Truy cập

Hôm nay:
765
Hôm qua:
5994
Tuần này:
25370
Tháng này:
145224
Tất cả:
6391972

Hội nghị trực tuyến toàn quốc “Công tác dân vận trong hoạt động hòa giải”

Sáng 13/7/2020, Ban Dân vận Trung ương, Đảng đoàn MTTQ Việt Nam, Ban Cán sự Đảng Tòa án Nhân dân tối cao, Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã phối hợp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc “Công tác dân vận trong hoạt động hòa giải”. Các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Lê Thành Long, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ Tư pháp đồng chủ trì hội nghị.

Dan van.jpg


Dự hội nghị tại điểm cầu thị xã Bỉm Sơn có các đồng chí: Nguyễn Thanh Tùng, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy; Trịnh Thị Huyền - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Thị ủy cùng lãnh đạo Ủy ban MTTQ thị xã; Tòa án nhân dân thị xã Bỉm Sơn; phòng Tư pháp UBND thị xã; Trưởng khối dân vận và đại diện hòa giải viên các phường, xã.

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Trương Thị Mai, Trưởng Ban Dân vận Trung ương nhấn mạnh: Công tác dân vận trong hoạt động hòa giải tại cơ sở và các cơ quan, đơn vị là hoạt động vô cùng quan trọng trong việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội. Hoạt động hòa giải ở cơ sở là phương thức giải quyết mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp ở cộng đồng dân cư, hình thành từ rất sớm như một truyền thống văn hóa trong đời sống của người Việt. Việc hòa giải thành sẽ hàn gắn và khôi phục tình cảm giữa các bên tranh chấp, giúp duy trì mối quan hệ đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng. Vì thế, hòa giải ở cơ sở là chỗ dựa cho việc tổ chức một xã hội đoàn kết, hòa hợp, đồng thuận, người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tạo tiền đề cho ổn định chính trị và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Theo Báo cáo của Bộ Tư pháp về thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở: Qua 6 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở và tổ hòa giải được củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng. Đến ngày 31/12/2019, cả nước có trên 96.000 tổ hòa giải được thành lập tại thôn, tổ dân phố với gần 601.000 hòa giải viên. Trung bình mỗi năm, các tổ hòa giải ở cơ sở trên phạm vi cả nước đã tiến hành hòa giải trên 140.000 vụ, việc. Số lượng các vụ, việc không phải đưa ra giải quyết tại các cơ quan Nhà nước đã tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền của cho nhân dân, giảm tải công việc cho các cơ quan tư pháp và giảm bớt gánh nặng chi tiêu cho ngân sách Nhà nước.

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đã nêu nhiều kinh nghiệm hay về xây dựng mô hình hòa giải ở khu dân cư. Bên cạnh đó, các đại biểu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác dân vận trong hoạt động hòa giải, đồng thời đề nghị Quốc hội sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về công tác hòa giải ở cơ sở; Ban Dân vận Trung ương tiếp tục chỉ đạo phát huy và nâng cao hơn nữa vai trò của công tác dân vận trong hoạt động hòa giải ở cơ sở…

Phát biểu bế mạc hội nghị đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề nghị: Thời gian tới Ban dân vận, MTTQ, tòa án nhân dân, cơ quan tư pháp các cấp tiếp tục quan tâm, phối hợp chỉ đạo thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở. Cùng với nâng cao nhận thức của cấp ủy về công tác hòa giải ở cơ sở cần tiếp tục tham mưu hoàn thiện chính sách, thể chế cho công tác hòa giải ở cơ sở, tập trung nâng cao năng lực, kỹ năng (nhất là kỹ năng dân vận khéo) cho đội ngũ hòa giải viên. Mặt khác đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, quan tâm, tạo điều kiện để các hòa giải viên thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở.

.Ngay sau khi kết thúc hội nghị trực tuyến với Trung ương, đồng chí Nguyễn Thanh Tùng – Phó Bí thư Thường trực Thị ủy đề nghị Phòng Tư pháp và các ngành liên quan tăng cường tập huấn, nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho đội ngũ hòa giải viên cơ sở;Ban Dân vận Thị ủy, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Bỉm Sơn, đặc biệt là khối dân vận phường, xã làm tốt hơn nữa công tác dân vận trong hoạt động hòa giải ở cơ sở, kịp thời giải quyết những tranh chấp, bất đồng phát sinh tại cơ sở; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức pháp luật của nhân dân; từ đó hình thành ý thức, thói quen tự giác chấp hành pháp luật, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng gia đình văn hóa, củng cố khối đoàn kết toàn dân trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn.
Nguyễn Tới

Hội nghị trực tuyến toàn quốc “Công tác dân vận trong hoạt động hòa giải”

Sáng 13/7/2020, Ban Dân vận Trung ương, Đảng đoàn MTTQ Việt Nam, Ban Cán sự Đảng Tòa án Nhân dân tối cao, Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp đã phối hợp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc “Công tác dân vận trong hoạt động hòa giải”. Các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Lê Thành Long, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ Tư pháp đồng chủ trì hội nghị.

Dan van.jpg


Dự hội nghị tại điểm cầu thị xã Bỉm Sơn có các đồng chí: Nguyễn Thanh Tùng, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy; Trịnh Thị Huyền - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Thị ủy cùng lãnh đạo Ủy ban MTTQ thị xã; Tòa án nhân dân thị xã Bỉm Sơn; phòng Tư pháp UBND thị xã; Trưởng khối dân vận và đại diện hòa giải viên các phường, xã.

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Trương Thị Mai, Trưởng Ban Dân vận Trung ương nhấn mạnh: Công tác dân vận trong hoạt động hòa giải tại cơ sở và các cơ quan, đơn vị là hoạt động vô cùng quan trọng trong việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội. Hoạt động hòa giải ở cơ sở là phương thức giải quyết mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp ở cộng đồng dân cư, hình thành từ rất sớm như một truyền thống văn hóa trong đời sống của người Việt. Việc hòa giải thành sẽ hàn gắn và khôi phục tình cảm giữa các bên tranh chấp, giúp duy trì mối quan hệ đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng. Vì thế, hòa giải ở cơ sở là chỗ dựa cho việc tổ chức một xã hội đoàn kết, hòa hợp, đồng thuận, người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tạo tiền đề cho ổn định chính trị và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Theo Báo cáo của Bộ Tư pháp về thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở: Qua 6 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở và tổ hòa giải được củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng. Đến ngày 31/12/2019, cả nước có trên 96.000 tổ hòa giải được thành lập tại thôn, tổ dân phố với gần 601.000 hòa giải viên. Trung bình mỗi năm, các tổ hòa giải ở cơ sở trên phạm vi cả nước đã tiến hành hòa giải trên 140.000 vụ, việc. Số lượng các vụ, việc không phải đưa ra giải quyết tại các cơ quan Nhà nước đã tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền của cho nhân dân, giảm tải công việc cho các cơ quan tư pháp và giảm bớt gánh nặng chi tiêu cho ngân sách Nhà nước.

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đã nêu nhiều kinh nghiệm hay về xây dựng mô hình hòa giải ở khu dân cư. Bên cạnh đó, các đại biểu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác dân vận trong hoạt động hòa giải, đồng thời đề nghị Quốc hội sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về công tác hòa giải ở cơ sở; Ban Dân vận Trung ương tiếp tục chỉ đạo phát huy và nâng cao hơn nữa vai trò của công tác dân vận trong hoạt động hòa giải ở cơ sở…

Phát biểu bế mạc hội nghị đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề nghị: Thời gian tới Ban dân vận, MTTQ, tòa án nhân dân, cơ quan tư pháp các cấp tiếp tục quan tâm, phối hợp chỉ đạo thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở. Cùng với nâng cao nhận thức của cấp ủy về công tác hòa giải ở cơ sở cần tiếp tục tham mưu hoàn thiện chính sách, thể chế cho công tác hòa giải ở cơ sở, tập trung nâng cao năng lực, kỹ năng (nhất là kỹ năng dân vận khéo) cho đội ngũ hòa giải viên. Mặt khác đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, quan tâm, tạo điều kiện để các hòa giải viên thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở.

.Ngay sau khi kết thúc hội nghị trực tuyến với Trung ương, đồng chí Nguyễn Thanh Tùng – Phó Bí thư Thường trực Thị ủy đề nghị Phòng Tư pháp và các ngành liên quan tăng cường tập huấn, nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho đội ngũ hòa giải viên cơ sở;Ban Dân vận Thị ủy, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Bỉm Sơn, đặc biệt là khối dân vận phường, xã làm tốt hơn nữa công tác dân vận trong hoạt động hòa giải ở cơ sở, kịp thời giải quyết những tranh chấp, bất đồng phát sinh tại cơ sở; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức pháp luật của nhân dân; từ đó hình thành ý thức, thói quen tự giác chấp hành pháp luật, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng gia đình văn hóa, củng cố khối đoàn kết toàn dân trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC