Truy cập

Hôm nay:
331
Hôm qua:
5994
Tuần này:
24936
Tháng này:
144790
Tất cả:
6391538

Hội nghị trực tuyến triển khai các biện pháp phòng chống Covid-19 trong tình hình mới

Sáng ngày 27/7/2020, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống COVID-19 trong tình hình mới. Các đồng chí Nguyễn Đình Xứng - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh; Phạm Đăng Quyền - Tỉnh uỷ viên, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh, đồng chủ trì hội nghị trực tuyến với các điểm cầu tại các huyện, thị xã, thành phố.

covid19.jpg


Tham dự họp trực tuyến tại điểm cầu Thị xã Bỉm Sơn có đồng chí: Bùi Huy Hùng - Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND Thị xã, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Thị xã; Các đồng chí trong Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid -19 Thị xã.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe Giám đốc Sở Y tế báo cáo công tác phòng chống dịch Covid – 19 trên địa bàn Thanh Hóa 6 tháng đầu năm và đề xuất các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch trong tình hình mới. Theo đó, việc phát hiện các ca bệnh trong cộng đồng tại Đà Nẵng và Quảng Ngãi, nguồn gốc lây nhiễm chưa xác định, trong khi Thanh Hóa và Đà Nẵng là hai địa phương có sự giao lưu sâu, rộng trong nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch... lượng người đi lại giữa hai tỉnh trong thời gian qua là rất lớn (nhất là từ khi mở cửa du lịch nội địa)nên nguy cơ dịch xâm nhập và lây lan ở Thanh Hóa là có thể xảy ra. Trên cơ sở nhận định tình hình dịch, Sở Y tế tỉnh đã đề xuất 6 biện pháp cấp bách phòng chống dịch trong tình hình mới.

Sau khi nghe báo cáo của Sở Y tế, các đại biểu đã bàn các giải pháp giám sát, cách ly đối với những người trở về từ vùng dịch; hạn chế tiếp xúc với những người từ vùng dịch về; phân loại đối tượng để tổ chức cách ly; nhận định đúng các yếu tố nguy cơ để chủ động các giải pháp ứng phó.
Kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Đình Xứng - Chủ tịch UBND Tỉnh nhấn mạnh nguy cơ lây lan dịch bệnh trên địa bàn tỉnh là rất cao bởi lưu lượng giao lưu giữa Đà Nẵng và Thanh Hoá lớn; tính chất dịch phức tạp, nguồn lây không xác định, là khó khăn lớn trong công tác phòng chống dịch. Thanh Hoá đã có kinh nghiệm bước đầu trong công tác phòng chống dịch; đã tăng cường cơ sở vật chất, các phương án ứng phó. Tuy nhiên, nếu không có sự chỉ đạo quyết liệt thì nguy cơ dịch lây lan trong cộng đồng sẽ rất cao.

Đồng chí Chủ tịch UBND Tỉnh đã đề ra một số biện pháp cần phải thực hiện ngay: Thứ nhất, phải khởi động lại ngay các Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 từ tỉnh đến huyện, xã, các tổ giám sát cộng đồng của xã, thôn (các tổ giám sát của xã, thôn “Đi từng ngõ, gõ từng nhà” để nắm chắc đối tượng có nguy cơ cao); duy trì chế độ trực của hệ thống y tế; chính thức kích hoạt công tác phòng chống dịch COVID-19. Thứ 2, Tổ chức cách ly tập trung, xét nghiệm những người từ nước ngoài về chưa thực hiện cách ly tập trung; tổ chức cách ly tại nhà đối với những người từ Đà Nẵng, Quảng Ngãi, vùng dịch về (nếu có biểu hiện bệnh thực hiện xét nghiệm sàng lọc); đối với những người từ bệnh viện, đi công tác, đi tàu xe về yêu cầu thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch (đeo khẩu trang trong vòng 14 ngày, thực hiện rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn để tự bảo vệ cho mình, gia đình mình và cộng đồng). Thứ 3, đối với phòng chống dịch nơi công cộng, cơ quan, doanh nghiệp, bệnh viện, từ ngày 28/7, khuyến khích các cá nhân tham gia các hoạt động ở nơi công cộng, hội nghị ở các cơ quan, công sở đông người thực hiện đeo khẩu trang. Thứ 4, về xét nghiệm, đề nghị Sở Y tế triển khai xét nghiệm cho các bệnh nhân có triệu chứng liên quan đến viêm đường hô hấp, triệu chứng bệnh gần với COVID-19; các đối tượng cách ly tập trung. Thứ 5, về các đối tượng nhập cảnh, đề nghị công an nắm chắc các đối tượng nhập cảnh trái phép, yêu cầu phải cách ly tập trung; tăng cường đấu tranh xử lý các loại tội phạm đưa người nước ngoài về không qua kiểm soát của hệ thống nhập cảnh nhà nước. Thứ 6, về phòng chống dịch trong nhà trường, khuyến cáo không đi du lịch trong thời gian này; trong giờ học thực hiện đeo khẩu trang. Thứ 7, thường xuyên tiêu độc, khử trùng tại các bệnh viện, nhất là ở khoa hô hấp; các sân bay, trên máy bay, xe khách, tàu hoả - những nơi có nguy cơ cao, Sở Y tế sẽ giám sát và hỗ trợ về chuyên môn. Thứ 8, đề nghị Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, huyện, Thị xã, thành phố tích cực tuyên truyền phòng chống dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thứ 9, liên quan đến các điều kiện phòng chống dịch (vật tư, kinh phí), yêu cầu Sở Y tế tổng hợp các vật tư, hoá chất để có báo cáo đề xuất với tinh thần chủ động tích cực nhưng phải tiết kiệm, dự báo trúng để đáp ứng công tác phòng chống dịch chủ động, hiệu quả.

Đồng chí Chủ tịch UBND Tỉnh khẳng định:Tinh thần chống dịch phải như chống giặc, kỷ luật phải nghiêm. Nếu đơn vị, địa phương nào chủ quan, lơ là phải xử lý nghiêm túc; cần tập trung tinh thần cao độ để chống dịch và chính thức kích hoạt hệ thống phòng chống dịch Covid -19.
Thanh Dung

Hội nghị trực tuyến triển khai các biện pháp phòng chống Covid-19 trong tình hình mới

Sáng ngày 27/7/2020, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống COVID-19 trong tình hình mới. Các đồng chí Nguyễn Đình Xứng - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh; Phạm Đăng Quyền - Tỉnh uỷ viên, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh, đồng chủ trì hội nghị trực tuyến với các điểm cầu tại các huyện, thị xã, thành phố.

covid19.jpg


Tham dự họp trực tuyến tại điểm cầu Thị xã Bỉm Sơn có đồng chí: Bùi Huy Hùng - Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND Thị xã, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Thị xã; Các đồng chí trong Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid -19 Thị xã.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe Giám đốc Sở Y tế báo cáo công tác phòng chống dịch Covid – 19 trên địa bàn Thanh Hóa 6 tháng đầu năm và đề xuất các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch trong tình hình mới. Theo đó, việc phát hiện các ca bệnh trong cộng đồng tại Đà Nẵng và Quảng Ngãi, nguồn gốc lây nhiễm chưa xác định, trong khi Thanh Hóa và Đà Nẵng là hai địa phương có sự giao lưu sâu, rộng trong nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch... lượng người đi lại giữa hai tỉnh trong thời gian qua là rất lớn (nhất là từ khi mở cửa du lịch nội địa)nên nguy cơ dịch xâm nhập và lây lan ở Thanh Hóa là có thể xảy ra. Trên cơ sở nhận định tình hình dịch, Sở Y tế tỉnh đã đề xuất 6 biện pháp cấp bách phòng chống dịch trong tình hình mới.

Sau khi nghe báo cáo của Sở Y tế, các đại biểu đã bàn các giải pháp giám sát, cách ly đối với những người trở về từ vùng dịch; hạn chế tiếp xúc với những người từ vùng dịch về; phân loại đối tượng để tổ chức cách ly; nhận định đúng các yếu tố nguy cơ để chủ động các giải pháp ứng phó.
Kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Đình Xứng - Chủ tịch UBND Tỉnh nhấn mạnh nguy cơ lây lan dịch bệnh trên địa bàn tỉnh là rất cao bởi lưu lượng giao lưu giữa Đà Nẵng và Thanh Hoá lớn; tính chất dịch phức tạp, nguồn lây không xác định, là khó khăn lớn trong công tác phòng chống dịch. Thanh Hoá đã có kinh nghiệm bước đầu trong công tác phòng chống dịch; đã tăng cường cơ sở vật chất, các phương án ứng phó. Tuy nhiên, nếu không có sự chỉ đạo quyết liệt thì nguy cơ dịch lây lan trong cộng đồng sẽ rất cao.

Đồng chí Chủ tịch UBND Tỉnh đã đề ra một số biện pháp cần phải thực hiện ngay: Thứ nhất, phải khởi động lại ngay các Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 từ tỉnh đến huyện, xã, các tổ giám sát cộng đồng của xã, thôn (các tổ giám sát của xã, thôn “Đi từng ngõ, gõ từng nhà” để nắm chắc đối tượng có nguy cơ cao); duy trì chế độ trực của hệ thống y tế; chính thức kích hoạt công tác phòng chống dịch COVID-19. Thứ 2, Tổ chức cách ly tập trung, xét nghiệm những người từ nước ngoài về chưa thực hiện cách ly tập trung; tổ chức cách ly tại nhà đối với những người từ Đà Nẵng, Quảng Ngãi, vùng dịch về (nếu có biểu hiện bệnh thực hiện xét nghiệm sàng lọc); đối với những người từ bệnh viện, đi công tác, đi tàu xe về yêu cầu thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch (đeo khẩu trang trong vòng 14 ngày, thực hiện rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn để tự bảo vệ cho mình, gia đình mình và cộng đồng). Thứ 3, đối với phòng chống dịch nơi công cộng, cơ quan, doanh nghiệp, bệnh viện, từ ngày 28/7, khuyến khích các cá nhân tham gia các hoạt động ở nơi công cộng, hội nghị ở các cơ quan, công sở đông người thực hiện đeo khẩu trang. Thứ 4, về xét nghiệm, đề nghị Sở Y tế triển khai xét nghiệm cho các bệnh nhân có triệu chứng liên quan đến viêm đường hô hấp, triệu chứng bệnh gần với COVID-19; các đối tượng cách ly tập trung. Thứ 5, về các đối tượng nhập cảnh, đề nghị công an nắm chắc các đối tượng nhập cảnh trái phép, yêu cầu phải cách ly tập trung; tăng cường đấu tranh xử lý các loại tội phạm đưa người nước ngoài về không qua kiểm soát của hệ thống nhập cảnh nhà nước. Thứ 6, về phòng chống dịch trong nhà trường, khuyến cáo không đi du lịch trong thời gian này; trong giờ học thực hiện đeo khẩu trang. Thứ 7, thường xuyên tiêu độc, khử trùng tại các bệnh viện, nhất là ở khoa hô hấp; các sân bay, trên máy bay, xe khách, tàu hoả - những nơi có nguy cơ cao, Sở Y tế sẽ giám sát và hỗ trợ về chuyên môn. Thứ 8, đề nghị Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, huyện, Thị xã, thành phố tích cực tuyên truyền phòng chống dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thứ 9, liên quan đến các điều kiện phòng chống dịch (vật tư, kinh phí), yêu cầu Sở Y tế tổng hợp các vật tư, hoá chất để có báo cáo đề xuất với tinh thần chủ động tích cực nhưng phải tiết kiệm, dự báo trúng để đáp ứng công tác phòng chống dịch chủ động, hiệu quả.

Đồng chí Chủ tịch UBND Tỉnh khẳng định:Tinh thần chống dịch phải như chống giặc, kỷ luật phải nghiêm. Nếu đơn vị, địa phương nào chủ quan, lơ là phải xử lý nghiêm túc; cần tập trung tinh thần cao độ để chống dịch và chính thức kích hoạt hệ thống phòng chống dịch Covid -19.
Thanh Dung

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC