Truy cập

Hôm nay:
2068
Hôm qua:
5065
Tuần này:
7133
Tháng này:
83333
Tất cả:
6330081

Con người Bỉm Sơn – hình ảnh hội tụ và lan tỏa đa dạng văn hóa

Bỉm Sơn từng là nơi đô hội từ hơn hai nghìn năm về trước, nhưng miền đất địa đầu “khúc ruột miền Trung” cũng là nơi hứng chịu nhiều tác động từ những cung bậc thăng trầm của lịch sử. Nếu trong dân gian, làng xã không tàng lưu những cuốn thư tịch cổ thì người đương hiện đâu biết rằng, cư dân Bỉm Sơn từng nhiều phen phiêu tán trước binh lửa ngoại xâm hay nội chiến “nồi da nấu thịt” tương tàn.

Den Song.jpg
Đền Sòng Sơn.

Cũng qua thư tịch, bi ký (di sản tư liệu cổ) mà ta biết được nguồn gốc các dòng họ đến khai sơn phá thạch lạc nghiệp trên đất Bỉm Sơn. Thời Trần, Bỉm Sơn nhập cư dân từ xứ Nghệ qua việc gắng gỏi lập làng của Tướng quân Đặng Quang trên đất Cẩm La. Thời Lê sơ, Bỉm Sơn nhận thêm luồng cư dân đến từ làng Điền Lư của dòng họ Vũ (sau đổi thành Vũ Kim, Vũ Đình) hay dòng họ Tống vốn người Bắc quốc chạy loạn đến định cư ở Đoài Thôn (làng Gạo). Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, dòng họ Nguyễn vốn là dân vạn chài làm nghề sông nước đã lên bờ sông Hoạt định cư rồi lập làng lạc nghiệp ở Đa Nam (Đìa Thôn), v.v.. Thời kỳ sau hòa bình, thực hiện chính sách dãn dân, xây dựng vùng kinh tế mới, Bỉm Sơn lại tiếp nhận nhiều cư dân từ Hoằng Hóa, Nga Sơn. Đặc biệt, khi các nhà máy, xí nghiệp được xây dựng, Bỉm Sơn trở thành đô thị công nghiệp thì miền đất này đã tiếp nhận nhiều công dân đến từ mọi miền Tổ quốc.

Con người tạo sinh ra văn hóa, văn hóa hun đúc nên con người. Sự hội tụ năng động các luồng cư dân làm cho văn hóa Bỉm Sơn từ lâu đã đa sắc màu. Nhưng do ảnh hưởng bởi vị trí địa lý nên sắc thái văn hóa Bỉm Sơn có sự hòa trộn, giao thoa cơ bản của văn hóa châu thổ sông Hồng và địa đầu xứ Thanh, nhưng nhìn ở chiều sâu, sắc thái văn hóa Bắc Bộ vẫn nổi trội. Phong tục, tập quán trong đời sống thường nhật xưa nay với nếp ăn, nết ở, tập tục, nghi lễ, hôn nhân, tang tế, v.v., của người Bỉm Sơn thật sự là những giá trị văn hóa mà chúng ta cần duy trì, bảo tồn. Hương ước của làng Nghĩa Môn (phường Lam Sơn), làng Trạch Lâm (xã Quang Trung) xưa, làng Gạo, v.v., đều răn dạy những đạo lý ở đời, làm người, đối nhân, xử thế cực kỳ tốt đẹp, như: “Phàm là người cần phải có lễ phép, luân lý, trong nhà phải có hiếu với cha mẹ, hòa thuận với anh em, ra ngoài phải biết kính trên nhường dưới, biết xót thương người cô quả, biết thương yêu trẻ mồ côi, như thế mới hợp lễ phép”; “Phàm là người, cần phải có lễ phép, luân lý, trong nhà phải có hiếu với cha mẹ, hòa thuận với anh em, ra ngoài phải biết trên kính dưới nhường, biết xót thương kẻ cô quả, biết thương yêu trẻ mồ côi, như thế mới hợp lễ phép…”. Đó thật sự là những tài nguyên vô hình nhưng rất quý giá mà các gia đình, dòng họ và các cấp chính quyền địa phương cần trân trọng gìn giữ, truyền dạy cho thế hệ trẻ, để vừa bảo tồn được mỹ tục, thuần phong, vừa xây dựng được xã hội mới, con người mới Bỉm Sơn trẻ trung, năng động, hiện đại, đồng thời đậm đà truyền thống quê hương, đất nước. Chính giá trị truyền thống với nhiều nét đặc trưng độc đáo đã nâng đỡ tâm hồn, bồi dưỡng đạo đức, vun đắp nhân cách, trau dồi tài năng cho con người xứ Bỉm, để họ tự tin và bản lĩnh đảm đương vai trò của người chủ quê hương, đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Có thể thấy, cư dân Bỉm Sơn hiện vẫn bao gồm hai nhóm cơ bản: Cư dân nông nghiệp và cư dân đô thị. Cư dân nông nghiệp hầu hết là cư dân gốc, định cư ở các làng xã cổ vùng chiêm trũng như: Làng Cẩm La, Trạch Lâm (Lầm), Biển Sơn (Bỉm) thuộc xã Quang Trung; Làng Cổ Đam (Kẻ Đam), Nghĩa Môn (Cửa Đồi) phường Lam Sơn; Làng Gạo (Đoài Thôn), Điền Lư, Đa Nam, Xuân Nội, Đông Thôn thuộc phường Đông Sơn. Các làng xã ngày càng quan tâm đến vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Cũng do đó mà vốn di sản văn hóa dân tộc được chấn hưng, khởi sắc. Những nét đẹp trong văn hóa dòng họ, làng xã được khơi dậy, phát huy; những di tích lịch sử văn hóa được quan tâm điều tra khảo sát phục hồi, tôn tạo. Việc phục hồi, tôn tạo chùa Khánh Quang (xã Quang Trung), trùng tu chống xuống cấp đình làng Gạo, tôn tạo đền Bát Hải Long Vương (phường Phú Sơn) hay lễ hội đền Sòng Sơn, đền Chín Giếng, đền Cây Vải, v.v., với nghi thức long trọng, quy mô to lớn, mang đậm chất văn hóa, ý nghĩa giáo dục, thu hút đông đảo du khách tham dự là những thành công đáng ghi nhận trong sự nghiệp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của Đảng và chính quyền và nhân dân Bỉm Sơn trong thời hiện đại.

Cư dân đô thị ở Bỉm Sơn có số lượng trội hơn nhiều. Họ quần tụ nơi xứ Bỉm từ nhiều luồng, nhiều đợt, đông nhất vẫn là các thế hệ công nhân, viên chức các nhà máy, xí nghiệp từ mọi miền tổ quốc về đây chung tay xây dựng thị xã Bỉm Sơn. Đến Bỉm Sơn trên tinh thần “nhập gia tùy tục”, nhưng trong mỗi gia đình họ vẫn lưu giữ bản sắc văn hóa nơi họ sinh ra. Qua quá trình giao lưu với bè bạn, làng xóm láng giềng, khu phố này với khu phố khác, những nét đẹp văn hóa được gạn lọc khơi trong giao hòa với văn hóa bản địa, làm giàu có thêm sắc thái văn hóa bản địa.

Ngoài những sắc thái có nhiều điểm chung với văn hóa vùng châu thổ sông Hồng, văn hóa Bỉm Sơn vẫn có sắc thái riêng của người xứ Bỉm. Điển hình dễ nhận chân được thể hiện qua các công trình kiến trúc tâm linh, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người có công và đặc biệt tín ngưỡng thờ Mẫu – Mẹ, đấng sinh thành là những sắc thái văn hóa mang đậm hồn dân tộc.

Người dân làng xã xứ Bỉm luôn sẵn lòng tôn kính tổ tiên, các bậc sinh thành ra lớp lớp thế hệ con cháu để kế tiếp xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước. Ý thức nhớ về nguồn cội được thể hiện qua hệ thống từ đường phụng thờ tiên tổ các dòng họ. Trong từng thôn/làng ở miền quê Bỉm Sơn, xuất hiện rất nhiều ngôi từ đường của các dòng họ. Công trình không có quy mô đồ sộ như từ đường dòng họ miền châu thổ sông Hồng hay cố đô xứ Huế, xứ Quảng, v.v., nhưng công trình nào cũng xinh xắn, gọn gàng, thể hiện tâm thành của các thế hệ con cháu với tổ tiên. Những dòng họ lớn, cư trú lâu đời trên đất Bỉm Sơn xây dựng từ đường từ xa xưa như họ Vũ Đình, Vũ Văn (Điền Lư), họ Nguyễn (Đa Nam), họ Tống Đoài Thôn, họ Lại, họ Phạm (Xuân Nội), v.v.. Nhưng, do vật đổi sao dời, thăng trầm thế sự, nên nhiều ngôi từ đường đã bị xuống cấp. Tuy nhiên, gần đây, những ngôi từ đường này đều đã được phục hồi, tôn tạo khang trang. Một số dòng họ khác tuy mới định cư, hội nhập trên đất Bỉm Sơn như họ Mai, họ Vũ, họ Phùng, v.v., cũng theo đạo lý uống nước nhớ nguồn, vấn tổ tìm tông mà gom góp sức người sức của xây dựng ngôi từ đường thành kính tôn thờ tiên tổ.

Đến làng/xã nào ở Bỉm Sơn các cụ cao niên cũng tự hào kể về ngôi đình làng thờ Thành hoàng, người có công khai khẩn lập làng. Làng Cẩm La thờ thần Đặng Quang có công lập làng từ thế kỷ XIV và các vị nữ thần có công giúp dân truyền nghề dệt chiếu, gấm. Làng Đông Thôn, Đoài Thôn (làng Gạo) thờ Tô Hiến Thành có công phát triển làng xã và các danh nhân họ Tống truyền đời làm quan và bỏ công vun vén mở mang thôn làng. Làng Nghĩa Môn xây cả đình, đền, miếu và khu lăng mộ thờ Tướng quân Nguyễn Thiện, người có công quy tụ dân cư nhiều dòng họ phiêu tán về lạc nghiệp tại xứ Cửa Đồi/Cửa Làng nay là làng Nghĩa Môn, v.v.. Biết ơn tổ nghề, biết ơn người có công, đó là nét đẹp trong văn hóa của con người Bỉm Sơn, khiến ai đã từng đến thăm mảnh đất này dù chỉ một lần cũng khó có thể quên.

Đặc biệt, các làng xã ở Bỉm Sơn rất trọng đạo Mẫu hay tín ngưỡng thờ Tứ phủ. Ngoài hai ngôi đền là nổi tiếng xứ Thanh là đền Sòng Sơn, đền Chín Giếng, thì hầu như thôn làng nào cũng có đền, miếu thờ Mẫu cùng Tứ phủ công đồng. Làng Cẩm La có đền thờ chúa Bà, tức bà Chúa có công dạy dân dệt chiếu, gấm. Làng Nghĩa Môn có đền Cây Vải (Trà Sơn miếu) thờ Ngọc Thủy Tinh Công chúa, Đào Hoa Công chúa, Bạch Hoa Công chúa và phối thờ hai vị Phúc thần là Tướng quân Nguyễn Thiện (thời Lê sơ) cùng Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ. Ở xóm Trường Sơn có đền Bà Quán là nơi thờ bà Trần Thị Tuyên, cô Trần Thị Tu (tên chính là Mai). Hai bà là hiện thân của Tiên nữ giáng trần giúp quân dân ta đánh giặc phương Bắc. Khi các bà mất đã được các triều đại phong kiến phong Thần và cho dân địa phương cất dựng miếu đền thờ phụng. Nhân dân suy tôn là Đương cảnh phúc thần. Trong cung cấm còn lưu đôi câu đối cổ, truyền rằng do vua Quang Trung ban tặng sau khi đại thắng 29 vạn quân Thanh.

Ân ba mặc tướng thiên tiên nữ
Sắc mệnh bao phong thế phúc thần.

Nghĩa là:

Ơn rộng lặng thầm tiên nữ hiện
Sắc thần phong tặng cõi trần gian.

Ngoài ra còn có miếu Đồng Găng, đền thờ Hai Cô ở phường Phú Sơn cũng thờ Đào Hoa Công chúa, Bạch Hoa Công chúa, v.v..

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người có công, các vị Thánh Mẫu đã ngấm sâu trong đời sống dân gian xứ Bỉm. Nó như mạch nguồn dung dưỡng các thế hệ người con xứ Bỉm luôn hướng về nguồn cội để duy trì phát huy đạo lý uống nước nhớ nguồn quý báu được lưu truyền từ muôn đời cha ông thủa trước.

Như vậy, nhìn từ con người đến văn hóa Bỉm Sơn, ta có thể thấy hai chiều kích: Chiều kích thứ nhất là sựhội tụcủa những con người đến từ nhiều vùng miền khác nhau về Bỉm Sơn, và đi cùng với đó, là sự hội tụ các giá trị văn hóa đa vùng miền ở Bỉm Sơn, với tính trội của văn hóa đồng bằng Bắc Bộ. Điều đó có thể thấy rõ trong văn hóa ăn, văn hóa mặc, văn hóa ở, văn hóa giao tiếp, v.v., của con người Bỉm Sơn, cũng như trong các công trình văn hóa vật thể nơi này. Chiều kích thứ hai là sựlan tỏa, trong đó, con người Bỉm Sơn thông qua không gian sống mở rộng từ gia đình, đến dòng họ, rồi đến làng nước, cũng đã kiến tạo nên những không gian văn hóa giao thoa, chồng xếp lên nhau, thẩm thấu vào nhau, trong đó tính chất Mẫu rất đậm đặc. Hai chiều kích đó làm cho văn hóa Bỉm Sơn vừa lạ mà vừa quen, vừa phổ quát mà vừa đặc thù. Đúng là đất linh thiêng sinh con người tài hoa, hào kiệt, rồi từ đó mà sinh ra các giá trị văn hóa độc đáo, đặc sắc, để rồi văn hóa quay trở lại hun đúc tâm hồn con người, làm thiêng hóa vùng đất. Đó là một diện mạo không dễ thấy lại ở nhiều vùng đất khác.

Trích theo Sách địa chí Bỉm Sơn

Con người Bỉm Sơn – hình ảnh hội tụ và lan tỏa đa dạng văn hóa

Bỉm Sơn từng là nơi đô hội từ hơn hai nghìn năm về trước, nhưng miền đất địa đầu “khúc ruột miền Trung” cũng là nơi hứng chịu nhiều tác động từ những cung bậc thăng trầm của lịch sử. Nếu trong dân gian, làng xã không tàng lưu những cuốn thư tịch cổ thì người đương hiện đâu biết rằng, cư dân Bỉm Sơn từng nhiều phen phiêu tán trước binh lửa ngoại xâm hay nội chiến “nồi da nấu thịt” tương tàn.

Den Song.jpg
Đền Sòng Sơn.

Cũng qua thư tịch, bi ký (di sản tư liệu cổ) mà ta biết được nguồn gốc các dòng họ đến khai sơn phá thạch lạc nghiệp trên đất Bỉm Sơn. Thời Trần, Bỉm Sơn nhập cư dân từ xứ Nghệ qua việc gắng gỏi lập làng của Tướng quân Đặng Quang trên đất Cẩm La. Thời Lê sơ, Bỉm Sơn nhận thêm luồng cư dân đến từ làng Điền Lư của dòng họ Vũ (sau đổi thành Vũ Kim, Vũ Đình) hay dòng họ Tống vốn người Bắc quốc chạy loạn đến định cư ở Đoài Thôn (làng Gạo). Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, dòng họ Nguyễn vốn là dân vạn chài làm nghề sông nước đã lên bờ sông Hoạt định cư rồi lập làng lạc nghiệp ở Đa Nam (Đìa Thôn), v.v.. Thời kỳ sau hòa bình, thực hiện chính sách dãn dân, xây dựng vùng kinh tế mới, Bỉm Sơn lại tiếp nhận nhiều cư dân từ Hoằng Hóa, Nga Sơn. Đặc biệt, khi các nhà máy, xí nghiệp được xây dựng, Bỉm Sơn trở thành đô thị công nghiệp thì miền đất này đã tiếp nhận nhiều công dân đến từ mọi miền Tổ quốc.

Con người tạo sinh ra văn hóa, văn hóa hun đúc nên con người. Sự hội tụ năng động các luồng cư dân làm cho văn hóa Bỉm Sơn từ lâu đã đa sắc màu. Nhưng do ảnh hưởng bởi vị trí địa lý nên sắc thái văn hóa Bỉm Sơn có sự hòa trộn, giao thoa cơ bản của văn hóa châu thổ sông Hồng và địa đầu xứ Thanh, nhưng nhìn ở chiều sâu, sắc thái văn hóa Bắc Bộ vẫn nổi trội. Phong tục, tập quán trong đời sống thường nhật xưa nay với nếp ăn, nết ở, tập tục, nghi lễ, hôn nhân, tang tế, v.v., của người Bỉm Sơn thật sự là những giá trị văn hóa mà chúng ta cần duy trì, bảo tồn. Hương ước của làng Nghĩa Môn (phường Lam Sơn), làng Trạch Lâm (xã Quang Trung) xưa, làng Gạo, v.v., đều răn dạy những đạo lý ở đời, làm người, đối nhân, xử thế cực kỳ tốt đẹp, như: “Phàm là người cần phải có lễ phép, luân lý, trong nhà phải có hiếu với cha mẹ, hòa thuận với anh em, ra ngoài phải biết kính trên nhường dưới, biết xót thương người cô quả, biết thương yêu trẻ mồ côi, như thế mới hợp lễ phép”; “Phàm là người, cần phải có lễ phép, luân lý, trong nhà phải có hiếu với cha mẹ, hòa thuận với anh em, ra ngoài phải biết trên kính dưới nhường, biết xót thương kẻ cô quả, biết thương yêu trẻ mồ côi, như thế mới hợp lễ phép…”. Đó thật sự là những tài nguyên vô hình nhưng rất quý giá mà các gia đình, dòng họ và các cấp chính quyền địa phương cần trân trọng gìn giữ, truyền dạy cho thế hệ trẻ, để vừa bảo tồn được mỹ tục, thuần phong, vừa xây dựng được xã hội mới, con người mới Bỉm Sơn trẻ trung, năng động, hiện đại, đồng thời đậm đà truyền thống quê hương, đất nước. Chính giá trị truyền thống với nhiều nét đặc trưng độc đáo đã nâng đỡ tâm hồn, bồi dưỡng đạo đức, vun đắp nhân cách, trau dồi tài năng cho con người xứ Bỉm, để họ tự tin và bản lĩnh đảm đương vai trò của người chủ quê hương, đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Có thể thấy, cư dân Bỉm Sơn hiện vẫn bao gồm hai nhóm cơ bản: Cư dân nông nghiệp và cư dân đô thị. Cư dân nông nghiệp hầu hết là cư dân gốc, định cư ở các làng xã cổ vùng chiêm trũng như: Làng Cẩm La, Trạch Lâm (Lầm), Biển Sơn (Bỉm) thuộc xã Quang Trung; Làng Cổ Đam (Kẻ Đam), Nghĩa Môn (Cửa Đồi) phường Lam Sơn; Làng Gạo (Đoài Thôn), Điền Lư, Đa Nam, Xuân Nội, Đông Thôn thuộc phường Đông Sơn. Các làng xã ngày càng quan tâm đến vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Cũng do đó mà vốn di sản văn hóa dân tộc được chấn hưng, khởi sắc. Những nét đẹp trong văn hóa dòng họ, làng xã được khơi dậy, phát huy; những di tích lịch sử văn hóa được quan tâm điều tra khảo sát phục hồi, tôn tạo. Việc phục hồi, tôn tạo chùa Khánh Quang (xã Quang Trung), trùng tu chống xuống cấp đình làng Gạo, tôn tạo đền Bát Hải Long Vương (phường Phú Sơn) hay lễ hội đền Sòng Sơn, đền Chín Giếng, đền Cây Vải, v.v., với nghi thức long trọng, quy mô to lớn, mang đậm chất văn hóa, ý nghĩa giáo dục, thu hút đông đảo du khách tham dự là những thành công đáng ghi nhận trong sự nghiệp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của Đảng và chính quyền và nhân dân Bỉm Sơn trong thời hiện đại.

Cư dân đô thị ở Bỉm Sơn có số lượng trội hơn nhiều. Họ quần tụ nơi xứ Bỉm từ nhiều luồng, nhiều đợt, đông nhất vẫn là các thế hệ công nhân, viên chức các nhà máy, xí nghiệp từ mọi miền tổ quốc về đây chung tay xây dựng thị xã Bỉm Sơn. Đến Bỉm Sơn trên tinh thần “nhập gia tùy tục”, nhưng trong mỗi gia đình họ vẫn lưu giữ bản sắc văn hóa nơi họ sinh ra. Qua quá trình giao lưu với bè bạn, làng xóm láng giềng, khu phố này với khu phố khác, những nét đẹp văn hóa được gạn lọc khơi trong giao hòa với văn hóa bản địa, làm giàu có thêm sắc thái văn hóa bản địa.

Ngoài những sắc thái có nhiều điểm chung với văn hóa vùng châu thổ sông Hồng, văn hóa Bỉm Sơn vẫn có sắc thái riêng của người xứ Bỉm. Điển hình dễ nhận chân được thể hiện qua các công trình kiến trúc tâm linh, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người có công và đặc biệt tín ngưỡng thờ Mẫu – Mẹ, đấng sinh thành là những sắc thái văn hóa mang đậm hồn dân tộc.

Người dân làng xã xứ Bỉm luôn sẵn lòng tôn kính tổ tiên, các bậc sinh thành ra lớp lớp thế hệ con cháu để kế tiếp xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước. Ý thức nhớ về nguồn cội được thể hiện qua hệ thống từ đường phụng thờ tiên tổ các dòng họ. Trong từng thôn/làng ở miền quê Bỉm Sơn, xuất hiện rất nhiều ngôi từ đường của các dòng họ. Công trình không có quy mô đồ sộ như từ đường dòng họ miền châu thổ sông Hồng hay cố đô xứ Huế, xứ Quảng, v.v., nhưng công trình nào cũng xinh xắn, gọn gàng, thể hiện tâm thành của các thế hệ con cháu với tổ tiên. Những dòng họ lớn, cư trú lâu đời trên đất Bỉm Sơn xây dựng từ đường từ xa xưa như họ Vũ Đình, Vũ Văn (Điền Lư), họ Nguyễn (Đa Nam), họ Tống Đoài Thôn, họ Lại, họ Phạm (Xuân Nội), v.v.. Nhưng, do vật đổi sao dời, thăng trầm thế sự, nên nhiều ngôi từ đường đã bị xuống cấp. Tuy nhiên, gần đây, những ngôi từ đường này đều đã được phục hồi, tôn tạo khang trang. Một số dòng họ khác tuy mới định cư, hội nhập trên đất Bỉm Sơn như họ Mai, họ Vũ, họ Phùng, v.v., cũng theo đạo lý uống nước nhớ nguồn, vấn tổ tìm tông mà gom góp sức người sức của xây dựng ngôi từ đường thành kính tôn thờ tiên tổ.

Đến làng/xã nào ở Bỉm Sơn các cụ cao niên cũng tự hào kể về ngôi đình làng thờ Thành hoàng, người có công khai khẩn lập làng. Làng Cẩm La thờ thần Đặng Quang có công lập làng từ thế kỷ XIV và các vị nữ thần có công giúp dân truyền nghề dệt chiếu, gấm. Làng Đông Thôn, Đoài Thôn (làng Gạo) thờ Tô Hiến Thành có công phát triển làng xã và các danh nhân họ Tống truyền đời làm quan và bỏ công vun vén mở mang thôn làng. Làng Nghĩa Môn xây cả đình, đền, miếu và khu lăng mộ thờ Tướng quân Nguyễn Thiện, người có công quy tụ dân cư nhiều dòng họ phiêu tán về lạc nghiệp tại xứ Cửa Đồi/Cửa Làng nay là làng Nghĩa Môn, v.v.. Biết ơn tổ nghề, biết ơn người có công, đó là nét đẹp trong văn hóa của con người Bỉm Sơn, khiến ai đã từng đến thăm mảnh đất này dù chỉ một lần cũng khó có thể quên.

Đặc biệt, các làng xã ở Bỉm Sơn rất trọng đạo Mẫu hay tín ngưỡng thờ Tứ phủ. Ngoài hai ngôi đền là nổi tiếng xứ Thanh là đền Sòng Sơn, đền Chín Giếng, thì hầu như thôn làng nào cũng có đền, miếu thờ Mẫu cùng Tứ phủ công đồng. Làng Cẩm La có đền thờ chúa Bà, tức bà Chúa có công dạy dân dệt chiếu, gấm. Làng Nghĩa Môn có đền Cây Vải (Trà Sơn miếu) thờ Ngọc Thủy Tinh Công chúa, Đào Hoa Công chúa, Bạch Hoa Công chúa và phối thờ hai vị Phúc thần là Tướng quân Nguyễn Thiện (thời Lê sơ) cùng Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ. Ở xóm Trường Sơn có đền Bà Quán là nơi thờ bà Trần Thị Tuyên, cô Trần Thị Tu (tên chính là Mai). Hai bà là hiện thân của Tiên nữ giáng trần giúp quân dân ta đánh giặc phương Bắc. Khi các bà mất đã được các triều đại phong kiến phong Thần và cho dân địa phương cất dựng miếu đền thờ phụng. Nhân dân suy tôn là Đương cảnh phúc thần. Trong cung cấm còn lưu đôi câu đối cổ, truyền rằng do vua Quang Trung ban tặng sau khi đại thắng 29 vạn quân Thanh.

Ân ba mặc tướng thiên tiên nữ
Sắc mệnh bao phong thế phúc thần.

Nghĩa là:

Ơn rộng lặng thầm tiên nữ hiện
Sắc thần phong tặng cõi trần gian.

Ngoài ra còn có miếu Đồng Găng, đền thờ Hai Cô ở phường Phú Sơn cũng thờ Đào Hoa Công chúa, Bạch Hoa Công chúa, v.v..

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người có công, các vị Thánh Mẫu đã ngấm sâu trong đời sống dân gian xứ Bỉm. Nó như mạch nguồn dung dưỡng các thế hệ người con xứ Bỉm luôn hướng về nguồn cội để duy trì phát huy đạo lý uống nước nhớ nguồn quý báu được lưu truyền từ muôn đời cha ông thủa trước.

Như vậy, nhìn từ con người đến văn hóa Bỉm Sơn, ta có thể thấy hai chiều kích: Chiều kích thứ nhất là sựhội tụcủa những con người đến từ nhiều vùng miền khác nhau về Bỉm Sơn, và đi cùng với đó, là sự hội tụ các giá trị văn hóa đa vùng miền ở Bỉm Sơn, với tính trội của văn hóa đồng bằng Bắc Bộ. Điều đó có thể thấy rõ trong văn hóa ăn, văn hóa mặc, văn hóa ở, văn hóa giao tiếp, v.v., của con người Bỉm Sơn, cũng như trong các công trình văn hóa vật thể nơi này. Chiều kích thứ hai là sựlan tỏa, trong đó, con người Bỉm Sơn thông qua không gian sống mở rộng từ gia đình, đến dòng họ, rồi đến làng nước, cũng đã kiến tạo nên những không gian văn hóa giao thoa, chồng xếp lên nhau, thẩm thấu vào nhau, trong đó tính chất Mẫu rất đậm đặc. Hai chiều kích đó làm cho văn hóa Bỉm Sơn vừa lạ mà vừa quen, vừa phổ quát mà vừa đặc thù. Đúng là đất linh thiêng sinh con người tài hoa, hào kiệt, rồi từ đó mà sinh ra các giá trị văn hóa độc đáo, đặc sắc, để rồi văn hóa quay trở lại hun đúc tâm hồn con người, làm thiêng hóa vùng đất. Đó là một diện mạo không dễ thấy lại ở nhiều vùng đất khác.

Trích theo Sách địa chí Bỉm Sơn

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC