Truy cập

Hôm nay:
4477
Hôm qua:
5305
Tuần này:
21581
Tháng này:
164775
Tất cả:
6224083

Xây dựng nếp sống văn minh đô thị - bắt đầu từ những người dân

Năm 2020 là năm thứ 7 Thị xã thực hiện Nghị quyết số 12 ngày 14/4/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ Thị xã về xây dựng nếp sống văn minh đô thị giai đoạn 2014 – 2020. Sau 7 năm Nghị quyết đi vào cuộc sống, nếp sống văn minh của người dân Bỉm Sơn đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Nhiều thói quen tốt, cách ứng xử văn minh được hình thành và đi vào nếp sống của mỗi người. Song, vẫn còn nhiều hành vi, cách cư xử chưa đẹp mắt, chưa đúng mực đang hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày. Điều này đòi hỏi các ban, ngành, đoàn thể cần đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng nếp sống văn minh đô thị, mà trọng tâm là phải bắt đầu từ việc nâng cao ý thức và trách nhiệm của chính những người dân.

Trước đây, tại các cổng trường học trên địa bàn Thị xã, vào mỗi giờ tan học, các bậc phụ huynh lại dựng xe tràn ra hai bên đường để chờ đón con em. Điều này đã gây ra hiện tượng ùn tắc giao thông, thậm chí, người dân sinh sống ở trước cổng trường cũng phải rất vất vả để vào được nhà. Nhằm khắc phục tình trạng này, Đoàn thanh niên các phường, xã đã phối hợp với các nhà trường triển khai thực hiện mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”. Trong đó chú trọng tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh dựng xe ngay ngắn, đúng nơi quy định. Nhờ đó, cảnh tượng ùn tắc giao thông không còn nữa. Anh Lê Văn Phong - phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Đông Sơn cho biết: nhờ được giáo viên nhà trường và các đoàn viên thanh niên tuyên truyền, tôi và các phụ huynh khác đã nhận ra rằng việc dựng xe lộn xộn trước cổng trường không chỉ gây nguy cơ mất an toàn giao thông mà còn làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Vì thế, chúng tôi bảo nhau xếp xe thẳng hàng sau vạch vôi, vừa an toàn, đẹp mắt mà cũng thể hiện mình là người văn minh”.

Từ hiệu quả của mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” có thể nhận thấy, chỉ khi tự ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với môi trường xung quanh thì mỗi người dân mới tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về công tác quản lý trật tự và văn minh đô thị. Cùng với đó, việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị không phải việc của một người, mà cần được vun đắp từ nếp nghĩ và hành động của tất cả mọi người dân.

Nhìn vào thực tế, trong cuộc sống thường ngày, chúng ta vẫn bắt gặp những hình ảnh “xấu xí” như: những cây cột điện dán chi chít giấy quảng cáo, những túi rác vứt không đúng nơi quy định, nhiều đám cưới, đám tang sử dụng loa đài với âm lượng quá lớn, những túi nilon, cốc nhựa bị bỏ lại tại Sân Trung tâm hội nghị - nhà văn hóa Thị xã sau mỗi sự kiện văn hóa - văn nghệ… Thậm chí, vào những ngày đầu xuân năm mới, không ít gia đình “kêu trời” vì bị mất trộm chậu cây cảnh vừa mua. Nguồn gốc của những việc làm thiếu văn hóa ấy đều bắt nguồn từ ý thức xem thường xã hội của một số cá nhân. Họ chưa nhìn thấy được mỗi việc mình làm, mỗi lời mình nói đều ảnh hưởng đến môi trường xã hội xung quanh. Vì vậy vấn đề đặt ra là cần phải tạo được sự chuyển biến trong tư tưởng, nhận thức của từng người dân, từng cơ quan, đơn vị. Và để làm được điều đó, ngoài việc tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành của người dân thì cần phải áp dụng các biện pháp xử lý mạnh mẽ, quyết liệt và đồng bộ.

Mục tiêu của Nghị quyết số 12 của BCH Đảng bộ Thị xã là xây dựng con người Bỉm Sơn sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật; nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của nhà nước; thực hiện đúng nội quy, quy chế, quy ước của cơ quan, đơn vị và cộng đồng nơi dân cư; thực hiện tốt các mối quan hệ trong cộng đồng, nếp sống văn hoá cá nhân, có ý thức giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, giữ gìn trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị; đồng thời, xây dựng tất cả các cơ quan, đơn vị, khu dân cư “sạch về môi trường, đẹp về cảnh quan”; thực hiện tốt quản lý nhà nước về các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá, quy hoạch xây dựng, chỉnh trang đô thị. Để thực hiện được các mục tiêu đó, mỗi chúng ta cần bắt đầu bằng những việc đơn giản như: đổ rác đúng nơi quy định, nói năng lịch sự, trên kính dưới nhường, chấp hành các quy định của pháp luật. Đó là việc làm nhỏ thường ngày nhưng có ý nghĩa lớn lao, góp phần xây dựng hình ảnh con người Bỉm Sơn văn minh và hiện đại.

Hà Nghĩa

Xây dựng nếp sống văn minh đô thị - bắt đầu từ những người dân

Năm 2020 là năm thứ 7 Thị xã thực hiện Nghị quyết số 12 ngày 14/4/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ Thị xã về xây dựng nếp sống văn minh đô thị giai đoạn 2014 – 2020. Sau 7 năm Nghị quyết đi vào cuộc sống, nếp sống văn minh của người dân Bỉm Sơn đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Nhiều thói quen tốt, cách ứng xử văn minh được hình thành và đi vào nếp sống của mỗi người. Song, vẫn còn nhiều hành vi, cách cư xử chưa đẹp mắt, chưa đúng mực đang hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày. Điều này đòi hỏi các ban, ngành, đoàn thể cần đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng nếp sống văn minh đô thị, mà trọng tâm là phải bắt đầu từ việc nâng cao ý thức và trách nhiệm của chính những người dân.

Trước đây, tại các cổng trường học trên địa bàn Thị xã, vào mỗi giờ tan học, các bậc phụ huynh lại dựng xe tràn ra hai bên đường để chờ đón con em. Điều này đã gây ra hiện tượng ùn tắc giao thông, thậm chí, người dân sinh sống ở trước cổng trường cũng phải rất vất vả để vào được nhà. Nhằm khắc phục tình trạng này, Đoàn thanh niên các phường, xã đã phối hợp với các nhà trường triển khai thực hiện mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”. Trong đó chú trọng tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh dựng xe ngay ngắn, đúng nơi quy định. Nhờ đó, cảnh tượng ùn tắc giao thông không còn nữa. Anh Lê Văn Phong - phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Đông Sơn cho biết: nhờ được giáo viên nhà trường và các đoàn viên thanh niên tuyên truyền, tôi và các phụ huynh khác đã nhận ra rằng việc dựng xe lộn xộn trước cổng trường không chỉ gây nguy cơ mất an toàn giao thông mà còn làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Vì thế, chúng tôi bảo nhau xếp xe thẳng hàng sau vạch vôi, vừa an toàn, đẹp mắt mà cũng thể hiện mình là người văn minh”.

Từ hiệu quả của mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” có thể nhận thấy, chỉ khi tự ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với môi trường xung quanh thì mỗi người dân mới tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về công tác quản lý trật tự và văn minh đô thị. Cùng với đó, việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị không phải việc của một người, mà cần được vun đắp từ nếp nghĩ và hành động của tất cả mọi người dân.

Nhìn vào thực tế, trong cuộc sống thường ngày, chúng ta vẫn bắt gặp những hình ảnh “xấu xí” như: những cây cột điện dán chi chít giấy quảng cáo, những túi rác vứt không đúng nơi quy định, nhiều đám cưới, đám tang sử dụng loa đài với âm lượng quá lớn, những túi nilon, cốc nhựa bị bỏ lại tại Sân Trung tâm hội nghị - nhà văn hóa Thị xã sau mỗi sự kiện văn hóa - văn nghệ… Thậm chí, vào những ngày đầu xuân năm mới, không ít gia đình “kêu trời” vì bị mất trộm chậu cây cảnh vừa mua. Nguồn gốc của những việc làm thiếu văn hóa ấy đều bắt nguồn từ ý thức xem thường xã hội của một số cá nhân. Họ chưa nhìn thấy được mỗi việc mình làm, mỗi lời mình nói đều ảnh hưởng đến môi trường xã hội xung quanh. Vì vậy vấn đề đặt ra là cần phải tạo được sự chuyển biến trong tư tưởng, nhận thức của từng người dân, từng cơ quan, đơn vị. Và để làm được điều đó, ngoài việc tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành của người dân thì cần phải áp dụng các biện pháp xử lý mạnh mẽ, quyết liệt và đồng bộ.

Mục tiêu của Nghị quyết số 12 của BCH Đảng bộ Thị xã là xây dựng con người Bỉm Sơn sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật; nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của nhà nước; thực hiện đúng nội quy, quy chế, quy ước của cơ quan, đơn vị và cộng đồng nơi dân cư; thực hiện tốt các mối quan hệ trong cộng đồng, nếp sống văn hoá cá nhân, có ý thức giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, giữ gìn trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị; đồng thời, xây dựng tất cả các cơ quan, đơn vị, khu dân cư “sạch về môi trường, đẹp về cảnh quan”; thực hiện tốt quản lý nhà nước về các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá, quy hoạch xây dựng, chỉnh trang đô thị. Để thực hiện được các mục tiêu đó, mỗi chúng ta cần bắt đầu bằng những việc đơn giản như: đổ rác đúng nơi quy định, nói năng lịch sự, trên kính dưới nhường, chấp hành các quy định của pháp luật. Đó là việc làm nhỏ thường ngày nhưng có ý nghĩa lớn lao, góp phần xây dựng hình ảnh con người Bỉm Sơn văn minh và hiện đại.

Hà Nghĩa

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC