Truy cập

Hôm nay:
3846
Hôm qua:
4529
Tuần này:
8375
Tháng này:
128229
Tất cả:
6374977

Tai nạn giao thông: Nỗi đau người ở lại!

Trong 3 năm trở lại đây, trên địa bàn Thị xã đã xảy ra gần 30 vụ tai nạn giao thông, làm chết 31 người và thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Có thể thấy một điều chắc chắn rằng tai nạn giao thông luôn để lại hậu quả nghiêm trọng trong mỗi gia đình cũng như xã hội. Không chỉ gây thiệt hại tính mạng, thương tích cho người bị nạn mà còn là nỗi đau, sự ám ảnh đối với những người còn sống.

Chúng tôi tới thăm gia đình ông Phạm Văn Lương và bà Nguyễn Thị Hoa – Thôn Trung Sơn, phường Đông Sơn đúng vào lúc gia đình đang chuẩn bị ăn cơm. Đã 4 năm nay, bữa cơm của gia đình ông bà thiếu vắng bóng dáng người con trai cả là anh Phạm Văn Thực – sinh năm 1994. Anh đã mãi mãi ra đi sau vụ tai nạn giao thông khi vừa tròn 18 tuổi – khi cánh cửa cuộc đời đang rộng mở với bao ước mơ, hoài bão. Bà Nguyễn Thị Hoa – mẹ của người thanh niên xấu số chia sẻ: vụ tai nạn giao thông kinh hoàng cướp đi sinh mạng con trai bà xảy ra năm 2013, nhưng đến giờ bà vẫn chưa quên được cảm giác bàng hoàng khi nhận tin báo. Khi đó Thực đang học năm thứ nhất khoa sửa chữa ô tô của Trường trung cấp nghề Thanh Hóa. Anh dự định sau khi ra trường sẽ xin việc và phụ giúp bố mẹ nuôi người em trai đang tuổi ăn, tuổi học. Thế nhưng dự định ấy sẽ không bao giờ trở thành sự thật, giờ đây với công việc là phụ hồ, thu nhập cả hai vợ chồng chỉ khoảng 4 triệu đồng/tháng, ông bà Lương vừa phải phụng dưỡng mẹ già, vừa nuôi người con trai thứ đang là sinh viên năm thứ nhất Trường đại học kiến trúc Hà Nội, cuộc sống vô cùng khó khăn, vất vả. Rơm rớm nước mắt, bà Hoa nói: Cháu Thực mất gia đình tôi rất buồn và thương tiếc vì cháu người con trai hiền lành, hiếu thảo lắm. Như nuốt nước mắt vào trong, bà Hoa nhìn ra phía xa thở dài: Nhưng biết làm sao được bây giờ!
Phân tích về những nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông có thiệt hại nặng xảy ra trên địa bàn thị xã, Đại úy Phạm Tiến Khải – Phó đội trưởng Đội cảnh sát giao thông Công an thị xã cho biết: Hầu hết các vụ tai nạn giao thông đều do người điều khiển phương tiện không chú ý quan sát khi sang đường và tránh các phương tiện khác, không giữ khoảng cách an toàn với xe trước nên khi xảy ra sự cố thường không xử lý kịp thời.
Vẫn biết là tai nạn giao thông sẽ kéo theo những hệ lụy phía sau, song số vụ tai nạn giao thôngvẫn không ngừng tăng lên, số người tử vong vẫn không dừng lại, con số thiệt hại tài sản vẫn kéo dài. Nỗi đau “người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh” như của gia đình ông Lương bà Hoa có lẽ sẽ phần nào thức tỉnh mỗi chúng ta đừng để điều tai ác đó xảy ra, để được về quây quần bên mâm cơm gia đình sau mỗi ngày làm việc.
Bùi Nghĩa

Tai nạn giao thông: Nỗi đau người ở lại!

Trong 3 năm trở lại đây, trên địa bàn Thị xã đã xảy ra gần 30 vụ tai nạn giao thông, làm chết 31 người và thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Có thể thấy một điều chắc chắn rằng tai nạn giao thông luôn để lại hậu quả nghiêm trọng trong mỗi gia đình cũng như xã hội. Không chỉ gây thiệt hại tính mạng, thương tích cho người bị nạn mà còn là nỗi đau, sự ám ảnh đối với những người còn sống.

Chúng tôi tới thăm gia đình ông Phạm Văn Lương và bà Nguyễn Thị Hoa – Thôn Trung Sơn, phường Đông Sơn đúng vào lúc gia đình đang chuẩn bị ăn cơm. Đã 4 năm nay, bữa cơm của gia đình ông bà thiếu vắng bóng dáng người con trai cả là anh Phạm Văn Thực – sinh năm 1994. Anh đã mãi mãi ra đi sau vụ tai nạn giao thông khi vừa tròn 18 tuổi – khi cánh cửa cuộc đời đang rộng mở với bao ước mơ, hoài bão. Bà Nguyễn Thị Hoa – mẹ của người thanh niên xấu số chia sẻ: vụ tai nạn giao thông kinh hoàng cướp đi sinh mạng con trai bà xảy ra năm 2013, nhưng đến giờ bà vẫn chưa quên được cảm giác bàng hoàng khi nhận tin báo. Khi đó Thực đang học năm thứ nhất khoa sửa chữa ô tô của Trường trung cấp nghề Thanh Hóa. Anh dự định sau khi ra trường sẽ xin việc và phụ giúp bố mẹ nuôi người em trai đang tuổi ăn, tuổi học. Thế nhưng dự định ấy sẽ không bao giờ trở thành sự thật, giờ đây với công việc là phụ hồ, thu nhập cả hai vợ chồng chỉ khoảng 4 triệu đồng/tháng, ông bà Lương vừa phải phụng dưỡng mẹ già, vừa nuôi người con trai thứ đang là sinh viên năm thứ nhất Trường đại học kiến trúc Hà Nội, cuộc sống vô cùng khó khăn, vất vả. Rơm rớm nước mắt, bà Hoa nói: Cháu Thực mất gia đình tôi rất buồn và thương tiếc vì cháu người con trai hiền lành, hiếu thảo lắm. Như nuốt nước mắt vào trong, bà Hoa nhìn ra phía xa thở dài: Nhưng biết làm sao được bây giờ!
Phân tích về những nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông có thiệt hại nặng xảy ra trên địa bàn thị xã, Đại úy Phạm Tiến Khải – Phó đội trưởng Đội cảnh sát giao thông Công an thị xã cho biết: Hầu hết các vụ tai nạn giao thông đều do người điều khiển phương tiện không chú ý quan sát khi sang đường và tránh các phương tiện khác, không giữ khoảng cách an toàn với xe trước nên khi xảy ra sự cố thường không xử lý kịp thời.
Vẫn biết là tai nạn giao thông sẽ kéo theo những hệ lụy phía sau, song số vụ tai nạn giao thôngvẫn không ngừng tăng lên, số người tử vong vẫn không dừng lại, con số thiệt hại tài sản vẫn kéo dài. Nỗi đau “người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh” như của gia đình ông Lương bà Hoa có lẽ sẽ phần nào thức tỉnh mỗi chúng ta đừng để điều tai ác đó xảy ra, để được về quây quần bên mâm cơm gia đình sau mỗi ngày làm việc.
Bùi Nghĩa

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC