Truy cập

Hôm nay:
4967
Hôm qua:
6831
Tuần này:
28902
Tháng này:
172096
Tất cả:
6231404

Hội nghị trực tuyến nghe báo cáo đánh giá tình hình và triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh Covid – 19, bệnh Cúm gia cầm A/H5N6 và các loại dịch bệnh động vật khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Sáng ngày 15/02/2020, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến nghe báo cáo đánh giá tình hình và triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh Covid – 19, bệnh Cúm gia cầm A/H5N6 và các loại dịch bệnh động vật khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đồng chí Nguyễn Đình Xứng – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

TT.jpg
Tham dự tại điểm cầu thị xã Bỉm Sơn có đồng chí Bùi Huy Hùng – Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã; Tống Thanh Bình - Ủy viên Ban Thường vụ Thị ủy, Phó Chủ tịch UBND thị xã; Các đồng chí trong Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên người; Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật, thủy sản trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn năm 2020.

Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo Sở Y tế đã báo cáo tình hình phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid -19). Theo đó, tính đến ngày 14/02/2020, tỉnh Thanh Hóa có 01 trường hợp nhiễm Covid-19 (đã điều trị khỏi và xuất viện ngày 03/2/2020); 05 bệnh nhân và người đi từ vùng dịch về đang được cách ly, theo dõi tại bệnh viện; 915 lao động Việt Nam từ Trung Quốc về được cách ly tại gia đình; 646 người Trung Quốc được cách ly tại doanh nghiệp. Với phương châm: Cách ly, giám sát, truyền thông, 4 tại chỗ và điều trị, Hệ thống y tế Thanh Hoá đã giám sát, theo dõi sát tình trạng sức khoẻ của các trường hợp này đồng thời đảm bảo tất cả những người mắc bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh được phát hiện sớm, cách ly, theo dõi, điều trị tại bệnh viện để không lây lan, phát tán mầm bệnh. Đến nay, mặc dù dịch bệnh đang được kiểm soát tốt, song Thanh Hóa vẫn đang đứng trước nhiều mối nguy cơ do diễn biến phức tạp của dịch.

Về tình hình dịch bệnh động vật theo báo cáo tóm tắt của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến14h ngày 14/02/2020, bệnh cúm gia cầm A/H5N6 đã xảy ra tại 25 hộ chăn nuôi, 10 thôn, 7 xã, 5 huyện, thành phố làm trên 3.900 con gia cầm mắc bệnh, buộc phải tiêu huỷ 28.582 con gia cầm. Mặt khác, Dịch tả lợn Châu Phi còn 10 huyện, 37 xã chưa công bố hết dịch. Bên cạnh đó từ đầu tháng 2/2020, bệnh lở mồm long móng đã xảy ra tại 17 hộ chăn nuôi làm 98 con trâu, bò mắc bệnh.

Phát biểu thảo luận tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo các địa phương đều thể hiện quyết tâm, quyết liệt trong công tác phòng, chống các dịch bệnh. Một số lãnh đạo địa phươngđã đưa ra những giải pháp và kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh; đồng thời đề xuất những khó khăn trong công tác chỉ đạo, điều hành như: việc tìm nguồn mua hóa chất, dụng cụ cho việc tiêu độc, khử trùng gặp khó khăn; trang bị quần áo bảo hộ và khẩu trang y tế khan hiếm... Các đại biểu cũng thảo luận về những vấn đề tác động, ảnh hưởng của dịch bệnh đối với kinh tế, giáo dục, văn hóa - xã hội trên địa bàn tỉnh và đưa ra giải pháp khắc phục.

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đồng chí Nguyễn Đình Xứng – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu tất cả các địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp với mục tiêu: “Không để dịch lây lan thứ phát trên địa bàn tỉnh”. Các ngành, các địa phương làm tốt công tác truyền thông, tuyên truyền đúng cách về công tác tiêu độc khử trùng, vệ sinh cá nhân, luôn sẵn sàng ứng phó với tinh thần "bình tĩnh, chủ động để xử lý". Cần giám sát chặt chẽ các nguồn lây, từng người dân có trách nhiệm giám sát, thông báo với chính quyền địa phương, đồng thời yêu cầu cấp xã nắm bắt chặt mọi diễn biến tình hình trong xã, nếu xảy ra vấn đề lây lan dịch bệnh rộng, Chủ tịch UBND xã đó phải chịu trách nhiệm. Yêu cầu Sở Y tế, Công an tỉnh phối hợp với các đơn vị chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, rà soát nắm chắc các đối tượng thuộc diện phải cách ly theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và UBND tỉnh để tổ chức cách ly bắt buộc ngay nhằm ngăn chặn nguồn lây dịch bệnh Covid-19. Về tiêu độc, khử trùng tại các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là trường học phải có hướng dẫn cụ thể, đúng cách. Về các biện pháp hạn chế tiếp xúc, thực hiện đúng chỉ đạo của Trung ương "tạm dừng tất cả các lễ hội"; đối với giáo dục, thực hiện đúng chỉ đạo cho học sinh nghỉ hết tháng 02/2020, đồng thời Sở Giáo dục và Đào tạo phải có hướng dẫn chi tiết về các vấn đề tự học tại nhà cho học sinh; chuẩn bị kỹ công tác trước khi cho học sinh quay trở lại trường. Các huyện phải xây dựng phương án 4 tại chỗ, giao Sở Y tế kiểm tra công tác chuẩn bị tại các địa phương. Các Sở, ngành xây dựng phương án về tác động của dịch bệnh đối với kinh tế - xã hội và giải pháp thực hiện đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Về công tác phòng chống dịch H5N6, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương cần phát hiện sớm, giám sát dịch, không giấu dịch, không được để xảy ra hiện tượng bán tháo, bán chạy gia cầm trong vùng dịch; tổ chức tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm, tăng cường xử dụng vôi bột để tiêu độc, khử trùng. Yêu cầu ngành nông nghiệp phải khống chế và chấm dứt dịch trong tháng 2/2020.

Về tình hình diễn biến dịch tả lợn Châu Phi, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề ra mục tiêu đến tháng 2/2020 không để phát sinh dịch mới và hết tháng 3/2020 công bố hết dịch trên địa bàn toàn tỉnh. Yêu cầu các ngành, các địa phương thực hiện nghiêm Chỉ thị của UBND tỉnh về phòng chống dịch; các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo đủ điều kiện mới cho tái đàn đồng thời chú trọng công tác tiêu độc khử trùng.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp các ngành, các địa phương, đơn vị và từng người dân phải thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “chống dịch như chống giặc”; xiết chặt kỷ cương trong phòng chống dịch, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các biện pháp phòng chống dịch; xác định chống dịch cũng là thực thực hiện các giải pháp, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.

Sau hội nghị trực tuyến với Tỉnh, đồng chí Bùi Huy Hùng – Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã yêu cầu các ngành, các địa phương, đơn vị trên địa bàn thị xã thực hiện tốt các nội dung về phòng chống dịch theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị. Bên cạnh đó, đồng chí Chủ tịch UBND thị xã đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền đến thành viên, hội viên và toàn thể nhân dân thực hiện tốt công tác phát hiện, giám sát, theo dõi để thực hiện tốt việc cách ly, điều trị những trường hợp bị nghi nhiễm dịch bệnh Covid-19; Đài Truyền thanh – Truyền hình Bỉm Sơn cập nhật thông tin về diễn biến dịch bệnh để kịp thời tuyên truyền đến người dân được biết, tránh gây hoang mang trong dư luận; Yêu cầu phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng dịch trường lớp, tạo môi trường an toàn khi đón học sinh quay trở lại trường.
Nguyễn Tới

Hội nghị trực tuyến nghe báo cáo đánh giá tình hình và triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh Covid – 19, bệnh Cúm gia cầm A/H5N6 và các loại dịch bệnh động vật khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Sáng ngày 15/02/2020, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến nghe báo cáo đánh giá tình hình và triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh Covid – 19, bệnh Cúm gia cầm A/H5N6 và các loại dịch bệnh động vật khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đồng chí Nguyễn Đình Xứng – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

TT.jpg
Tham dự tại điểm cầu thị xã Bỉm Sơn có đồng chí Bùi Huy Hùng – Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã; Tống Thanh Bình - Ủy viên Ban Thường vụ Thị ủy, Phó Chủ tịch UBND thị xã; Các đồng chí trong Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên người; Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật, thủy sản trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn năm 2020.

Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo Sở Y tế đã báo cáo tình hình phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid -19). Theo đó, tính đến ngày 14/02/2020, tỉnh Thanh Hóa có 01 trường hợp nhiễm Covid-19 (đã điều trị khỏi và xuất viện ngày 03/2/2020); 05 bệnh nhân và người đi từ vùng dịch về đang được cách ly, theo dõi tại bệnh viện; 915 lao động Việt Nam từ Trung Quốc về được cách ly tại gia đình; 646 người Trung Quốc được cách ly tại doanh nghiệp. Với phương châm: Cách ly, giám sát, truyền thông, 4 tại chỗ và điều trị, Hệ thống y tế Thanh Hoá đã giám sát, theo dõi sát tình trạng sức khoẻ của các trường hợp này đồng thời đảm bảo tất cả những người mắc bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh được phát hiện sớm, cách ly, theo dõi, điều trị tại bệnh viện để không lây lan, phát tán mầm bệnh. Đến nay, mặc dù dịch bệnh đang được kiểm soát tốt, song Thanh Hóa vẫn đang đứng trước nhiều mối nguy cơ do diễn biến phức tạp của dịch.

Về tình hình dịch bệnh động vật theo báo cáo tóm tắt của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến14h ngày 14/02/2020, bệnh cúm gia cầm A/H5N6 đã xảy ra tại 25 hộ chăn nuôi, 10 thôn, 7 xã, 5 huyện, thành phố làm trên 3.900 con gia cầm mắc bệnh, buộc phải tiêu huỷ 28.582 con gia cầm. Mặt khác, Dịch tả lợn Châu Phi còn 10 huyện, 37 xã chưa công bố hết dịch. Bên cạnh đó từ đầu tháng 2/2020, bệnh lở mồm long móng đã xảy ra tại 17 hộ chăn nuôi làm 98 con trâu, bò mắc bệnh.

Phát biểu thảo luận tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo các địa phương đều thể hiện quyết tâm, quyết liệt trong công tác phòng, chống các dịch bệnh. Một số lãnh đạo địa phươngđã đưa ra những giải pháp và kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh; đồng thời đề xuất những khó khăn trong công tác chỉ đạo, điều hành như: việc tìm nguồn mua hóa chất, dụng cụ cho việc tiêu độc, khử trùng gặp khó khăn; trang bị quần áo bảo hộ và khẩu trang y tế khan hiếm... Các đại biểu cũng thảo luận về những vấn đề tác động, ảnh hưởng của dịch bệnh đối với kinh tế, giáo dục, văn hóa - xã hội trên địa bàn tỉnh và đưa ra giải pháp khắc phục.

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đồng chí Nguyễn Đình Xứng – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu tất cả các địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp với mục tiêu: “Không để dịch lây lan thứ phát trên địa bàn tỉnh”. Các ngành, các địa phương làm tốt công tác truyền thông, tuyên truyền đúng cách về công tác tiêu độc khử trùng, vệ sinh cá nhân, luôn sẵn sàng ứng phó với tinh thần "bình tĩnh, chủ động để xử lý". Cần giám sát chặt chẽ các nguồn lây, từng người dân có trách nhiệm giám sát, thông báo với chính quyền địa phương, đồng thời yêu cầu cấp xã nắm bắt chặt mọi diễn biến tình hình trong xã, nếu xảy ra vấn đề lây lan dịch bệnh rộng, Chủ tịch UBND xã đó phải chịu trách nhiệm. Yêu cầu Sở Y tế, Công an tỉnh phối hợp với các đơn vị chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, rà soát nắm chắc các đối tượng thuộc diện phải cách ly theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và UBND tỉnh để tổ chức cách ly bắt buộc ngay nhằm ngăn chặn nguồn lây dịch bệnh Covid-19. Về tiêu độc, khử trùng tại các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là trường học phải có hướng dẫn cụ thể, đúng cách. Về các biện pháp hạn chế tiếp xúc, thực hiện đúng chỉ đạo của Trung ương "tạm dừng tất cả các lễ hội"; đối với giáo dục, thực hiện đúng chỉ đạo cho học sinh nghỉ hết tháng 02/2020, đồng thời Sở Giáo dục và Đào tạo phải có hướng dẫn chi tiết về các vấn đề tự học tại nhà cho học sinh; chuẩn bị kỹ công tác trước khi cho học sinh quay trở lại trường. Các huyện phải xây dựng phương án 4 tại chỗ, giao Sở Y tế kiểm tra công tác chuẩn bị tại các địa phương. Các Sở, ngành xây dựng phương án về tác động của dịch bệnh đối với kinh tế - xã hội và giải pháp thực hiện đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Về công tác phòng chống dịch H5N6, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương cần phát hiện sớm, giám sát dịch, không giấu dịch, không được để xảy ra hiện tượng bán tháo, bán chạy gia cầm trong vùng dịch; tổ chức tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm, tăng cường xử dụng vôi bột để tiêu độc, khử trùng. Yêu cầu ngành nông nghiệp phải khống chế và chấm dứt dịch trong tháng 2/2020.

Về tình hình diễn biến dịch tả lợn Châu Phi, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề ra mục tiêu đến tháng 2/2020 không để phát sinh dịch mới và hết tháng 3/2020 công bố hết dịch trên địa bàn toàn tỉnh. Yêu cầu các ngành, các địa phương thực hiện nghiêm Chỉ thị của UBND tỉnh về phòng chống dịch; các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo đủ điều kiện mới cho tái đàn đồng thời chú trọng công tác tiêu độc khử trùng.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp các ngành, các địa phương, đơn vị và từng người dân phải thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “chống dịch như chống giặc”; xiết chặt kỷ cương trong phòng chống dịch, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các biện pháp phòng chống dịch; xác định chống dịch cũng là thực thực hiện các giải pháp, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.

Sau hội nghị trực tuyến với Tỉnh, đồng chí Bùi Huy Hùng – Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã yêu cầu các ngành, các địa phương, đơn vị trên địa bàn thị xã thực hiện tốt các nội dung về phòng chống dịch theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị. Bên cạnh đó, đồng chí Chủ tịch UBND thị xã đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền đến thành viên, hội viên và toàn thể nhân dân thực hiện tốt công tác phát hiện, giám sát, theo dõi để thực hiện tốt việc cách ly, điều trị những trường hợp bị nghi nhiễm dịch bệnh Covid-19; Đài Truyền thanh – Truyền hình Bỉm Sơn cập nhật thông tin về diễn biến dịch bệnh để kịp thời tuyên truyền đến người dân được biết, tránh gây hoang mang trong dư luận; Yêu cầu phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng dịch trường lớp, tạo môi trường an toàn khi đón học sinh quay trở lại trường.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC