Truy cập

Hôm nay:
598
Hôm qua:
6831
Tuần này:
24533
Tháng này:
167727
Tất cả:
6227035

Thắp lửa khởi nghiệp

Quản lý một khu trang trại tổng hợp rộng 2,7 ha có tên “Độc Nhất Một” cung ứng các “đặc sản” từ lợn rừng, sâu rồng, nhím, rùa, chồn nhung đen... cùng một doanh nghiệp sản xuất tranh đá quý tạo việc làm cho 30 lao động những lúc cao điểm.

Đó là thành quả khởi nghiệp bước đầu đến từ ý tưởng táo bạo, nghị lực phi thường của đôi vợ chồng khuyết tật Nguyễn Mạnh Cường - Lê Thị Dung ở khu 14, phường Ngọc Trạo. Anh Cường bị liệt 2/3 cơ thể, còn chị Dung bị liệt 2 chân.
Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhất là sau khi thực hiện việc dồn điền, đổi thửa, thị xã Bỉm Sơn đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích các hộ dân đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp, trong đó, ưu tiên đầu tư phát triển các mô hình trang trại tổng hợp.
Theo chân cán bộ Phòng Kinh tế thị xã, chúng tôi tới thăm khu trang trại quy mô gần 30 ha ở xã Quang Trung. Tại đây, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng để nạo vét ao, cải tạo đất, làm đường giao thông, xây dựng hệ thống chuồng trại để phát triển sản xuất. Trên diện tích 3 ha, gia đình ông Nguyễn Xuân Hùng, thôn 2, xã Quang Trung xây dựng mô hình trồng cây ăn quả kết hợp với nuôi lợn và thả cá. Nhờ tìm hiểu, áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, đầu tư hệ thống nước tưới tự động nên trang trại của gia đình ông có thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm. Hiện nay, ông Hùng đang tiếp tục nghiên cứu và đưa vào trồng nhiều giống cây ăn quả mới như: Bưởi da xanh, cam canh, quất... hứa hẹn sẽ mang lại nguồn thu nhập cao hơn trong những năm tới.
Bên cạnh các mô hình trang trại tổng hợp, hiện nay, hàng trăm hộ dân ở thị xã Bỉm Sơn đã phát triển các mô hình con nuôi đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Thỏ, dê, lợn “cắp nách”. Mô hình nuôi lợn “cắp nách” của gia đình ông Nguyễn Văn Đệ, ở tổ 9, khu phố 7, phường Ba Đình có 40 lợn nái sinh sản. Mỗi năm, gia đình ông xuất bán gần 5 tấn lợn hơi, thu nhập khoảng 700 triệu đồng, lợi nhuận 350 triệu đồng. Theo ông Đệ, nuôi lợn “cắp nách” có nhiều ưu thế, thức ăn là những thứ có thể trồng được như rau, cỏ, hoặc mua với giá rẻ như bã đậu phụ, bột ngô... Hiện nay, các hộ dân có cùng loại con nuôi đặc sản cũng đã thành lập tổ nhóm, thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau về con giống, kỹ thuật, giới thiệu đầu ra cho sản phẩm.
Trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn hiện đã phát triển được 104 trang trại, hàng năm mang lại thu nhập hơn 20 tỷ đồng, giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho gần 1.000 lao động. Ông Phạm Ngọc Thắng, Phó phòng Kinh tế, UBND thị xã, cho biết: Khó khăn hiện tại trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương là diện tích sản xuất còn manh mún. Trình độ thâm canh của nhiều người dân chưa cao, đặc biệt là khả năng tiếp cận với khoa học công nghệ và nghiên cứu thị trường, thiếu nguồn vốn đầu tư. Hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn chưa đáp ứng được với yêu cầu sản xuất. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chưa đồng bộ.
Trong thời gian tới, thị xã Bỉm Sơn sẽ tạo môi trường thuận lợi để kêu gọi các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có năng lực đầu tư vào sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích, hỗ trợ nông dân phát triển trang trại, gia trại và xây dựng thương hiệu các sản phẩm. Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh, thị xã đã ban hành. Lựa chọn cánh đồng có diện tích tập trung từ 10 ha trở lên theo 3 hình thức là góp ruộng đất, thuê quyền sử dụng ruộng đất và chuyển nhượng quyền sử dụng ruộng đất để thực hiện tích tụ đất đai, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp, nhất là phát triển kinh tế trang trại tập trung. Tiếp tục kêu gọi, vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có năng lực vào thuê lại đất của nông dân để đầu tư sản xuất lâu dài, quy mô lớn. Đào tạo, nâng cao kỹ năng tiếp cận, nhận biết thông tin thị trường cho nông dân. Nâng cao năng lực hoạt động của các HTX và tiếp tục khuyến khích thành lập thêm các HTX theo mô hình HTX kiểu mới, tạo thuận lợi cho việc kết nối, tìm đầu ra ổn định cho sản xuất.
Minh Hằng

Thắp lửa khởi nghiệp

Quản lý một khu trang trại tổng hợp rộng 2,7 ha có tên “Độc Nhất Một” cung ứng các “đặc sản” từ lợn rừng, sâu rồng, nhím, rùa, chồn nhung đen... cùng một doanh nghiệp sản xuất tranh đá quý tạo việc làm cho 30 lao động những lúc cao điểm.

Đó là thành quả khởi nghiệp bước đầu đến từ ý tưởng táo bạo, nghị lực phi thường của đôi vợ chồng khuyết tật Nguyễn Mạnh Cường - Lê Thị Dung ở khu 14, phường Ngọc Trạo. Anh Cường bị liệt 2/3 cơ thể, còn chị Dung bị liệt 2 chân.
Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhất là sau khi thực hiện việc dồn điền, đổi thửa, thị xã Bỉm Sơn đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích các hộ dân đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp, trong đó, ưu tiên đầu tư phát triển các mô hình trang trại tổng hợp.
Theo chân cán bộ Phòng Kinh tế thị xã, chúng tôi tới thăm khu trang trại quy mô gần 30 ha ở xã Quang Trung. Tại đây, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng để nạo vét ao, cải tạo đất, làm đường giao thông, xây dựng hệ thống chuồng trại để phát triển sản xuất. Trên diện tích 3 ha, gia đình ông Nguyễn Xuân Hùng, thôn 2, xã Quang Trung xây dựng mô hình trồng cây ăn quả kết hợp với nuôi lợn và thả cá. Nhờ tìm hiểu, áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, đầu tư hệ thống nước tưới tự động nên trang trại của gia đình ông có thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm. Hiện nay, ông Hùng đang tiếp tục nghiên cứu và đưa vào trồng nhiều giống cây ăn quả mới như: Bưởi da xanh, cam canh, quất... hứa hẹn sẽ mang lại nguồn thu nhập cao hơn trong những năm tới.
Bên cạnh các mô hình trang trại tổng hợp, hiện nay, hàng trăm hộ dân ở thị xã Bỉm Sơn đã phát triển các mô hình con nuôi đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Thỏ, dê, lợn “cắp nách”. Mô hình nuôi lợn “cắp nách” của gia đình ông Nguyễn Văn Đệ, ở tổ 9, khu phố 7, phường Ba Đình có 40 lợn nái sinh sản. Mỗi năm, gia đình ông xuất bán gần 5 tấn lợn hơi, thu nhập khoảng 700 triệu đồng, lợi nhuận 350 triệu đồng. Theo ông Đệ, nuôi lợn “cắp nách” có nhiều ưu thế, thức ăn là những thứ có thể trồng được như rau, cỏ, hoặc mua với giá rẻ như bã đậu phụ, bột ngô... Hiện nay, các hộ dân có cùng loại con nuôi đặc sản cũng đã thành lập tổ nhóm, thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau về con giống, kỹ thuật, giới thiệu đầu ra cho sản phẩm.
Trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn hiện đã phát triển được 104 trang trại, hàng năm mang lại thu nhập hơn 20 tỷ đồng, giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho gần 1.000 lao động. Ông Phạm Ngọc Thắng, Phó phòng Kinh tế, UBND thị xã, cho biết: Khó khăn hiện tại trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương là diện tích sản xuất còn manh mún. Trình độ thâm canh của nhiều người dân chưa cao, đặc biệt là khả năng tiếp cận với khoa học công nghệ và nghiên cứu thị trường, thiếu nguồn vốn đầu tư. Hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn chưa đáp ứng được với yêu cầu sản xuất. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chưa đồng bộ.
Trong thời gian tới, thị xã Bỉm Sơn sẽ tạo môi trường thuận lợi để kêu gọi các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có năng lực đầu tư vào sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích, hỗ trợ nông dân phát triển trang trại, gia trại và xây dựng thương hiệu các sản phẩm. Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh, thị xã đã ban hành. Lựa chọn cánh đồng có diện tích tập trung từ 10 ha trở lên theo 3 hình thức là góp ruộng đất, thuê quyền sử dụng ruộng đất và chuyển nhượng quyền sử dụng ruộng đất để thực hiện tích tụ đất đai, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp, nhất là phát triển kinh tế trang trại tập trung. Tiếp tục kêu gọi, vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có năng lực vào thuê lại đất của nông dân để đầu tư sản xuất lâu dài, quy mô lớn. Đào tạo, nâng cao kỹ năng tiếp cận, nhận biết thông tin thị trường cho nông dân. Nâng cao năng lực hoạt động của các HTX và tiếp tục khuyến khích thành lập thêm các HTX theo mô hình HTX kiểu mới, tạo thuận lợi cho việc kết nối, tìm đầu ra ổn định cho sản xuất.
Minh Hằng

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC