Truy cập

Hôm nay:
15687
Hôm qua:
6917
Tuần này:
22604
Tháng này:
118765
Tất cả:
6178073

Quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị Thị xã Bỉm Sơn đến năm 2020

Đến năm 2020 một số trục đường chính được nâng cấp, cải tạo, làm mới; Hệ thống điện chiếu sáng và cấp thoát nước được đầu tư, nâng cấp nhằm phục vụ tốt đời sống sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của nhân dân trên địa bàn Thị xã.

1. Giao thông: Tổng chiều dài mạng lưới giao thông toàn thị xã dự kiến đến năm 2020 đạt 344.0 km, mật độ giao thông đạt 5 km/ km2. Để thực hiện quy hoạch, hệ thống giao thông cần được đầu tư mới, cải tạo và nâng cấp, cụ thể:

* Các trục đường chính:

- Nâng cấp, cải tạo: Tổng chiều dài các tuyến đường cần được đầu tư nâng cấp cải tạo mặt đường và làm vỉa hè hệ thống thoát nước đến năm 2020 là 60,02 km với kinh phí khái toán là 350 tỷ đồng, gồm 13 tuyến chính.

- Đầu tư mới: Tổng chiều dài các tuyến đường đầu tư mới đến năm 2020 là 48,936 km với kinh phí khái toán là 500 tỷ đồng, bao gồm 18 tuyến chính.

* Về hệ thống cầu:

- Đầu tư mới vĩnh cửu cầu qua sông Tam Điệp

- Đầu tư cầu vượt tại ngã tư giao nhau giữa Quốc lộ 1A với đường Nguyễn Văn Cừ, nhằm giảm tải ùn tắc giao thông trên tuyến Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt.

2. Hệ thống điện: Theo dự báo nhu cầu sử dụng điện năm 2015 là 720 triệu KWh và đến năm 2020 nhu cầu tiêu thụ điện lên đến 1.350 triệu KWh. Để đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt cần đầu tư thêm 2 trạm biến thế trung gian (không kể trạm biến thế đã xây dựng năm 2006 tại đồi phía Bắc đường Bắc Sơn phục vụ cho khu công nghiệp):

- Trạm biến thế 1 dự kiến được đầu tư vào năm 2009, tại địa điểm phía Bắc khu Đồng Nghệ phường Bắc Sơn, có công suất 2 x 125 KVA, có nhiệm vụ cấp điện dân dụng, công cộng và các cụm công nghiệp nhỏ nằm trên địa bàn và phục vụ tưới tiêu nông nghiệp.

- Trạm thứ 2 được đầu tư tại phường Đông Sơn với công suất 94.000 KVA, có nhiệm vụ cung cấp điện cho khu dân dụng phương mới thành lập phía Đông, nhà máy xi măng đầu tư mới công suất 2 đến 4 triệu tấn năm, nhà máy gạch; nhà máy chế biến rác thải .. vv.

Lưới điện cao thế và trung thế từ nay đến năm 2020 dự kiến như sau: Xây dựng mới đường dây cao thế 35KV: 10km; hệ thống trung thế trong khu vực nội thị thay thế đường dây trần bằng cáp ngầm, đối với khu vực ngoại thị có thể đi cáp bọc nổi trên không. Đầu tư nâng cấp và cải tạo hệ thống điện đường hai tuyến Trần Phú và Nguyễn Huệ (trên Quốc lộ 1A). Đường dây hạ thế toàn thị xã hiện có 101,92km, đến năm 2020 dự kiến đầu tư mới 50 km trong các khu đô thị mới và cải tạo 100% đường dây hạ thế hiện có.

3. Hệ thống cấp nước: Đầu tư nâng cấp thiết bị máy bơm, hệ thống bể lọc và mạng đường ống cấp I và II để nâng công suất của hệ thống cấp nước sạch lên 13.000 m3/ngày đêm đảm bảo cấp đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn.

4. Hệ thống thoát nước mưa: Kết hợp 3 loại hình: Mương hở thu đón nước từ trên đồi; mương nắp đan thu đón nước từ trên đồi; mương nắp đan thu đón nước; trong các khu dân cư; cống ngầm thu đón nước cho khu dân cư và dọc đường phố chính. Hướng thoát chính là Tây Bấc sang đông nam dẫn vào 5 suối khe cạn: suối Sòng, Cổ đam, Ba voi, khe Gỗ. tất cả đều đổ về 2 sông chính là sông Tống Giang và sông Tam Điệp. Chia làm 3 khu vực chính sau.

* Khu vực 1: Khu Tây Bắc Ga thuộc phường Ngọc Trạo, phường Bắc Sơn và một phần xã Quang Trung. Xây dựng các mương thót nước chính, theo các trục đường giao thông dẫn vào suối Sòng và suối khe cạn qua hồ điều hoà dẫn về sông Tống Giang và sông Tam Điệp. Tổng chiều dài mương thoát nước mưa theo hệ thống các tuyến đường trên là 64,34 Km (cả 2 phía)

* Khu vưc 2: Khu vực trung tâm thuộc các địa bàn các phường Ba Đinh, Ngọc Trạo , Lam Sơn, xã Quang trung xây dựng các tuyến thoát nước chính theo các trục đường giao thông đổ vào suối Sòng, suói Chín Giếng và suối Cổ đam thoát nước mưa theo hệ thống các tuyến đường trên là: 97,19( cả 2 phía)

* Khu vực 3: Khu vực phía Đông đường Lê lợi thuộc địa bàn phường Đông Sơn và mmọt phần phường Lam Sơn.Xây dựng các tuyến thoát nước chính chảy vào suối Ba voi đổ vè hồ điều hoà hoát ra sông Tam Điệp.Tổng chiều dài mươmg thoát nước mưa theo hệ thống cá tuyến đường trên là 70,64 Km ( cả 2 phía )

Để giảm kinh phí các tuyến nước và tạo môi trường sinh thái cần cải tạo 5 hồ điều hoà và thoát nước ở 3 khu vực chính của thị xã gồm có:

- Hồ điều hoà khu vực I phía tây quốc lộ 1A ( thuộc địa phận phường Ngọc trạo, Bắc Sơn và một phần xã Quang Trung) diện tích 21,9ha.

- Hồ điều hoà khu vực II phía Đông quốc lộ 1A ( thuộc địa phận phường Ngọc trạo, Ba đình , xã Quang Trung) diện tích 13,1ha.

- Hồ điều hoà khu vực III phía Đông đường Lê Lợi ( thuộc địa phận phường Đông Sơn , và một phần phường Lam Sơn).

- Để góp phần cải tạo môi trường sinh thái thị xã trong những năm tới tiến hành lập dự án đầu tư nâng cấp cải tạo hai bờ sông Tam Điệp thông qua việc kêu gọi đầu tư bằng hình thức BOT, xây dựng những khu vui chơi giải trí dọc hai bờ sông tạo moi trường sinh thái xanh sạch đẹp, ddoongf thời nạo vét lòng sông để khơi thông dòng chảy.

5. Hệ thống thoát nước: xây dựng hệ thống nước thoát nước thải sinh hoạt và hệ thống nước thải công nghiệp độc lập và phải được xử lý trước khi thoát ra hệ thống chung.

* Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt:

Hệ thống sử lý nước thải sinh hoạt được đầu tư tại hai khu vực;

- khu vực I gồm các phường Bắc Sơn, Ngọc Trạo, Ba đình và xã Quang Trung, tổng chiều dài các đường ống dẫn về khu xử lý nước thải khu vực I là 50,042 km. Đầu tư trạm xử lý nước thải giai đoạn I công suất 2000m3 ngày/ đêm giai đoạn II đầu tư nâng cấp lên 8000m3 ngày/ đêm.

*Hệ thống thoát nước thải công nghiệp:

Nước thải công nghiệp được phân thành các khu vực sau:

- Khu công nghiệp tập trung ở phía Bắc thị xã : Tất cả nước thải ở khu vực công nghiệp được thu dẫn về trạm xử lý ở phía Nam đường ra bể rác của thị xã. Xây dựng trạm xử lý nước thải công nghiệp tại phía nam đường ra bãi rác thị xã, công xuất giai đoạn I là 14.000m3ngày/đêm, giai đoạn II nâng cấp lên 28.000m3 ngày /đêm.

- Nước thải khu công nghiệp của các cụm công nghiệp nằm trong phạm vi thị xã đều phải được xử lý cục bộ, đạt tiêu chuẩn loại B mới được thải ra hệ thống thoát nước chung.

6. Thu gom và xử lý chất thải rắn: Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công nhà máy xử lý rác thải để có thể đưa nhà máy đi vào hoạt động. Đối với chất thải rắn do các nhà máy thải ra, phải xử lý cục bộ, phân loại và có bãi chôn cất, thu gom chuyển vào nhà máy xử lý rác thải công nghiệp tại phường Đông Sơn.

7. Quy hoạch phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông:
Tiếp tục hiện đại hoá mạng viễn thông tăng thêm dung lượng cho các tổng đài. Từ năm 2011 đến 2020, dự kiến cải tạo 3 trạm điện thoại hiện có và đầu tư mới 5 trạm: Một trạm đặt tại cụm công nghiệp phía tây bắc thị xã; một trặm đặt tại khu công nghiệp phía bắc thị xã; một trạm đặt tại phường Đông Sơn; một trạm đặt tại khu đồi Bỉm; một trạm đặt tại xã Hà Lan. Đến năm 2020 tổng số các tuyến cáp thông tin chính trong thị xã là 38.8 km, trong đó đầu tư mới là 24.65km. Nâng tổng số máy điện thoại 2020 là 60.000 máy, bình quân 40 máy trên 100 dân. Đến năm 2010 có 100% cơ quan sử dung Internet.

Quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị Thị xã Bỉm Sơn đến năm 2020

Đến năm 2020 một số trục đường chính được nâng cấp, cải tạo, làm mới; Hệ thống điện chiếu sáng và cấp thoát nước được đầu tư, nâng cấp nhằm phục vụ tốt đời sống sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của nhân dân trên địa bàn Thị xã.

1. Giao thông: Tổng chiều dài mạng lưới giao thông toàn thị xã dự kiến đến năm 2020 đạt 344.0 km, mật độ giao thông đạt 5 km/ km2. Để thực hiện quy hoạch, hệ thống giao thông cần được đầu tư mới, cải tạo và nâng cấp, cụ thể:

* Các trục đường chính:

- Nâng cấp, cải tạo: Tổng chiều dài các tuyến đường cần được đầu tư nâng cấp cải tạo mặt đường và làm vỉa hè hệ thống thoát nước đến năm 2020 là 60,02 km với kinh phí khái toán là 350 tỷ đồng, gồm 13 tuyến chính.

- Đầu tư mới: Tổng chiều dài các tuyến đường đầu tư mới đến năm 2020 là 48,936 km với kinh phí khái toán là 500 tỷ đồng, bao gồm 18 tuyến chính.

* Về hệ thống cầu:

- Đầu tư mới vĩnh cửu cầu qua sông Tam Điệp

- Đầu tư cầu vượt tại ngã tư giao nhau giữa Quốc lộ 1A với đường Nguyễn Văn Cừ, nhằm giảm tải ùn tắc giao thông trên tuyến Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt.

2. Hệ thống điện: Theo dự báo nhu cầu sử dụng điện năm 2015 là 720 triệu KWh và đến năm 2020 nhu cầu tiêu thụ điện lên đến 1.350 triệu KWh. Để đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt cần đầu tư thêm 2 trạm biến thế trung gian (không kể trạm biến thế đã xây dựng năm 2006 tại đồi phía Bắc đường Bắc Sơn phục vụ cho khu công nghiệp):

- Trạm biến thế 1 dự kiến được đầu tư vào năm 2009, tại địa điểm phía Bắc khu Đồng Nghệ phường Bắc Sơn, có công suất 2 x 125 KVA, có nhiệm vụ cấp điện dân dụng, công cộng và các cụm công nghiệp nhỏ nằm trên địa bàn và phục vụ tưới tiêu nông nghiệp.

- Trạm thứ 2 được đầu tư tại phường Đông Sơn với công suất 94.000 KVA, có nhiệm vụ cung cấp điện cho khu dân dụng phương mới thành lập phía Đông, nhà máy xi măng đầu tư mới công suất 2 đến 4 triệu tấn năm, nhà máy gạch; nhà máy chế biến rác thải .. vv.

Lưới điện cao thế và trung thế từ nay đến năm 2020 dự kiến như sau: Xây dựng mới đường dây cao thế 35KV: 10km; hệ thống trung thế trong khu vực nội thị thay thế đường dây trần bằng cáp ngầm, đối với khu vực ngoại thị có thể đi cáp bọc nổi trên không. Đầu tư nâng cấp và cải tạo hệ thống điện đường hai tuyến Trần Phú và Nguyễn Huệ (trên Quốc lộ 1A). Đường dây hạ thế toàn thị xã hiện có 101,92km, đến năm 2020 dự kiến đầu tư mới 50 km trong các khu đô thị mới và cải tạo 100% đường dây hạ thế hiện có.

3. Hệ thống cấp nước: Đầu tư nâng cấp thiết bị máy bơm, hệ thống bể lọc và mạng đường ống cấp I và II để nâng công suất của hệ thống cấp nước sạch lên 13.000 m3/ngày đêm đảm bảo cấp đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn.

4. Hệ thống thoát nước mưa: Kết hợp 3 loại hình: Mương hở thu đón nước từ trên đồi; mương nắp đan thu đón nước từ trên đồi; mương nắp đan thu đón nước; trong các khu dân cư; cống ngầm thu đón nước cho khu dân cư và dọc đường phố chính. Hướng thoát chính là Tây Bấc sang đông nam dẫn vào 5 suối khe cạn: suối Sòng, Cổ đam, Ba voi, khe Gỗ. tất cả đều đổ về 2 sông chính là sông Tống Giang và sông Tam Điệp. Chia làm 3 khu vực chính sau.

* Khu vực 1: Khu Tây Bắc Ga thuộc phường Ngọc Trạo, phường Bắc Sơn và một phần xã Quang Trung. Xây dựng các mương thót nước chính, theo các trục đường giao thông dẫn vào suối Sòng và suối khe cạn qua hồ điều hoà dẫn về sông Tống Giang và sông Tam Điệp. Tổng chiều dài mương thoát nước mưa theo hệ thống các tuyến đường trên là 64,34 Km (cả 2 phía)

* Khu vưc 2: Khu vực trung tâm thuộc các địa bàn các phường Ba Đinh, Ngọc Trạo , Lam Sơn, xã Quang trung xây dựng các tuyến thoát nước chính theo các trục đường giao thông đổ vào suối Sòng, suói Chín Giếng và suối Cổ đam thoát nước mưa theo hệ thống các tuyến đường trên là: 97,19( cả 2 phía)

* Khu vực 3: Khu vực phía Đông đường Lê lợi thuộc địa bàn phường Đông Sơn và mmọt phần phường Lam Sơn.Xây dựng các tuyến thoát nước chính chảy vào suối Ba voi đổ vè hồ điều hoà hoát ra sông Tam Điệp.Tổng chiều dài mươmg thoát nước mưa theo hệ thống cá tuyến đường trên là 70,64 Km ( cả 2 phía )

Để giảm kinh phí các tuyến nước và tạo môi trường sinh thái cần cải tạo 5 hồ điều hoà và thoát nước ở 3 khu vực chính của thị xã gồm có:

- Hồ điều hoà khu vực I phía tây quốc lộ 1A ( thuộc địa phận phường Ngọc trạo, Bắc Sơn và một phần xã Quang Trung) diện tích 21,9ha.

- Hồ điều hoà khu vực II phía Đông quốc lộ 1A ( thuộc địa phận phường Ngọc trạo, Ba đình , xã Quang Trung) diện tích 13,1ha.

- Hồ điều hoà khu vực III phía Đông đường Lê Lợi ( thuộc địa phận phường Đông Sơn , và một phần phường Lam Sơn).

- Để góp phần cải tạo môi trường sinh thái thị xã trong những năm tới tiến hành lập dự án đầu tư nâng cấp cải tạo hai bờ sông Tam Điệp thông qua việc kêu gọi đầu tư bằng hình thức BOT, xây dựng những khu vui chơi giải trí dọc hai bờ sông tạo moi trường sinh thái xanh sạch đẹp, ddoongf thời nạo vét lòng sông để khơi thông dòng chảy.

5. Hệ thống thoát nước: xây dựng hệ thống nước thoát nước thải sinh hoạt và hệ thống nước thải công nghiệp độc lập và phải được xử lý trước khi thoát ra hệ thống chung.

* Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt:

Hệ thống sử lý nước thải sinh hoạt được đầu tư tại hai khu vực;

- khu vực I gồm các phường Bắc Sơn, Ngọc Trạo, Ba đình và xã Quang Trung, tổng chiều dài các đường ống dẫn về khu xử lý nước thải khu vực I là 50,042 km. Đầu tư trạm xử lý nước thải giai đoạn I công suất 2000m3 ngày/ đêm giai đoạn II đầu tư nâng cấp lên 8000m3 ngày/ đêm.

*Hệ thống thoát nước thải công nghiệp:

Nước thải công nghiệp được phân thành các khu vực sau:

- Khu công nghiệp tập trung ở phía Bắc thị xã : Tất cả nước thải ở khu vực công nghiệp được thu dẫn về trạm xử lý ở phía Nam đường ra bể rác của thị xã. Xây dựng trạm xử lý nước thải công nghiệp tại phía nam đường ra bãi rác thị xã, công xuất giai đoạn I là 14.000m3ngày/đêm, giai đoạn II nâng cấp lên 28.000m3 ngày /đêm.

- Nước thải khu công nghiệp của các cụm công nghiệp nằm trong phạm vi thị xã đều phải được xử lý cục bộ, đạt tiêu chuẩn loại B mới được thải ra hệ thống thoát nước chung.

6. Thu gom và xử lý chất thải rắn: Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công nhà máy xử lý rác thải để có thể đưa nhà máy đi vào hoạt động. Đối với chất thải rắn do các nhà máy thải ra, phải xử lý cục bộ, phân loại và có bãi chôn cất, thu gom chuyển vào nhà máy xử lý rác thải công nghiệp tại phường Đông Sơn.

7. Quy hoạch phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông:
Tiếp tục hiện đại hoá mạng viễn thông tăng thêm dung lượng cho các tổng đài. Từ năm 2011 đến 2020, dự kiến cải tạo 3 trạm điện thoại hiện có và đầu tư mới 5 trạm: Một trạm đặt tại cụm công nghiệp phía tây bắc thị xã; một trặm đặt tại khu công nghiệp phía bắc thị xã; một trạm đặt tại phường Đông Sơn; một trạm đặt tại khu đồi Bỉm; một trạm đặt tại xã Hà Lan. Đến năm 2020 tổng số các tuyến cáp thông tin chính trong thị xã là 38.8 km, trong đó đầu tư mới là 24.65km. Nâng tổng số máy điện thoại 2020 là 60.000 máy, bình quân 40 máy trên 100 dân. Đến năm 2010 có 100% cơ quan sử dung Internet.

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC