hàng ngày sẽ tạo ra thay đổi lớn cho cả cộng đồng, để các mô hình điểm hoạt động có hiệu quả và nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh, Hội LHPN tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo các cấp hội đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên phụ nữ và người dân về vai trò của sản xuất nông nghiệp an toàn; hỗ trợ quảng bá sản phẩm nông nghiệp an toàn; vận động cán bộ, hội viên sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp an toàn, có nguồn gốc xuất xứ... Các hoạt động này đã góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

Lê Hà

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC