Truy cập

Hôm nay:
5946
Hôm qua:
5240
Tuần này:
24557
Tháng này:
144411
Tất cả:
6391159

Bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Tân Sửu và mùa Lễ hội Xuân 2021

Tết Nguyên đán Tân Sửu đang đến gần và sau Tết là mùa lễ hội Xuân 2021, đây được xem là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn nhất trong năm. Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm, sự cố về an toàn thực phẩm, ngày 4/1/2021, UBND thị xã đã ban hành Kế hoạch số 03/KH-UBND về “Triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Tân Sửu và mùa Lễ hội Xuân 2021”.

anh BS112.jpg


Theo đó, UBND thị xã yêu cầu trong thời gian từ ngày 01/01/2021 đến hết ngày 20/3/2021, các ngành chức năng và các địa phương trên địa bàn thị xã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm cũng như các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và tiêu dùng thực phẩm đến người dân; Thực hiện thanh tra, kiểm tra liên ngành từ cấp thị xã đến cấp xã, phường, trong đó tập trung kiểm tra các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết và lễ hội có yếu tố nguy cơ cao, các sản phẩm thực phẩm được cung ứng từ ngoài địa bàn thị xã; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm.
Cũng tại Kế hoạch, UBND thị xã đã nêu rõ đối tượng và nội dung cần tuyên truyền, cụ thể: Đối với người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, các ngành chức năng và địa phương cần tuyên truyền, phổ biếp các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đặc biệt điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán; Các hộ kinh doanh, sản xuất, chế biết thực phẩm cần sử dụng nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối tượng theo quy định. Đồng thời, cần tuyên truyền, phổ biến Nghị định số 105 ngày 14/9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu; Nghị định số 15 ngày 02/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; Nghị định số 115 ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, thực hiện công khai tên, địa chỉ các tổ chức, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm trái pháp luật.

Đối với người tiêu dùng thực phẩm, không mua thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh không đảm bảo an toàn, sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; không nên mua, tích trữ quá nhiều thực phẩm trong ngày Tết để tránh sử dụng sản phẩm không tươi, mất dinh dưỡng hoặc mốc hỏng. Người tiêu dùng cũng không nên lạm dụng rượu, bia trong ngày Tết; không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân; không uống rượu khi: Không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị; Người dưới 18 tuổi không được uống rượu, bia. Thực hiện khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, đồng thời thông tin về cơ sở thực phẩm (tên, địa chỉ) vi phạm về an toàn thực phẩm để nhân dân biết và tránh sử dụng các thực phẩm không đảm bảo an toàn.

Tùy theo điều kiện thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương và phù hợp với yêu cầu về phòng chống dịch Covid-19 để lựa chọn hình thức thực hiện hoạt động truyền thông đảm bảo an toàn thực phẩm, như: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát huy hiệu quả của hệ thống đài truyền thanh từ thị xã đến cơ sở; Truyền thông trực tiếp thông qua hội nghị, hội thảo, tập huấn, hội thi, hội diễn; Tuyên truyền cổ động trực quan qua băng zôn, khẩu hiệu, tờ rơi, áp phích... Đặc biệt, cần huy động sự hưởng ứng tham gia của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các tổ chức, đoàn thể bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cùng tham gia vào các hoạt động truyền thông bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Tân Sửu và Lễ hội Xuân 2021.

UBND thị xã cũng giao Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm Thị xã là đầu mối giúp Ban Chỉ đạo thị xã tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Nguyễn Tới

Bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Tân Sửu và mùa Lễ hội Xuân 2021

Tết Nguyên đán Tân Sửu đang đến gần và sau Tết là mùa lễ hội Xuân 2021, đây được xem là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn nhất trong năm. Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm, sự cố về an toàn thực phẩm, ngày 4/1/2021, UBND thị xã đã ban hành Kế hoạch số 03/KH-UBND về “Triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Tân Sửu và mùa Lễ hội Xuân 2021”.

anh BS112.jpg


Theo đó, UBND thị xã yêu cầu trong thời gian từ ngày 01/01/2021 đến hết ngày 20/3/2021, các ngành chức năng và các địa phương trên địa bàn thị xã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm cũng như các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và tiêu dùng thực phẩm đến người dân; Thực hiện thanh tra, kiểm tra liên ngành từ cấp thị xã đến cấp xã, phường, trong đó tập trung kiểm tra các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết và lễ hội có yếu tố nguy cơ cao, các sản phẩm thực phẩm được cung ứng từ ngoài địa bàn thị xã; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm.
Cũng tại Kế hoạch, UBND thị xã đã nêu rõ đối tượng và nội dung cần tuyên truyền, cụ thể: Đối với người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, các ngành chức năng và địa phương cần tuyên truyền, phổ biếp các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đặc biệt điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán; Các hộ kinh doanh, sản xuất, chế biết thực phẩm cần sử dụng nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối tượng theo quy định. Đồng thời, cần tuyên truyền, phổ biến Nghị định số 105 ngày 14/9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu; Nghị định số 15 ngày 02/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; Nghị định số 115 ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, thực hiện công khai tên, địa chỉ các tổ chức, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm trái pháp luật.

Đối với người tiêu dùng thực phẩm, không mua thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh không đảm bảo an toàn, sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; không nên mua, tích trữ quá nhiều thực phẩm trong ngày Tết để tránh sử dụng sản phẩm không tươi, mất dinh dưỡng hoặc mốc hỏng. Người tiêu dùng cũng không nên lạm dụng rượu, bia trong ngày Tết; không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân; không uống rượu khi: Không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị; Người dưới 18 tuổi không được uống rượu, bia. Thực hiện khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, đồng thời thông tin về cơ sở thực phẩm (tên, địa chỉ) vi phạm về an toàn thực phẩm để nhân dân biết và tránh sử dụng các thực phẩm không đảm bảo an toàn.

Tùy theo điều kiện thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương và phù hợp với yêu cầu về phòng chống dịch Covid-19 để lựa chọn hình thức thực hiện hoạt động truyền thông đảm bảo an toàn thực phẩm, như: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát huy hiệu quả của hệ thống đài truyền thanh từ thị xã đến cơ sở; Truyền thông trực tiếp thông qua hội nghị, hội thảo, tập huấn, hội thi, hội diễn; Tuyên truyền cổ động trực quan qua băng zôn, khẩu hiệu, tờ rơi, áp phích... Đặc biệt, cần huy động sự hưởng ứng tham gia của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các tổ chức, đoàn thể bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cùng tham gia vào các hoạt động truyền thông bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Tân Sửu và Lễ hội Xuân 2021.

UBND thị xã cũng giao Văn phòng điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm Thị xã là đầu mối giúp Ban Chỉ đạo thị xã tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC