Truy cập

Hôm nay:
4149
Hôm qua:
4094
Tuần này:
25058
Tháng này:
101258
Tất cả:
6348006

Tăng cường quản lý vận chuyển, giết mổ, chế biến, tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn

Sau gần hai tháng xâm nhập vào thị xã Bỉm Sơn (từ ngày 21/5/2019), dịch tả lợn Châu Phi đã lan rộng tại 6 phường, xã, gây thiệt hại khá nặng nề cho ngành chăn nuôi. Tính đến ngày 07/7/2019, trên địa bàn Thị xã đã có 38 hộ chăn nuôi lợn theo hình thức gia trại có lợn bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi, tiêu hủy 757 con lợn với trọng lượng 45.929 kg

Để chủ động triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, nhất là bệnh dịch tả lợn Châu Phi, Thị ủy, UBND thị xã đã chỉ đạo các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm các quy định về thú y, an toàn thực phẩm. Trong đó tập trung triển khai quyết liệt các các nội dung, như: Tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến các tổ chức, cá nhân chăn nuôi, buôn bán, giết mổ động vật, chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật không được giết mổ động vật chết, bị bệnh để chế biến thực phẩm; chỉ vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm động vật có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan Thú y kiểm soát; đối với người tiêu dùng chỉ mua thịt gia súc, gia cầm có nguồn gốc xuất xứ, có dấu xác nhận của cơ quan thú y; phải mua bán thực phẩm đúng nơi quy định, không mua bán tại các chợ, tụ điểm kinh doanh tự phát lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông, không đảm bảo thực phẩm. Chính quyền các cấp tăng cường công tác quản lý hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm; chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống hiệu quả tình trạng buôn bán, giết mổ động vật chết, mắc bệnh để sử dụng làm thực phẩm; đảm bảo 100% cơ sở giết mổ nhỏ lẻ phải có kiểm soát của Thú y; Tổ chức ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn đối với cơ sở giết mổ nhỏ lẻ; Kiên quyết xóa bỏ các cơ sở thu gom giết mổ trái phép, không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; xóa bỏ các tụ điểm kinh doanh, buôn bán lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè… Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm trong hoạt động vận chuyển, kinh doanh, giết mổ theo quy định; Tiếp tục duy trì hoạt động của các chốt kiểm dịch động vật tại các ổ dịch và các trục giao thông.

Song, để thực hiện hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh nguy hiểm này thì sự vào cuộc của người chăn nuôi đóng vai trò rất lớn. Theo các chuyên gia, một số giải pháp phòng chống dịch tả lợn Châu Phi mà các hộ chăn nuôi lúc này cần phải nắm rõ là thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học,

các biện pháp phòng bệnh tổng hợp... Đàn lợn khi phát hiện nghi nhiễm, mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi cần lấy mẫu xét nghiệm xác định nguyên nhân bệnh, nếu xác định dương tính, không thực hiện điều trị lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh. Cần báo cáo ngay chính quyền địa phương và thú y cơ sở để tiêu hủy sớm toàn bộ đàn lợn, thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học. Trường hợp một ổ dịch là hộ chăn nuôi, gia trại, cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ không có dãy chuồng riêng biệt khi phát hiện lợn bị bệnh dịch tả lợn Châu Phi buộc phải tiêu hủy toàn đàn trong vòng 24 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính. Tại vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, chính quyền sở tại thực hiện trong vòng 48 giờ tiêu hủy đàn lợn bị bệnh có triệu chứng lâm sàng của dịch tả lợn Châu Phi mà không nhất thiết phải chờ có kết quả xét nghiệm nhằm ngăn chặn dịch bệnh phát tán, lây lan diện rộng.

Trước nguy cơ ngành chăn nuôi đang đứng trước “bạo bệnh”, các cấp, các ngành và cả hộ chăn nuôi, hộ kinh doanh, người tiêu dùng cần phải vào cuộc, xác định “chống dịch như chống giặc”. Có như vậy, dịch tả lợn Châu Phi mới có khả năng sớm bị dập tắt trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn.
Nguyễn Tới

Tăng cường quản lý vận chuyển, giết mổ, chế biến, tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn

Sau gần hai tháng xâm nhập vào thị xã Bỉm Sơn (từ ngày 21/5/2019), dịch tả lợn Châu Phi đã lan rộng tại 6 phường, xã, gây thiệt hại khá nặng nề cho ngành chăn nuôi. Tính đến ngày 07/7/2019, trên địa bàn Thị xã đã có 38 hộ chăn nuôi lợn theo hình thức gia trại có lợn bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi, tiêu hủy 757 con lợn với trọng lượng 45.929 kg

Để chủ động triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, nhất là bệnh dịch tả lợn Châu Phi, Thị ủy, UBND thị xã đã chỉ đạo các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm các quy định về thú y, an toàn thực phẩm. Trong đó tập trung triển khai quyết liệt các các nội dung, như: Tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến các tổ chức, cá nhân chăn nuôi, buôn bán, giết mổ động vật, chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật không được giết mổ động vật chết, bị bệnh để chế biến thực phẩm; chỉ vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm động vật có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan Thú y kiểm soát; đối với người tiêu dùng chỉ mua thịt gia súc, gia cầm có nguồn gốc xuất xứ, có dấu xác nhận của cơ quan thú y; phải mua bán thực phẩm đúng nơi quy định, không mua bán tại các chợ, tụ điểm kinh doanh tự phát lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông, không đảm bảo thực phẩm. Chính quyền các cấp tăng cường công tác quản lý hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm; chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống hiệu quả tình trạng buôn bán, giết mổ động vật chết, mắc bệnh để sử dụng làm thực phẩm; đảm bảo 100% cơ sở giết mổ nhỏ lẻ phải có kiểm soát của Thú y; Tổ chức ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn đối với cơ sở giết mổ nhỏ lẻ; Kiên quyết xóa bỏ các cơ sở thu gom giết mổ trái phép, không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; xóa bỏ các tụ điểm kinh doanh, buôn bán lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè… Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm trong hoạt động vận chuyển, kinh doanh, giết mổ theo quy định; Tiếp tục duy trì hoạt động của các chốt kiểm dịch động vật tại các ổ dịch và các trục giao thông.

Song, để thực hiện hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh nguy hiểm này thì sự vào cuộc của người chăn nuôi đóng vai trò rất lớn. Theo các chuyên gia, một số giải pháp phòng chống dịch tả lợn Châu Phi mà các hộ chăn nuôi lúc này cần phải nắm rõ là thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học,

các biện pháp phòng bệnh tổng hợp... Đàn lợn khi phát hiện nghi nhiễm, mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi cần lấy mẫu xét nghiệm xác định nguyên nhân bệnh, nếu xác định dương tính, không thực hiện điều trị lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh. Cần báo cáo ngay chính quyền địa phương và thú y cơ sở để tiêu hủy sớm toàn bộ đàn lợn, thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học. Trường hợp một ổ dịch là hộ chăn nuôi, gia trại, cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ không có dãy chuồng riêng biệt khi phát hiện lợn bị bệnh dịch tả lợn Châu Phi buộc phải tiêu hủy toàn đàn trong vòng 24 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính. Tại vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, chính quyền sở tại thực hiện trong vòng 48 giờ tiêu hủy đàn lợn bị bệnh có triệu chứng lâm sàng của dịch tả lợn Châu Phi mà không nhất thiết phải chờ có kết quả xét nghiệm nhằm ngăn chặn dịch bệnh phát tán, lây lan diện rộng.

Trước nguy cơ ngành chăn nuôi đang đứng trước “bạo bệnh”, các cấp, các ngành và cả hộ chăn nuôi, hộ kinh doanh, người tiêu dùng cần phải vào cuộc, xác định “chống dịch như chống giặc”. Có như vậy, dịch tả lợn Châu Phi mới có khả năng sớm bị dập tắt trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn.
Nguyễn Tới

Công khai kết quả TTHC

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC