Truy cập

Hôm nay:
8522
Hôm qua:
6831
Tuần này:
32457
Tháng này:
175651
Tất cả:
6234959

Mất cân bằng giới tính khi sinh thực trạng và một số giải pháp

Trong những năm qua công tác DS-KHHGĐ thị xã Bỉm Sơn đã đạt thành tựu quan trọng từng bước kiềm chế gia tăng mức sinh, duy trì mức sinh thay thế đã đạt được, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của thị xã, nâng cao mức sống người dân, cải thiện tình trạng sinh sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ em, nâng cao chất lượng dân số.

Tuy nhiên công tác DS-KHHGĐ cả nước cũng như ở tỉnh Thanh Hóa nói chung và thị xã Bỉm Sơn nói riêng đang đối mặt với các nguy cơ, thách thức đó là: Mức sinh chưa ổn định, tình trạng sinh con thứ 3 trở lên một số nơi có chiều hướng gia tăng, mất cân bằng giới tính khi sinh đang ở mức báo động.
Tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh toàn Tỉnh hiện nay là 109,2 bé trai/100 bé gái, đây là con số đáng lo ngại nếu không có các biện pháp hiệu quả, kịp thời để kiểm soát.
Những năm trước, tỷ lệ giới tính khi sinh ở Bỉm Sơn ở mức trung bình (125 bé trai/100 bé gái), nhưng đến 6 tháng năm 2016, tỷ lệ này đã giảm đáng kể xuống 105 bé trai/100 bé gái. Một số xã, phường vẫn ở mức tỷ lệ sinh cao như: Xã Quang Trung (150 bé trai/100 bé gái), xã Hà Lan (146 bé trai/100 bé gái).
Nguyên nhân của tình trạng trên là: Phong tục tập quán, tâm lý xã hội truyền thống, tư tưởng “Trọng nam khinh nữ”phải có con trai nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên ăn sâu vào tiềm thức người dân. Do áp lực sinh, mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1-2 con nhưng các cặp vợ chồng mong muốn trong số đó nhất thiết phải có con trai vì vậy đã tìm đến các dịch vụ y tế, xã hội để lựa chọn giới tính khi sinh. Do chế độ an sinh chưa đảm bảo, hiện nay có khoảng 70% dân số sống nông thôn không có lương hưu bảo hiểm tuổi già, họ cần con trai để phụng dưỡng chăm sóc. Trách nhiệm đó chủ yếu thuộc về con trai vì họ sẽ cảm thấy lo lắng và không an tâm trong tương lai nếu chưa có con trai. Do chính sách đối với nữ giới chưa thoả đáng, bình đẳng giới có mặt chưa được quan tâm đầy đủ. Nguyên nhân trực tiếp là lạm dụng tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện lựa chọn giới tính thai nhi ngay từ trước lúc mang thai như chế độ ăn uống, ngày phóng noãn, trong thụ thai chọn thời điểm phóng noãn, chọn phương pháp thụ tinh, siêu âm bắt mạch chọc hút dịch ối, nạo phá thai...
Để từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh và tiến tới trở về mức cân bằng tự nhiên, cần phải có những giải pháp đồng bộ và quyết liệt hơn.
Thứ nhất, cần tranh thủ tối đa sự lãnh đạo,chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể trong việc nâng cao trách nhiệm quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ y tế nói chung và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình và cơ quan y tế các cấp nói riêng.
Thứ hai, các đơn vị Y tế, DS - KHHGĐ các cấp cũng cần chủ động và chuẩn bị tốt, đầy đủ trang thiết bị, thuốc thiết yếu, đặc biệt là không để thiếu các phương tiện tránh thai cung cấp cho người dân.
Tập trung ưu tiên cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho các đối tượng dễ bị tổn thương trong thiên tai như vị thành niên, thanh niên, phụ nữ v.v…
Thứ ba, cần triển khai mạnh, có hiệu quả các hoạt động truyền thông, giáo dục nói chung và truyền thông chuyển đổi hành vi về DS – KHHGĐ nói riêng với nội dung, hình thức và cách tiếp cận phù hợp với từng vùng, từng nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, đối tượng khó tiếp cận ở khu vực thiên tai, lũ lụt, hạn hán, khu vực khó khăn, nhằm nâng cao nhận thức, thái độ, thực hành về dân số - sức khỏe sinh sản/KHHGĐ cho các nhóm dân số.
Song song với các giải pháp trên thì các chính sách dân số cũng cần phải được thực hiện một cách linh hoạt, đồng thời vận động người dân sinh con có trách nhiệm phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Những năm qua, ngành Y tế đã tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử phạt nghiêm việc chẩn đoán giới tính thai nhi. Ngành Dân số cũng triển khai nhiều biện pháp như: lồng ghép tuyên truyền vận động các cấp, ngành và người dân về việc cấm lựa chọn giới tính thai nhi; đồng thời phối hợp với Sở Y tế rà soát, kiểm tra các nhà sách trên toàn tỉnh tiêu hủy những ấn phẩm, sách báo có nội dung lựa chọn giới tính thai nhi.
Tuy nhiên, những nỗ lực của ngành chưa đủ sức để thay đổi nhận thức của một bộ phận người dân, vì vậy, thời gian tới cần sự vào cuộc của toàn xã hội. Riêng ngành Dân số sẽ phải đẩy mạnh tuyên truyền thay đổi quan niệm tư tưởng“Trọng nam khinh nữ”xã hội cần tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia nhiều hơn trong đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm; thành lập quỹ dành riêng cho trẻ em gái phát triển tương lai. Mặt khác, hoạt động truyền thông cần linh hoạt hơn trong cách tiếp cận, đưa ra thông điệp phù hợp với từng nhóm đối tượng.Từ những thực tế nêu trên, nếu trong thời gian tới chúng ta không có giải pháp can thiệp quyết liệt về vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh thì sẽ dẫn tới những hệ lụy khó lường cho xã hội là điều khó tránh khỏi.
Vũ Lan

Mất cân bằng giới tính khi sinh thực trạng và một số giải pháp

Trong những năm qua công tác DS-KHHGĐ thị xã Bỉm Sơn đã đạt thành tựu quan trọng từng bước kiềm chế gia tăng mức sinh, duy trì mức sinh thay thế đã đạt được, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của thị xã, nâng cao mức sống người dân, cải thiện tình trạng sinh sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ em, nâng cao chất lượng dân số.

Tuy nhiên công tác DS-KHHGĐ cả nước cũng như ở tỉnh Thanh Hóa nói chung và thị xã Bỉm Sơn nói riêng đang đối mặt với các nguy cơ, thách thức đó là: Mức sinh chưa ổn định, tình trạng sinh con thứ 3 trở lên một số nơi có chiều hướng gia tăng, mất cân bằng giới tính khi sinh đang ở mức báo động.
Tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh toàn Tỉnh hiện nay là 109,2 bé trai/100 bé gái, đây là con số đáng lo ngại nếu không có các biện pháp hiệu quả, kịp thời để kiểm soát.
Những năm trước, tỷ lệ giới tính khi sinh ở Bỉm Sơn ở mức trung bình (125 bé trai/100 bé gái), nhưng đến 6 tháng năm 2016, tỷ lệ này đã giảm đáng kể xuống 105 bé trai/100 bé gái. Một số xã, phường vẫn ở mức tỷ lệ sinh cao như: Xã Quang Trung (150 bé trai/100 bé gái), xã Hà Lan (146 bé trai/100 bé gái).
Nguyên nhân của tình trạng trên là: Phong tục tập quán, tâm lý xã hội truyền thống, tư tưởng “Trọng nam khinh nữ”phải có con trai nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên ăn sâu vào tiềm thức người dân. Do áp lực sinh, mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1-2 con nhưng các cặp vợ chồng mong muốn trong số đó nhất thiết phải có con trai vì vậy đã tìm đến các dịch vụ y tế, xã hội để lựa chọn giới tính khi sinh. Do chế độ an sinh chưa đảm bảo, hiện nay có khoảng 70% dân số sống nông thôn không có lương hưu bảo hiểm tuổi già, họ cần con trai để phụng dưỡng chăm sóc. Trách nhiệm đó chủ yếu thuộc về con trai vì họ sẽ cảm thấy lo lắng và không an tâm trong tương lai nếu chưa có con trai. Do chính sách đối với nữ giới chưa thoả đáng, bình đẳng giới có mặt chưa được quan tâm đầy đủ. Nguyên nhân trực tiếp là lạm dụng tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện lựa chọn giới tính thai nhi ngay từ trước lúc mang thai như chế độ ăn uống, ngày phóng noãn, trong thụ thai chọn thời điểm phóng noãn, chọn phương pháp thụ tinh, siêu âm bắt mạch chọc hút dịch ối, nạo phá thai...
Để từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh và tiến tới trở về mức cân bằng tự nhiên, cần phải có những giải pháp đồng bộ và quyết liệt hơn.
Thứ nhất, cần tranh thủ tối đa sự lãnh đạo,chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể trong việc nâng cao trách nhiệm quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ y tế nói chung và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình và cơ quan y tế các cấp nói riêng.
Thứ hai, các đơn vị Y tế, DS - KHHGĐ các cấp cũng cần chủ động và chuẩn bị tốt, đầy đủ trang thiết bị, thuốc thiết yếu, đặc biệt là không để thiếu các phương tiện tránh thai cung cấp cho người dân.
Tập trung ưu tiên cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho các đối tượng dễ bị tổn thương trong thiên tai như vị thành niên, thanh niên, phụ nữ v.v…
Thứ ba, cần triển khai mạnh, có hiệu quả các hoạt động truyền thông, giáo dục nói chung và truyền thông chuyển đổi hành vi về DS – KHHGĐ nói riêng với nội dung, hình thức và cách tiếp cận phù hợp với từng vùng, từng nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, đối tượng khó tiếp cận ở khu vực thiên tai, lũ lụt, hạn hán, khu vực khó khăn, nhằm nâng cao nhận thức, thái độ, thực hành về dân số - sức khỏe sinh sản/KHHGĐ cho các nhóm dân số.
Song song với các giải pháp trên thì các chính sách dân số cũng cần phải được thực hiện một cách linh hoạt, đồng thời vận động người dân sinh con có trách nhiệm phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Những năm qua, ngành Y tế đã tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử phạt nghiêm việc chẩn đoán giới tính thai nhi. Ngành Dân số cũng triển khai nhiều biện pháp như: lồng ghép tuyên truyền vận động các cấp, ngành và người dân về việc cấm lựa chọn giới tính thai nhi; đồng thời phối hợp với Sở Y tế rà soát, kiểm tra các nhà sách trên toàn tỉnh tiêu hủy những ấn phẩm, sách báo có nội dung lựa chọn giới tính thai nhi.
Tuy nhiên, những nỗ lực của ngành chưa đủ sức để thay đổi nhận thức của một bộ phận người dân, vì vậy, thời gian tới cần sự vào cuộc của toàn xã hội. Riêng ngành Dân số sẽ phải đẩy mạnh tuyên truyền thay đổi quan niệm tư tưởng“Trọng nam khinh nữ”xã hội cần tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia nhiều hơn trong đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm; thành lập quỹ dành riêng cho trẻ em gái phát triển tương lai. Mặt khác, hoạt động truyền thông cần linh hoạt hơn trong cách tiếp cận, đưa ra thông điệp phù hợp với từng nhóm đối tượng.Từ những thực tế nêu trên, nếu trong thời gian tới chúng ta không có giải pháp can thiệp quyết liệt về vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh thì sẽ dẫn tới những hệ lụy khó lường cho xã hội là điều khó tránh khỏi.
Vũ Lan

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC