Truy cập

Hôm nay:
10200
Hôm qua:
7261
Tuần này:
38370
Tháng này:
114570
Tất cả:
6361318

Sôi nổi và đặc sắc Lễ hội Sòng Sơn – Ba Dội năm 2019

Ngày 31/3, tức 26/2 âm lịch, Lễ hội Sòng Sơn – Ba Dội năm 2019 đã được tổ chức ngay trong khuôn viên của đền. Đây là lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm nhằm tri ân công đức của Thánh Mẫu Liêu Hạnh, tưởng nhớ người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ.

SS5.png
Về dự Lễ hội có Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Đức – Phó Chủ tịch viện Hàn Lâm Khoa học và xã hội Việt Nam; Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tài Đông – Viện trưởng Viện Triết học, Viện Hàn Lâm Khoa học và xã hội Việt Nam. Về phía tỉnh Thanh Hóa, có đồng chí Hoàng Minh Tường – Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đại diện các ban, ngành liên quan. Về phía thị xã Bỉm Sơn, có đồng chí Nguyễn Tiến Thuận – Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã; đồng chí Bùi Huy Hùng – Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND Thị xã; các đồng chí Thường trực Thị ủy, HĐND, lãnh đạo UBND Thị xã; Trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp thị; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học; lãnh đạo các xã, phường trên địa bàn; các Bản hội và đông đảo du khách thập phương.
Sau nghi lễ dâng hương thể hiện sự trân trọng và lòng biết ơn tới Thánh Mẫu Liễu Hạnh – một trong bốn vị Thánh bất tử của dân tộc Việt Nam, các đại biểu và du khách thập phương đã được nghe đồng chí Mai Đình Lâm – Phó Chủ tịch UBND thị xã, Trưởng Ban tổ chức ôn lại nguồn gốc huyền thoại Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Theo truyền thuyết: Thánh Mẫu Liễu Hạnh là Tiên Chúa Quỳnh Nương con gái của Ngọc Hoàng Thượng Đế, vì phạm lỗi làm rơi chén ngọc trong một buổi Lễ chầu Thiên Đình nên bị đày xuống trần gian. Trải qua 3 lần thác sinh, Mẫu Liễu Hạnh - với quyền năng, công đức vô biên, tấm lòng thương yêu chúng sinh vô hạn, đã dạy cho nhân dân biết trồng dâu nuôi tằm, xua đuổi thú dữ, đánh tan kẻ thù xâm lấn bờ cõi. Cùng với Thần Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử thì Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian, được nhân dân tôn phong với cả 3 tư cách: Là Thánh – Thần - Phật; được suy tôn là “Mẫu Nghi thiên hạ”.
Diễn văn khai mạc cũng nêu rõ giá trị lịch sử to lớn của sự kiện vua Quang Trung Nguyễn Huệ dừng chân tại vùng đất Biện Sơn (nay là thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) để chiêu binh, luyện tướng, bàn bạc kế sách trước khi thần tốc tiến ra Thăng Long dẹp tan 29 vạn Quân Thanh xâm lược cách đây 230 năm, giành lại giang sơn, đất nước.
Thay mặt lãnh đạo Thị xã, đồng chí Bùi Huy Hùng – Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND Thị xã đã đánh trống khai hội. Tiếp đó là nghi thức tế lễ được cử hành một cách trang nghiêm. Chúc văn do nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Ngọc Quyền thể hiện đã gửi gắm những ước muốn và khát vọng của nhân dân, cầu mong Thánh Mẫu che chở gặp nhiều may mắn, tốt lành, cuộc sống hạnh phúc.
Sau phần lễ, nhân dân và du khách thập phương đã được thưởng thức màn múa rồng, múa lân rộn rã và đặc biệt là chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc của các nghệ sĩ đến từ Nhà hát chèo Hà Nội qua vở diễn “Thánh Mẫu Liễu Hạnh ngự đền Sòng”. Vở diễn đã tái hiện lại một cách sinh động về lịch sử hình thành đền Sòng Sơn. Tương truyền, vào khoảng năm Vĩnh Tộ đời vua Lê Thần Tông (1619 - 1628), thời tiết khắc nghiệt, không thể cấy hái, dân làng Cổ Đam, xã Hà Dương, huyện Hà Trung, phủ Tống Sơn phải bỏ làng đi nơi khác. Có một ông lão quyết tâm không rời làng và đã lập đàn cầu mưa. Qủa nhiên, trời đổ mưa, bà con lại quay về quê sinh sống. Ông lão được một Tiên Chúa báo mộng và trao cho một cây gậy tre. Ông lão cắm gậy tre xuống đất, ít lâu sau, cây gậy tre như có phép lạ, nảy lá, đâm măng và lớn lên thành bụi tươi tốt. Nhân dân trong vùng cho rằng đó là Thánh Mẫu Liễu Hạnh hiển linh để trợ giúp dân làng nên đã góp công, góp của xây dựng ngôi đền thờ Thánh Mẫu bên cạnh bụi tre thần. Tại đây Tiên Chúa Liễu Hạnh luôn ứng linh hiển thánh để khuyến thiện, trừ ác. Khả năng hóa phép của Tiên Chúa là vô biên khiến cho đông đảo dân chúng khắp vùng tôn sùng, kính phục.
Kết thúc phần hội, nghi lễ rước bóng Thánh Mẫu lên đèo Ba Dội được cử hành trong không khí trang nghiêm, thành kính với sự tham gia của các Bản hội và du khách thập phương. Với ý nghĩa rước Thánh Mẫu vãng lại cảnh xưa, đoàn kiệu xuất phát từ lễ đài, dọc theo con đường Thiên Lý lên nhà bia Ba Dội. Sau đó về dâng hương tại đền Chín giếng và xa giá hồi cùng làm lễ hoàn vị tại đền Sòng.
Lễ hội đền Sòng Sơn - Ba Dội 2019 là dịp để mỗi người dân trở về với cội nguồn, cùng ngưỡng mộ, trân trọng, thành kính trước Thánh Mẫu, các bậc tiền nhân và người anh hùng áo vải, để cùng nhau đoàn kết, xây dựng gia đình, quê hương và đất nước ngày càng giàu đẹp. Sự kiện càng thêm ý nghĩa khi diễn ra vào đúng thời điểm toàn tỉnh đang hướng tới kỷ niệm 990 năm danh xưng Thanh Hóa. Đây là dịp để giới thiệu và lan tỏa những giá trị lịch sử, văn hóa và du lịch của di tích đền Sòng Sơn, nơi đã được công nhận là điểm du lịch cấp Tỉnh.

Một số hình ảnh tại Lễ hội:

SS2.png

SS3.png
SS1.png

SS4.png

SS6.png

SS7.png

SS8.png

SS9.png
Hà Nghĩa

Sôi nổi và đặc sắc Lễ hội Sòng Sơn – Ba Dội năm 2019

Ngày 31/3, tức 26/2 âm lịch, Lễ hội Sòng Sơn – Ba Dội năm 2019 đã được tổ chức ngay trong khuôn viên của đền. Đây là lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm nhằm tri ân công đức của Thánh Mẫu Liêu Hạnh, tưởng nhớ người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ.

SS5.png
Về dự Lễ hội có Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Đức – Phó Chủ tịch viện Hàn Lâm Khoa học và xã hội Việt Nam; Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tài Đông – Viện trưởng Viện Triết học, Viện Hàn Lâm Khoa học và xã hội Việt Nam. Về phía tỉnh Thanh Hóa, có đồng chí Hoàng Minh Tường – Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đại diện các ban, ngành liên quan. Về phía thị xã Bỉm Sơn, có đồng chí Nguyễn Tiến Thuận – Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã; đồng chí Bùi Huy Hùng – Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND Thị xã; các đồng chí Thường trực Thị ủy, HĐND, lãnh đạo UBND Thị xã; Trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp thị; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học; lãnh đạo các xã, phường trên địa bàn; các Bản hội và đông đảo du khách thập phương.
Sau nghi lễ dâng hương thể hiện sự trân trọng và lòng biết ơn tới Thánh Mẫu Liễu Hạnh – một trong bốn vị Thánh bất tử của dân tộc Việt Nam, các đại biểu và du khách thập phương đã được nghe đồng chí Mai Đình Lâm – Phó Chủ tịch UBND thị xã, Trưởng Ban tổ chức ôn lại nguồn gốc huyền thoại Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Theo truyền thuyết: Thánh Mẫu Liễu Hạnh là Tiên Chúa Quỳnh Nương con gái của Ngọc Hoàng Thượng Đế, vì phạm lỗi làm rơi chén ngọc trong một buổi Lễ chầu Thiên Đình nên bị đày xuống trần gian. Trải qua 3 lần thác sinh, Mẫu Liễu Hạnh - với quyền năng, công đức vô biên, tấm lòng thương yêu chúng sinh vô hạn, đã dạy cho nhân dân biết trồng dâu nuôi tằm, xua đuổi thú dữ, đánh tan kẻ thù xâm lấn bờ cõi. Cùng với Thần Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử thì Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian, được nhân dân tôn phong với cả 3 tư cách: Là Thánh – Thần - Phật; được suy tôn là “Mẫu Nghi thiên hạ”.
Diễn văn khai mạc cũng nêu rõ giá trị lịch sử to lớn của sự kiện vua Quang Trung Nguyễn Huệ dừng chân tại vùng đất Biện Sơn (nay là thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) để chiêu binh, luyện tướng, bàn bạc kế sách trước khi thần tốc tiến ra Thăng Long dẹp tan 29 vạn Quân Thanh xâm lược cách đây 230 năm, giành lại giang sơn, đất nước.
Thay mặt lãnh đạo Thị xã, đồng chí Bùi Huy Hùng – Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND Thị xã đã đánh trống khai hội. Tiếp đó là nghi thức tế lễ được cử hành một cách trang nghiêm. Chúc văn do nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Ngọc Quyền thể hiện đã gửi gắm những ước muốn và khát vọng của nhân dân, cầu mong Thánh Mẫu che chở gặp nhiều may mắn, tốt lành, cuộc sống hạnh phúc.
Sau phần lễ, nhân dân và du khách thập phương đã được thưởng thức màn múa rồng, múa lân rộn rã và đặc biệt là chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc của các nghệ sĩ đến từ Nhà hát chèo Hà Nội qua vở diễn “Thánh Mẫu Liễu Hạnh ngự đền Sòng”. Vở diễn đã tái hiện lại một cách sinh động về lịch sử hình thành đền Sòng Sơn. Tương truyền, vào khoảng năm Vĩnh Tộ đời vua Lê Thần Tông (1619 - 1628), thời tiết khắc nghiệt, không thể cấy hái, dân làng Cổ Đam, xã Hà Dương, huyện Hà Trung, phủ Tống Sơn phải bỏ làng đi nơi khác. Có một ông lão quyết tâm không rời làng và đã lập đàn cầu mưa. Qủa nhiên, trời đổ mưa, bà con lại quay về quê sinh sống. Ông lão được một Tiên Chúa báo mộng và trao cho một cây gậy tre. Ông lão cắm gậy tre xuống đất, ít lâu sau, cây gậy tre như có phép lạ, nảy lá, đâm măng và lớn lên thành bụi tươi tốt. Nhân dân trong vùng cho rằng đó là Thánh Mẫu Liễu Hạnh hiển linh để trợ giúp dân làng nên đã góp công, góp của xây dựng ngôi đền thờ Thánh Mẫu bên cạnh bụi tre thần. Tại đây Tiên Chúa Liễu Hạnh luôn ứng linh hiển thánh để khuyến thiện, trừ ác. Khả năng hóa phép của Tiên Chúa là vô biên khiến cho đông đảo dân chúng khắp vùng tôn sùng, kính phục.
Kết thúc phần hội, nghi lễ rước bóng Thánh Mẫu lên đèo Ba Dội được cử hành trong không khí trang nghiêm, thành kính với sự tham gia của các Bản hội và du khách thập phương. Với ý nghĩa rước Thánh Mẫu vãng lại cảnh xưa, đoàn kiệu xuất phát từ lễ đài, dọc theo con đường Thiên Lý lên nhà bia Ba Dội. Sau đó về dâng hương tại đền Chín giếng và xa giá hồi cùng làm lễ hoàn vị tại đền Sòng.
Lễ hội đền Sòng Sơn - Ba Dội 2019 là dịp để mỗi người dân trở về với cội nguồn, cùng ngưỡng mộ, trân trọng, thành kính trước Thánh Mẫu, các bậc tiền nhân và người anh hùng áo vải, để cùng nhau đoàn kết, xây dựng gia đình, quê hương và đất nước ngày càng giàu đẹp. Sự kiện càng thêm ý nghĩa khi diễn ra vào đúng thời điểm toàn tỉnh đang hướng tới kỷ niệm 990 năm danh xưng Thanh Hóa. Đây là dịp để giới thiệu và lan tỏa những giá trị lịch sử, văn hóa và du lịch của di tích đền Sòng Sơn, nơi đã được công nhận là điểm du lịch cấp Tỉnh.

Một số hình ảnh tại Lễ hội:

SS2.png

SS3.png
SS1.png

SS4.png

SS6.png

SS7.png

SS8.png

SS9.png
Hà Nghĩa

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC