Truy cập

Hôm nay:
903
Hôm qua:
4784
Tuần này:
14274
Tháng này:
134128
Tất cả:
6380876

Hỗ trợ thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi.

Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn Châu Phi, bên cạnh các giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền người dân thực hiện các quy trình an toàn trong chăn nuôi; thành lập các chốt kiểm dịch; kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ, vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn; chôn lấp tiêu hủy lợn dịch đúng quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường... thì việc thực hiện cơ chế hỗ trợ người chăn nuôi lợn bị tiêu hủy do dịch tả lợn Châu Phi đang được Thị xã triển khai kịp thời, khách quan, minh bạch.

Theo kết quả thống kê, trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn có 518 hộ gia đình, 34 trang trại và 06 doanh nghiệp chăn nuôi lợn với tổng số đàn là 14.257 con lợn. Tính đến ngày 12/6/2019, bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 17 hộ chăn nuôi thuộc 5 phường, xã trên địa bàn thị xã, số lợn đã tiêu hủy là 270 con, với trọng lượng 20.299 kg (chiếm 1,89% tổng đàn).

Để hỗ trợ thiệt hại cho người sản xuất do lợn bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi, các cơ quan chức năng từ Thị xã đến phường, xã và thôn, xóm đã thực hiện phân loại, cân trọng lượng của lợn dịch trước khi đem đi tiêu hủy; niêm yết công khai số lượng và trọng lượng lợn bị dịch của từng hộ gia đình tại Nhà văn hóa thôn, xóm, khu phố; lập danh sách báo cáo Tỉnh theo quy định. Nguồn kinh phí hỗ trợ thiệt hại cho người sản xuất được thực hiện theo Quyết định số 12/2019/QĐ-UBND ngày 08/5/2019 và Quyết định số 15/2019/QĐ-UBND ngày 27/5/2019 của UBND tỉnh, theo đó ngân sách Tỉnh hỗ trợ 70% nhu cầu kinh phí, ngân sách Thị xã hỗ trợ 30% nhu cầu kinh phí.

Việc xác định mức hỗ trợ thiệt hại cho người sản xuất do lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi được thực hiện theo văn bản số 2309/STC-HCSN ngày 07/6/2019 của Sở Tài chính Thanh Hóa Về việc hướng dẫn xác định giá trị thị trường lợn hơi làm cơ sở xác định mức hỗ trợ thiệt hại cho người sản xuất, cụ thể:

Mức hỗ trợ thiệt hại cho người sản xuất do lợn bị mắc bệnh lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả lợn Châu Phi phải tiêu hủy trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bằng (=) Giá thị trường tại thời điểm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa khi có dịch bệnh xảy ra nhân (x) 80%.

Giá thị trường tại thời điểm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa khi có dịch bệnh xảy ra được xác định như sau: Tháng 3, tháng 4 được áp dụng 36.000đ/kg hơi; Tháng 5: 35.000đ/kg hơi; Từ 01/6/2019, Sở Tài chính sẽ công bố giá theo tuần theo mức một giá làm cơ sở xác định mức hỗ trợ thiệt hại cho người sản xuất do có lợn bị mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi phải tiêu hủy trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Để thực hiện hỗ trợ thiệt hại cho người sản xuất do lợn bị dịch phải tiêu hủy, Chủ tịch UBND thị xã cũng đã yêu cầu: UBND các phường, xã phải chịu trách nhiệm xác định chính xác đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ cho từng đối tượng, chi trả, thanh, quyết toán kinh phí đúng đối tượng, đúng chế độ, không để thất thoát lãng phí và xảy ra tiêu cực, trục lợi chính sách.
Nguyễn Tới

Hỗ trợ thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi.

Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn Châu Phi, bên cạnh các giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền người dân thực hiện các quy trình an toàn trong chăn nuôi; thành lập các chốt kiểm dịch; kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ, vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn; chôn lấp tiêu hủy lợn dịch đúng quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường... thì việc thực hiện cơ chế hỗ trợ người chăn nuôi lợn bị tiêu hủy do dịch tả lợn Châu Phi đang được Thị xã triển khai kịp thời, khách quan, minh bạch.

Theo kết quả thống kê, trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn có 518 hộ gia đình, 34 trang trại và 06 doanh nghiệp chăn nuôi lợn với tổng số đàn là 14.257 con lợn. Tính đến ngày 12/6/2019, bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 17 hộ chăn nuôi thuộc 5 phường, xã trên địa bàn thị xã, số lợn đã tiêu hủy là 270 con, với trọng lượng 20.299 kg (chiếm 1,89% tổng đàn).

Để hỗ trợ thiệt hại cho người sản xuất do lợn bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi, các cơ quan chức năng từ Thị xã đến phường, xã và thôn, xóm đã thực hiện phân loại, cân trọng lượng của lợn dịch trước khi đem đi tiêu hủy; niêm yết công khai số lượng và trọng lượng lợn bị dịch của từng hộ gia đình tại Nhà văn hóa thôn, xóm, khu phố; lập danh sách báo cáo Tỉnh theo quy định. Nguồn kinh phí hỗ trợ thiệt hại cho người sản xuất được thực hiện theo Quyết định số 12/2019/QĐ-UBND ngày 08/5/2019 và Quyết định số 15/2019/QĐ-UBND ngày 27/5/2019 của UBND tỉnh, theo đó ngân sách Tỉnh hỗ trợ 70% nhu cầu kinh phí, ngân sách Thị xã hỗ trợ 30% nhu cầu kinh phí.

Việc xác định mức hỗ trợ thiệt hại cho người sản xuất do lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi được thực hiện theo văn bản số 2309/STC-HCSN ngày 07/6/2019 của Sở Tài chính Thanh Hóa Về việc hướng dẫn xác định giá trị thị trường lợn hơi làm cơ sở xác định mức hỗ trợ thiệt hại cho người sản xuất, cụ thể:

Mức hỗ trợ thiệt hại cho người sản xuất do lợn bị mắc bệnh lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả lợn Châu Phi phải tiêu hủy trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bằng (=) Giá thị trường tại thời điểm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa khi có dịch bệnh xảy ra nhân (x) 80%.

Giá thị trường tại thời điểm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa khi có dịch bệnh xảy ra được xác định như sau: Tháng 3, tháng 4 được áp dụng 36.000đ/kg hơi; Tháng 5: 35.000đ/kg hơi; Từ 01/6/2019, Sở Tài chính sẽ công bố giá theo tuần theo mức một giá làm cơ sở xác định mức hỗ trợ thiệt hại cho người sản xuất do có lợn bị mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi phải tiêu hủy trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Để thực hiện hỗ trợ thiệt hại cho người sản xuất do lợn bị dịch phải tiêu hủy, Chủ tịch UBND thị xã cũng đã yêu cầu: UBND các phường, xã phải chịu trách nhiệm xác định chính xác đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ cho từng đối tượng, chi trả, thanh, quyết toán kinh phí đúng đối tượng, đúng chế độ, không để thất thoát lãng phí và xảy ra tiêu cực, trục lợi chính sách.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC